dongcong.net
 
 

LỄ CHÚA THÁNH THẦN

+Lễ Chúa Thánh Thần

Lm. Jude Siciliano, OP

CVTĐ 2: 1-11; T.vịnh. 103; I Côrintô 12: 3b-7, 12-13; Gioan 20: 19-23

Tôi sống trong một cộng đoàn anh em dòng Đaminh. Giống như bạn và gia đình của bạn, chúng tôi có những thói quen của cộng đoàn: Như mỗi đêm sau giờ kinh tối và trước khi ăn tối, thì cùng nhau ngồi xem tin tức thế giới lúc 5:30 chiều. Tôi không biết tại sao chúng tôi làm như thế, có lẻ do tin tức những ngày này thật khủng khiếp! Quá nhiều đau khổ cho hàng triệu người - chúng tôi thường thở dài ngao ngán. Chắc các bạn cũng làm như thế phải không?

Các quảng cáo, rất nhiều, không cho chúng tôi nghỉ ngơi. Chúng tôi thường xuyên bình luận về tất cả những loại thuốc được quảng cáo dành cho chữa bệnh, hoặc cho người cao tuổi – Hình như các quảng cáo đó được gửi đến chúng tôi để nhắc nhở chúng tôi rằng chúng tôi đang già đi! (Ai mà cần được nhắc nhở!) Đôi khi tôi nghĩ tôi cần có một bằng dược sĩ để hiểu được những quảng cáo đó. Họ cho biết các tác dụng phụ của các thứ thuốc nhiều hơn là mô tả về thuốc và các lợi ích suy diễn của nó. Sau khi xem những quảng cáo đó, tôi nghĩ chúng ta nên tìm một chứng từ chính thức của ngành y .

Một số quảng cáo cũng khá bắt mắt; giống như một người phụ nữ nằm trên ghế sofa với một con voi đang ngồi trên cô. Chúng tôi biết rằng cô ấy bị bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính. Tôi không bao giờ biết bệnh đó là gì.

Có nhiều quảng cáo nói về chữa trị bệnh khó thở - hen suyễn, phế nang bị lổ rò, hoặc bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính. Quảng cáo hiển thị (và những tường thuật của người dùng) rằng bệnh phổi này có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ; họ có ít năng lực hơn và bị giới hạn không gian cư ngụ, giới hạn những nghành nghề làm việc. Cuộc sống bị hạn chế. Không cần quảng cáo trên truyền hình, chúng ta cũng biết hơi thở rõ ràng là quan trọng phải không? Ngay cả khi chúng ta chỉ bị cảm lạnh hoặc viêm phế quản, chúng ta cũng thấy khó thở, và có thể hạn chế các việc làm hàng ngày của chúng ta.

Hơi thở là một biểu tượng cho Chúa Thánh Thần trong Kinh Thánh. Kinh Thánh bắt đầu với câu chuyện của Chúa thổi hơi vào đất sét để tạo dựng nên con người đầu tiên. Loài người chúng ta bắt đầu từ hơi thở "ban sự sống" của Thiên Chúa và mỗi hơi thở của chúng ta là hồng ân của Ngài. Chúng ta hít vào, chúng ta thở ra - sống được là nhờ hơi thở của Thiên Chúa trong chúng ta. Điều này gợi cho chúng ta một tên khác của Chúa Thánh Thần - "Hơi thở Thánh của Đức Chúa".

Khi Chúa Jêsus chịu chết, cộng đoàn các môn đệ bị tan vỡ. Mặc dù tin Ngài sống lại, chúng ta thấy các môn đệ của Ngài mất hơi thở của niềm tin trong căn phòng đóng kín cửa và sợ hãi lo âu. Vào ngày phục sinh, Chúa Jêsus đã hiện hữu trong tâm trí họ khi Ngài mời gọi họ đi theo Ngài. Họ sẽ không thể loan bào tin mừng Ngài Phục Sinh nếu họ sống trong căn phòng kín cửa, mất hơi thở vì sợ hãi.

