Suy Niệm Thường Niên

Chúa nhật 24 Thường niên, năm A-2017

+ Khổng Nhuận +

 

Số 336. Chủ Nhật 24 Thường Niên - năm A.

Tha bảy mươi lần bảy 

 

 

Trích Tin Mừng theo Thánh Mat-thêu 18 : 21-22
Bấy giờ, ông Phê-rô đến gần Đức Giê-su mà hỏi rằng :
“Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần? Có phải bảy lần không ?”

Đức Giê-su đáp :
“Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy.”
Theo tục ngữ Việt Nam: Quá tam ba bận. Ý nói chỉ tha 3 lần thôi.
Phê-rô đặt giả sử tăng lên gấp đôi… tha tới 7 lần..!!!
Còn Thầy Giêsu tăng lên gấp mười lần: bảy mươi lần bảy…
Điều này mang tính lý thuyết và đầy lý tưởng. Hầu như không ai có thể thực hiện được.
Đào đâu ra một người sẵn sàng tha thứ cho kẻ xúc phạm mình tới 5 lần thôi.!!!
Khó lắm…một là đập cho hắn một trận… khiến hắn tởn tới già.
Hai là không làm gì được thì gặm nhấm nỗi bực bội khó chịu một thời gian… dài ngắn tùy mức độ nghiêm trọng…
Vấn đề quan trọng không phải là bao nhiêu lần…

Mà là Lối nhìn trước tình huống xúc phạm tới cá nhân mình.
Phản ứng đầu tiên: Ai cũng bức rức, khó chịu, bực mình…
Sau đó, chúng ta có thể phản ứng bằng nhiều cách tùy mỗi người:

Giận dữ: Đây là cách đáp trả ít tích cực nhất bởi vì ba lý do.
Thứ nhất, nó chứng tỏ là chúng ta coi những lời sỉ nhục đó và kẻ sỉ nhục chúng ta là quan trọng.
Thứ hai, nó chứng tỏ rằng lời xúc phạm đó có vài phần đúng.
Và thứ ba, khiến chúng ta bối rối và đau đớn.

Chấp nhận: Nếu lời xúc phạm ấy là đúng, đến từ người biết lý lẽ, và người đó có động lực tốt, vậy thì đó lời trần thuật về một điều thực tế, và hơn nữa, điều này có khả năng có ích cho chúng ta. Vậy cho nên, chúng ta không nên cảm thấy bị xúc phạm trước những lời góp ý của thầy cô, ba mẹ, hay bạn thân.

Hài hước: Sự hài hước là một phản ứng cực kỳ hữu dụng với ba lý do,
thứ nhất, làm nhẹ đi sự sỉ nhục,
thứ hai, kéo người xem (nếu có) về phía chúng ta
thứ ba, khuếch tán đi sự căng thẳng của tình huống.
Ta có thể phóng đại về sự xúc phạm như là một cách đùa giỡn với người đó có thể phù hợp,
“À, nếu cậu quen tôi từ lâu thì sẽ biết rằng tôi từng phạm phải lỗi còn lớn hơn thế này nữa kia.”

Lờ đi sự sỉ nhục:

Nếu tôi nghĩ người xúc phạm tôi chẳng đáng để tôi quan tâm.
Một câu chuyện nổi tiếng về đức Phật Thích Ca
Sau một tràng chửi rủa của Akkosina, Phật mới hỏi rằng ông ta
Khi ông biếu bánh trái hay đồ ăn để cho bạn bè mang về…nhưng nếu họ không nhận quà biếu đó, thì ai sẽ nhận?
- Nếu họ không nhận, thì tôi sẽ nhận lại chứ còn ai nữa.
- Cũng vậy, này Bà-la-môn, ông nhục mạ chúng tôi, nhưng chúng tôi không nhận. Vậy thì ông nhận lại; tất cả là thuộc về ông.

Quay về với con người đích thực của mình
Lâu lâu được nếm mùi xúc phạm. Đây cũng chính là cơ hội ngọc vàng để trở về với con người đích thực của mình.
Với Kitô hữu, tôi là con yêu dấu của Chúa, đầy Thần Khí sức mạnh của Ngài, nhờ đó tôi vượt qua cái tôi tương đối dễ dàng hơn. Thêm vào đó nhờ khối tình yêu của Chúa tôi bỏ qua, tha thứ… tương đối dễ dàng hơn.
Với Phật tử, chân tánh đích thực của tôi chính là Phật tánh…cũng  chính là tánh giác, tánh biết trung thực… không bị mê mờ điên đảo trước sân si thế gian…
Riêng tôi, tôi phản ứng thế nào trước sự xúc phạm???

September 16, 2017