Khi Đức Kitô phục sinh hiện ra trước mặt họ, Ngài làm dịu đi nỗi sợ của họ bằng cách chúc bình an: "Bình an cho anh em" Đó là một hành vi tha thứ vì họ không ở với Ngài khi Ngài cần đến họ. Đó là hồng ân đầu tiên mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta mổi khi chúng ta tham dự bí tích Thánh Thể - món quà của hòa bình. Khi Ngài nói, "Bình an cho anh em" một lần nữa. Tại sao Ngài lại nói hai lần? Ngài có ý gì muốn nói với các môn đệ. Ngài sắp gửi các ông ra đi vào một thế gian không thân thiện đầy thù nghịch để chia sẻ lòng thương xót của Ngài. Thử nghỉ họ sẽ phải tha thứ cho kẻ thù, và loan báo tin mừng bằng lời nói và hành vi của họ để minh chứng tình yêu của Thiên Chúa cho tất cả mọi người. Thật vậy, tất cả mọi người: ngay cả những người buôn bán ma túy? Ngay cả các tù nhân tại nhà tù liên bang gần đó của chúng ta? Ngay cả những người đã làm hại chúng ta? Và còn bao nhiêu người khác nữa.

Tôi nghỉ rằng, khi các tông đồ được Chúa Giêsu giao cho nhiệm vụ đầy thử thách, họ thở hắt ra và cảm thấy hụt hơi. Một hơi thở hắt không có thuốc men nào có thể chữa khỏi. Những gì họ cần là bắt đầu một đời sống mới. Họ cần một hơi thở tiếp thêm sinh lực từ Thiên Chúa để ban năng lực cho họ. Điều họ cần là Đấng Tạo Hóa thổi hơi thở của Ngài trở lại vào đất sét vô hồn (là các môn đệ và chúng ta) để tạo ra các môn đệ trung thành của Chúa Giêsu – thành những con người mới - thành một cộng đoàn những người nhiệt tình, năng động và biết định hướng cho sứ mệnh mà Chúa Giêsu đã giao cho họ.

Nhiệm vụ của giáo hội không phải là sống đằng sau cánh cửa đóng kín. Như ngoài xã hội trong lúc này muốn có sự an toàn có thể làm việc không mệt mỏi cho những thăng trầm của thị trường chứng khoán; để băng qua một con phố đông đúc; cài đặt một hệ thống an ninh trong nhà mình. Nhưng, khi là môn đệ của Chúa Giêsu, chúng ta không được tìm một cách sống an toàn. Vì như thế không thể là một Kitô hữu được. Khi Chúa Giêsu thổi hơi trên các tông đồ, đó chính là hơi thở sự sống của Đức Chúa, để hình thành những con người mới được tái sinh và một cộng đồng tín hữu, trung thành và tràn đầy năng lực.

Bà Patricia Sanchez giáo sư của một đại học Công Giáo đã kể câu chuyện này khi bà bình luận về ngày lễ hôm nay. Bà hỏi các sinh viên của mình xem đức tin của họ có đáng chia sẻ được cho người khác hay không. Thì một sinh viên trả lời như sau: "Nếu tôi yêu một người nào, hay một vật gì, thì tôi muốn chia sẻ điều tôi có với họ. Nếu tôi đang yêu, thì tôi không thể chờ đợi để nói với người khác biết. Vì thế, nếu tôi yêu thân phận Kitô hữu của mình, tôi sẽ chia sẽ hồng ân mà tôi được nhận lảnh đó cho người tôi yêu". Bà Sanchez rất ngạc nhiên và thích thú về câu trả lời này.

Những người thở bằng hơi thở của Chúa Thánh Thần không phải là những người sống ngoài cuộc. Họ không sống trong phòng có những cánh cửa bị khóa kín vì sợ hãi. Khi có dịp để chia sẻ đức tin họ sẽ làm ngay. Khi thấy sự bất công xuất hiện, họ lập tức hành động. Khi có ai lâm cảnh đau buồn, họ ngồi bên cạnh và an ủi. Khi một người bạn cùng lớp bị bắt nạt, họ đứng bên cạnh yểm trợ. Khi có một nhân viên mới vào nhận việc, họ giúp đỡ và hướng dẫn tận tình. Khi có ai làm phiền, họ sẽ tha thứ, ngay cả trước khi người kia xin lỗi. Khi họ phãi ra quyết định những việc quan trọng; để thực hiện, họ chọn những việc dễ thương nhất.

Không một hình ảnh nào có thể diễn tả được Chúa Thánh Thần. Ngày nay Ngài được mô tả như là một hơi thở ban sự sống. Nếu chúng ta đang đối mặt với vấn đề đang thử thách đức tin của chúng ta, năng lực của chúng ta bị tiêu hao, và làm chúng ta nín thở, thì đây chính là lúc dâng lời cầu nguyện mà không cần phải nói bằng lời, nhưng bằng một cử chỉ: Hãy hít vào, và đồng thời với lời cầu nguyện - "Xin Chúa Thánh Thần ngự đến".


Chuyển ngữ: FX. Trong Yên, OP


PENTECOST -B-
Acts 2: 1-11; Ps. 104; I Cor 12: 3b-7, 12-13; John 20: 19-23


I live in a community of Dominican Friars. Like you and your families, we have our rituals. Each night after evening prayer and before dinner, we sit down to watch the 5:30 world news. I don’t know why we do, because the news these days is terrible! So much suffering for so many millions – we often groan after some of the reports we see and hear. Don’t you?

The commercials, which are many, don’t give us a break. We frequently comment about all those medicines that are advertised for sick, or elderly people – they seem to be addressed to us to remind us that we are getting older! (Who needs to be reminded!) Sometimes I think I need a degree in pharmacy to understand those commercials. The listing of their-side effects takes longer than the description of the medicines and their hoped-for benefits. After watching those ads, I think we should get credits from a medical school.

Some of those commercials are also quite eye-catching; like the one of the woman lying on the sofa with an elephant sitting on her. We learned that she has COPD, chronic obstructive pulmonary disease. I never knew what that was.

More than one commercial is about people who have trouble breathing – asthma, emphysema, or COPD. The ads show (and people report) that these lung diseases can affect a person’s quality of life; they have less energy and are limited in what they can do. They are forced to live confined lives. Well, we don’t need TV commercials to tell us about the importance of breathing clearly, do we? Even if we just have a cold, or bronchitis, we know that difficulty breathing can restrict our daily activities and make them hard to perform them.

Breath is a symbol in the Bible for the Holy Spirit. The Bible begins with the story of God breathing into clay to form the first human. We humans began through the "life-giving" breath of God and each breath we take is an ongoing gift. We breathe in, we breathe out – alive because of God’s breath in us. Which suggests another name for the Holy Spirit – the "Holy Breath of God."

When Jesus was killed the community was shattered. Even though there was word he had risen, we find his disciples, on the very day of the resurrection, breathless in fear and locked behind closed doors. That is not what Jesus had in mind when he called them to follow him. They are not going to spread the news of him if they are all locked up, short of breath.

When the risen Christ appears before them he calms their fears by offering them peace: "Peace be with you." It was an act of forgiveness for their failure to stand with him when he needed them. It is the first gift he gives us as we begin each Eucharist – the gift of peace. Then he says, "Peace be with you" again. Why does he say it a second time? Because he has something in mind for them. He is about to send them out into an unfriendly, hostile, world to share his mercy. Imagine – they will even have to forgive enemies, and to announce the news through their words and actions of God’s love for all people. All people: even drug dealers? Even inmates at our nearby federal prison? Even the people who have wronged us? Yes, and many more.

I suspect, when they heard that challenging mission, they gasped and fell short of breath. A shortness of breath no prescription medicine could cure. What they needed was a new start in life. They needed an invigorating breath from God. They needed was their Creator God to breathe again into lifeless clay and create faithful disciples of Jesus – new human beings – and a community of people with enthusiasm, energy and direction for the mission Jesus was giving them.

Hiding behind closed doors is not the mission of the church. Playing it safe might work these days for the ups and downs of the stock market; for crossing a busy street; installing a security system in our homes. But, not for being a disciple of Jesus. Playing it safe is not the game plan for Christians. When Jesus breathed upon his disciples God was breathing into clay again, forming renewed human beings and an energized, faithful community of believers.

Patricia Sanchez once told this story in her commentary on today’s feast. A teacher at a Catholic University asked her students if they thought their faith was worth sharing. One student’s response struck the teacher, "If you love someone, or something, enough you want to share it. If you are in love you can’t wait to tell others. So, if you love what it means to be a Christian, it makes all the difference in the world that you give this gift to someone you love."

People who breathe with the breath of the Spirit are not bystanders in life. They don’t live behind locked doors in fear. When an opportunity to share their faith arises, they speak up. When an injustice has been done, they act on it. When someone is grieving, they sit with them in consolation. When a classmate is bullied, they stand alongside them. When a new worker shows up on the job, they help them get oriented. When a wrong is done them they forgive, even before being asked. When they have important choices to make, they choose the most loving one.

No one image can capture the Holy Spirit. Today it is described as a life-giving breath. If we are facing an issue these days that is testing our faith, draining our energy, and leaving us short of breath, then here is a prayer we can say, not in words, but with a gesture: Breathe in, and with each breath, pray this ancient prayer – "Come Holy Spirit come."

+ +

CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG 27-5-12
Cv sđ 2: 1- 11; Tv 104; I Côrintô 12: 3b-7, 12-13;
Gioan 20: 19-33
Lm. Jude Siciliano, OP

CHÚNG TA NHỜ THẦN KHÍ MÀ TIẾN BƯỚC-

Thật khó chịu khi ai đó thất hứa phải không? Quý vị nghe lời ai đó, tin vào những lời họ đã hứa, nhưng rồi họ lại không thực hiện lời hứa với quý vị. Có những người đã thất hứa quá nhiều lần trong đời đến độ họ đã có thể tạo một thư mục riêng với tên “Những lời hứa không được tôn trọng” trong máy tính của mình. Mở thư mục đó ra và đọc những tập tin có thể dễ dàng khiến những giọt nước mắt rơi và những nỗi đau hiện rõ trên gương mặt.

Thiên Chúa là Đấng giữ lời hứa. Đức Giêsu đã chứng minh rằng Thiên Chúa thực hiện những lời hứa khi xưa đã cam kết với dân Israel nghèo khổ. Kiểu đưa ra lời hứa không dừng lại với cuốn sách cuối cùng của Kinh Thánh Cựu Ước. Những lời hứa vẫn còn tiếp diễn trong Tân Ước.

Hôm nay, chúng ta cử hành một lời hứa khác đã được đưa ra và đã thực hiện. Chẳng hạn, ông Gioan Tẩy giả đã hứa “…có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến … Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần” (Lc 3,16). Trước khi về trời, Đức Kitô Phục sinh đã hứa với nhóm mười một Tông đồ rằng: "Phần Thầy, Thầy sẽ gửi cho anh em điều Cha Thầy đã hứa. Còn anh em, hãy ở lại trong thành, cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống" (Lc 24,48-49). Thêm một lần nữa, Thiên Chúa đã thấy được nhu cầu của chúng ta nơi Đức Kitô và Người đã giữ lời. Hôm nay, chúng ta mừng kính việc Thần Khí ngự xuống trên các Tông đồ và 120 môn đệ (1,15). Tất cả mọi người đang quy tụ ở đó được đầy Thánh Thần như lời đã hứa: "Ta sẽ đổ thần khí Ta trên hết thảy người phàm. Con trai con gái các ngươi sẽ trở thành ngôn sứ, người già được báo mộng, thanh niên thấy thị kiến. Trong những ngày đó, Ta cũng sẽ đổ thần khí Ta trên tôi nam tớ nữ.” (Ge 3,1-2).

Lễ Ngũ Tuần là một trong ba ngày lễ trọng của người Do Thái. Lễ này kỷ niệm mùa thu hoạch và diễn ra bảy tuần sau khi bắt đầu mùa thu hoạch. Sách Dân số gọi ngày lễ này là “lễ các Tuần” và “ngày hoa trái đầu mùa” (28, 26-31). Lễ này mang một ý nghĩa lịch sử và trở thành ngày kỷ niệm việc Môsê đón nhận Luật. Trong khi ngày lễ người Do Thái đã cử hành nhỏ hơn, thì với biến cố chúng ta mừng kính hôm nay, việc Thần Khí ngự đến, Lễ Ngũ Tuần nay trở thành một ngày lễ trọng đối với các Kitô hữu.

Hãy nhìn những gì đã xảy đến rất nhanh cho nhóm các môn đệ đang tụ họp: Việc Thần Khí ngự xuống trên các ông, ơn nói các thứ tiếng, bài giảng của Phêrô và việc thành lập Giáo hội. Đang khi các kỳ mục trong các bản văn Hippri (1Sm 10,3) diễn giảng một cách xuất thần dưới sự thúc đẩy của Thần Khí Thiên Chúa (“lời tiên tri”), thì hôm nay chúng ta mừng kính việc Thần Khí Đức Giêsu trao cho Giáo hội còn non yếu quyền năng tự tỏ bày cho các dân tộc để họ nhận biết Giáo hội.

Kinh thánh cho chúng ta biết rằng khi con người, lòng đầy kiêu hãnh, đã toan tính xây tháp Babel thì họ có sự bất đồng về ngôn ngữ. Ngày nay, lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống hiệp nhất lại và với Thần Khí, Giáo hội ra đi rao giảng Tin Mừng – bằng chứng là Phêrô diễn thuyết ngay sau khi Thần Khí ngự đến. Phêrô giải thích rõ những gì đang diễn ra cho dân, những người đang bị tiếng động thu hút và họ nghe các môn đệ “nói tiếng của họ” (2,6). Sự tương phản trước và sau rất rõ ràng. Trước khi Thần Khí ngự đến, nhóm các môn đệ chỉ là một tập hợp các môn đệ bị phân tán và bối rối. Sau khi Thần Khí ngự đến, các ông đã trở nên can đảm và có thể nói năng lưu loát, sẵn sàng đáp lời mời gọi ban đầu của họ, trở nên “những kẻ chài lưới người”.

Biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống không liên quan đến tính cách thực sự và mẫu mực của các môn đệ đầu tiên. Các ông đã tỏ ra mình là một nhóm người vô dụng và pha tạp. Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống không ca ngợi những công trạng của họ và phần thưởng đạt được, nhưng lễ này tán dương những gì Thiên Chúa đã thực hiện và còn tiếp tục thực hiện – hoàn trọn những lời hứa. Nơi vị Thầy và Chúa của mình là Đức Giêsu, những hồng ân tự nhiên của Giáo hội sơ khai không đủ để loan truyền niềm tin của các ông cho toàn thế giới. Thực vậy, một khi được Thần Khí hướng dẫn và xác nhận, Thiên Chúa có thể dùng nhóm các môn đệ pha tạp để loan truyền Tin Mừng khắp thế giới nhờ hồng ân của Thần Khí để nói bằng “ngôn ngữ riêng của mình về những hoạt  động mạnh mẽ của Thiên Chúa”.

Quý vị còn nhớ mùa Vọng và Giáng Sinh chứ? Có vòng hoa mùa Vọng, những cây thông trong thánh đường và cả nơi máng cỏ. Còn vào mùa Phục sinh, chúng ta đã có Ngọn nến Phục sinh được thắp sáng và dòng nước tuôn chảy. Nhưng chúng ta sẽ dùng biểu tượng nào cho ngày lễ  hôm nay – ngoài phẩm phục màu đỏ và “những hình lưỡi lửa mà thánh Luca diễn tả việc Thần Khí ngự xuống tại phép rửa của Đức Giêsu khi đi xuống dưới “hình dạng vô hình như chim bồ câu” (3,22), vì chim bồ câu thường là biểu tượng cho Thần Khí trong nghệ thuật và kiến trúc tôn giáo. Đó là một hình ảnh dễ thương và diễn tả phần nào sự dịu hiền của Thiên Chúa đang đến giữa chúng ta. Gợi lại hình ảnh chim bồ câu đến với ông Nôe như là một dấu chỉ bình an và cho biết trận lụt đã kết thúc. Trong Tân Ước, chim bồ câu là lễ vật của người nghèo tại Đền thờ. Nếu Thần Khí ngự xuống trên Đức Giêsu dưới “hình dạng hữu hình như chim bồ câu” thì đó là Tin Mừng sử dụng một biểu tượng cho thấy tấm lòng của Thiên Chúa ở với người nghèo.

Tuy nhiên, chúng ta không gặp thấy hình ảnh chim bồ câu hiền lành trong biến cố  lễ Ngũ Tuần mà chúng ta mừng kính hôm nay. Thay vào đó, chúng ta có được một câu chuyện sống động và đầy lý thú cùng với một âm thanh tựa như tiếng gió đang thổi mạnh, những hình lưỡi lửa và ngay đó hoạt động náo nhiệt của cộng đoàn. Thần Khí hôm nay náo nhiệt, rất công khai, đầy thương cảm và có những dấu hiệu chung đi kèm.

Nếu chúng ta tìm một biểu tượng cho ngày hôm nay thì chúng ta sẽ quay trở  lại Tin Mừng và tường thuật của thánh Gioan về  biến cố này. Sau khi ban lời bình an cho các môn  đệ đang còn trong sợ hãi, Đức Giêsu cho các  ông xem những vết thương của Người. Rồi Người thổi hơi vào các ông và ban cho các ông Thần Khí  của Người. Tôi không biết chúng ta sẽ diễn tả  hai biểu tượng này bằng cách nào – những vết thương và hơi thở.

Nhưng tôi chắc rằng một trong hai biểu tượng này đã được trưng bày đầy đủ trong nhà thờ hay nguyện đường của chúng ta – Đức Kitô bị thương tích treo trên thập giá. Đó là một hình ảnh chúng ta không thể bỏ qua trong dịp lễ lớn này. Những vết thương của Đức Giêsu luôn ở trước mắt khi chúng ta thờ phượng và sẽ luôn ở trong tâm trí khi chúng ta rời khỏi nơi thờ phượng để trở về với cuộc sống thường ngày. Các môn đệ Đức Kitô là những người mang thương tích của Đức Kitô, Đấng đã trao cuộc sống của mình vào tay chúng ta – và chúng ta đã đóng đinh Người vào thập giá. Hiện giờ, Người lại trao cuộc sống của mình vào tay chúng ta – lần này là với hơi thở của Thần Khí Người. Đó là Thần Khí chúng ta đã nghe biết ngay khởi đầu Tin Mừng của thánh Gioan, Đức Giêsu cho chúng ta biết Thần Khí ‘muốn thổi đâu thì thổi” (3,8).

Nếu không có hơi thở, chúng ta sẽ chết. Hơi thở của Đức Giêsu là biểu tượng tốt lành cho chúng ta hôm nay. Nếu chúng ta ý thức hơn trong suốt những ngày sống của mình, thì khi hít thở, chúng ta sẽ nhớ rằng Thiên Chúa ở gần với chúng ta hơn là chính hơi thở của chúng ta. Vì thế, hãy tập trung vào hơi thở của mình ít phút mỗi ngày, hãy mời Thần Khí  bước vào cuộc sống chúng ta đầy tràn hơn mỗi khi chúng ta hít thở. Chúng ta có thể cầu nguyện “Lạy Thần Khí của Đức Giêsu, xin ngự đến” khi chúng ta hít vào. Thần Khí không chỉ ngự đến “những nơi thánh” mà chúng ta họ nhau thờ phượng, nhưng còn hiện diện với chúng ta “ở ngoài kia”, Người thở trong chúng ta và hướng dẫn chúng ta đến những nơi chúng ta không mong đợi và đầy kinh ngạc để phục vụ Đức Chúa.

Thế giới chúng ta cần những chứng nhân cho tình yêu mà Đức Giêsu đã loan truyền và biểu lộ trên cây thập giá. Chúng ta là một Giáo hội đầy tràn Thần Khí và  phải vượt trên những rào cản về chủng tộc, giới tính, tầng lớp kinh tế, ngôn ngữ và văn hóa. Thiên Chúa cần chúng ta và ban cho chúng ta Thần Khí  để như Đức Giêsu, chúng ta có thể loan báo tình yêu và bình an của Thiên Chúa cho thế giới qua lời nói và hành động của mình. Sau hết, chúng ta có được hơi thở rất sống động và can đảm mà Đức Giêsu đã có  Thần Khí  của Thiên Chúa.             

 

Lm. Jude Siciliano, OP

Chuyển ngữ:: Anh em HV Đaminh Gò-Vấp

PENTECOST DAY (B) - MAY 27, 2012
Acts 2: 1- 11; Psalm 104; I Corinthians 12: 3b-7, 12-13; John 20: 19-33
By Jude Siciliano, OP

Isn’t it awful when someone breaks a promise? You took someone’s word, relied on what they promised and then, they weren’t there for you. Some people have had promises broken so many times in their lives that they could keep a separate folder entitled, "Broken Promises" in their computer. Opening that folder and reading the files in it could easily bring tears and hard pains to the surface.

God is a promise-keeper. Jesus is the proof that God’s promises, made a long time ago to the needy people of Israel, are kept. The pattern of promise-making didn’t stop with the last book of the Hebrew Scriptures. The promises continued in the New Testament.

Today we celebrate another promise made and kept. For example, John the Baptist promised, "… there is one to come who is mightier than I….He will baptize you with the Holy Spirit" (Luke 316). The risen Christ, speaking to the Eleven, before he was taken up to heaven, promised, "See. I send down upon you the promise of my Father. Remain here in the city unto you are clothed with power from on high" (24:48-49). Once again our God has seen our need and, in Christ, keeps a promise. Today we celebrate the coming of the Spirit to the apostles and the 120 disciples (1:15). All gathered were filled with the Spirit just as promised. "I will pour out my Spirit upon all humans. Your sons and daughters will prophesy your old men shall dream dreams, your young men shall see visions. Even upon the servants and the handmaids, in those days, I will pour out my spirit"(Joel 3:1).

Pentecost was one of three major Jewish festivals. It celebrated the harvest and occurred seven weeks after the beginning of the grain harvest. The Book of Numbers (28:26-31) calls it the "feast of weeks" and the "day of first fruits." It took on a historical significance and became the anniversary of the giving of the Law to Moses. While it was a lesser Jewish feast, because of the event we celebrate today, the coming of the Spirit, Pentecost became an important feast for Christians.

Look what happened very rapidly for the gathered disciples: the descent of the Spirit upon them, the gift of tongues, Peter’s speech and the formation of the Church. While the elders in the Hebrew texts (1 Samuel 10:5 ff) spoke in ecstatic speech under the impulse of God’s Spirit ("prophecy"), today we celebrate Jesus’ Spirit empowering the fledgling church to address herself to all nations and to be understood by them.

The Bible tells us that when humans, filled with pride, attempted to build the tower of Babel, there were division and a multitude of unintelligible languages. Now, Pentecost restores unity and, with the Spirit, the church goes out to preach the gospel – witness Peter’s discourse right after the Spirit comes. Peter clarifies what was happening for the people who were attracted by the sound and who heard the disciples "speaking in their own language" (2:6). The before-and-after contrast is strong. Before the coming of the Spirit the assembled disciples were a shattered and confused collection of would-be disciples. After the Spirit came the group became bold and articulate, ready to respond to their original calling, to be "fishers of people."

The Pentecost event has nothing to do with the sterling and exemplary character of the first disciples. They had shown themselves to be a hapless and motley group. This feast isn’t celebrating their merits and earned reward, but what God had done and continues to do – fulfill promises. The native gifts of the early church were not enough to spread their faith in their teacher and Lord, Jesus, to the whole world. Instead, guided and affirmed by the Spirit, God was able to use the diverse group of disciples to spread the gospel through the whole world by the Spirit’s gift to speak in "our own tongues of the mighty acts of God."

Remember Advent and Christmas? There were the Advent wreath, pine trees in the sanctuary and then the manger. At Easter we had the lighted Paschal Candle and flowing water. But what symbols should we use for today’s feast – besides the red vestments and the "tongues as of fire? Luke describes the coming of the Spirit at Jesus’ baptism as descending "invisible form like a dove" (3:22), so the dove has often been the symbol for the Spirit in religious art and architecture. That’s a lovely image and it captures the gentleness of God’s coming among us. Recall the appearance of the dove to Noah as a sign of the Flood’s ending and peace. In the New Testament the dove is the offering of the poor at the Temple. If the Spirit descended on Jesus "in visible form like a dove" it shows the gospel using a symbol that identifies where God’s heart lies – with the poor.

But we don’t meet the gentle dove in today’s Pentecost event from Acts. Instead, we get a vivid and action-packed story with a sound like a driving wind, tongues of fire and immediate animated activity by the community. Today’s Spirit is noisy, very public, felt and accompanied by public signs.

If we are looking for a symbol for today we might turn to the gospel and John’s narration of the event. After issuing a word of peace to his disciples locked up in fear, Jesus shows them his wounds. Then he breaths on them and gives them his Spirit. I don’t know how we might display those two symbols day – wounds and breath.

But I am sure that one of those symbols is already in full display in our church or chapel – the wounded Christ hangs on the cross. It’s an image we can’t put aside on this great feast. Jesus’ wounds are always before us when we worship and should be in our minds when we leave this worship space to return to our daily lives. Followers of Christ are followers of a wounded Christ, who placed his life into our hands – and we crucified him. Now he places his life in our hands again – this time with the breath of his Spirit. It’s a Spirit we heard about earlier in John’s Gospel, Jesus tells us it "blows where it will" (3:8).

Without our breath, we die. The breath of Jesus is a good symbol for us today. If we were more conscious throughout our days, we would remember, as we breathe, that God is closer to us even than our own breath. So, what about focusing on our breathing for few a minutes each day, inviting the Spirit to come more fully into our lives with each breath we draw. "Come Spirit of Jesus," we could pray as we inhale. The Spirit comes not just in the "holy places" we gather for worship, but is present to us "out there," breathing in us and directing us to unexpected and surprising places to serve the Lord.

Our world needs witnesses to the love Jesus preached and exhibited from the cross. We are a Spirit-filled church and must transcend all barriers of race, gender, economic class, languages and cultures. God needs us and so supplies us with the Spirit so we can, like Jesus, proclaim God’s love and peace to the world through our words and actions. After all, we have the very animating and courageous breath Jesus had – the Spirit of God.

Fr. Jude Siciliano, OP

Lm Jude Siciliano OP 2012

 

 

 
     

Tỉnh Dòng Đồng Công Hoa Kỳ
1900 Grand Ave - Carthage, MO 64836
Phone: ( 417) 358-7787 Fax: (417) 358-9508
cmc@dongcong.net (văn phòng CD) - web@dongcong.net (webmaster)