Chúa Nhật IV Thường Niên Năm B
 
 


CHÚA NHẬT 4 THƯỜNG NIÊN B -1-2-2015
Chúa khu trừ ma quỉ (Mc 1:21-28)

Với sự tiến triển của khoa học kỹ thuật, con người có thể giải quyết được nhiều khó khăn trong cuộc sống. Y tế triệt trừ được nhiều thứ bệnh mà trước đây thất vọng đầu hàng. Nhiều vấn đề, nhiều khó khăn không còn là nan giải nữa. Quả thật khoa học, y khoa, tâm lý đẩy lùi được nhiều những nỗi bất hạnh, những ám ảnh của cuộc sống. Tuy nhiên, khoa học có giới hạn của chúng! Có những khó khăn vượt tầm khoa học kỹ thuật! Sự dữ vẫn còn ngự trị trên thế giới! Tội lỗi vẫn còn tràn lan! Tất cả những điều ấy,  n hững vấn đề ấy khoa học và con người vẫn không làm sao giải quyết được.

Đoạn Tin Mừng hôm nay nói đến uy quyền của Lời Chúa:  “Người giảng dạy như  Đấng có uy quyền chứ không như các luật sĩ” (Mc 1:22). Hơn thế, Lời của Chúa khiến cho các thần ô uế phải vâng theo (Mc 1:27). Ngoài việc rao giảng Tin Mừng, sứ vụ cứu thế còn nhắm tiêu diệt quyền lực của ma quỷ và giúp con người thoát khỏi sự khống chế của chúng. Chúa Giêsu tóm lược công việc tiêu diệt vương quốc Satan qua hình ảnh thực tế sau đây: “Không ai vào nhà một người mạnh mà có thể cướp của được, nếu không trói người mạnh ấy trước đã, rồi mới cướp sạch nhà nó” (Mc 3:27). Vâng, kẻ mạnh đang thắng thế  đây là ma quỉ và  “nhà của một người mạnh” chính là thế gian  đang nằm dưới quyền lực của nó. Chúa Giêsu đã đến nhà nó là thế gian này, để “cướp” nhân loại lại và đem trả về cho Thiên Chúa. Do đó, Chúa Giêsu, Đấng Thánh của Thiên Chúa, phải “trói người mạnh ấy”, tức là tống khứ ma quỉ và quyền lực của nó lại trước đã, rồi mới đem toàn nhân loại trở về nhà Cha. Trong Tin Mừng Marcô, nhiều phép lạ trừ quỷ hoặc chữa bệnh  đều phản ảnh một cuộc chiến giữa Chúa Giêsu và quyền lực ma quỷ.

Lời của Chúa không chỉ có uy quyền lúc Chúa Giêsu  đang giảng dạy,  n hưng Lời của Ngài  đang có trong hiện tại của Giáo Hội. Sứ vụ tiêu diệt quyền lực ma quỷ không chỉ là một sự kiện xa xưa, nhưng là hành  động cứu rỗi của Chúa Giêsu cần phải được tiếp tục nơi chúng ta. Chúng ta biết là có ma quỷ. Tuy nhiên, ở đây thánh Marcô không giới thiệu nó như quái vật đen đủi, có đuôi. Nhưng ma quỉ xuất hiện qua nhiều dáng dấp xinh  đẹp, hấp dẫn. Chúng dễ làm mờ mắt chúng ta, nên khó lòng chúng ta né tránh. Nó là sức xô đẩy làm chúng ta hành động không đúng với ơn làm người. Không thể thỏa hiệp và nhượng bộ, nhưng thẳng thắn chiến đấu chống lại: nó thô bạo kháng cự. Nhưng tin tưởng mạnh mẽ vào Đức Giêsu, vì Người vượt lên trên tất cả các sức mạnh đối kháng. Với Người, chúng ta có thể  đánh bại sự dữ và các sức mạnh thù nghịch! Đó là hình ảnh nổi loạn của các sự dữ trong ta, vì chúng không muốn bị trục xuất.  Đây là biểu tượng của các khó khăn chúng ta gặp khi chúng ta muốn gỡ mình khỏi các tật xấu. Chúng không chịu bỏ đi. Chúng ta chịu thua hay là chúng ta biết tin tưởng vào lời của Đức Giêsu! Cũng như Lời Ðức Giêsu rao giảng ngày trước đã có uy quyền xua đuổi tà thần thế nào, thì hiện nay cũng vậy,  Lời rao giảng về Người ở trong Hội Thánh cũng sẽ giải thoát người ta khỏi vòng nô lệ tà thần.

Bởi thế Chúa Giêsu luôn luôn  đòi ta phải có lòng tin, tin vào Người, vào quyền năng và tình thương của Thiên Chúa nơi Người, vào lời giảng của Người,  để rồi phải thay  đổi con người mình. Lời và quyền năng biểu lộ đã thể hiện việc “Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần”.

Lời và quyền năng Chúa sẽ biến  đổi ta dần dần, nếu ta biết  “lắng nghe và thực hành” lời dạy của Người. Chúa Giêsu  đòi ta phải có “lòng tin” nơi Người. Vậy ta hiểu lòng tin là gì? Tin bằng đầu óc hay bằng con tim? Muốn để Chúa trục xuất ảnh hưởng và quyền lực ma quỷ ra khỏi tâm hồn ta, ta phải làm gì? Ta có để cho “giáo lý mới mẻ và người dạy có thẩm quyền” hoàn toàn tác động trên ta không? Hay ta đã từ chối, đã chống lại? Lạy Chúa Giêsu, Xin cho chúng con làm được những gì Chúa  đã làm: rao giảng Tin Mừng, trừ ma quỷ. Xin ban cho chúng con khả năng đẩy lui bóng tối của sự dữ, bất công và sa đọa.

Thế Bình An 2015

 

Sức Mạnh Của Lời Chúa

Sr Mai An Linh OP 22/1/2006

Chúa Nhật IV năm B

(Mc.1,21-28)

SỨC MẠNH CỦA LỜI CHÚA

Truớc khi nhắm mắt ông Môsê đã tiên báo về vị ngôn sứ trổi vượt trên mọi Ngôn Sứ ( DNL.18,15-20) và đó chính là Đức Giêsu một vị Ngôn Sứ Siêu Việt, Người đã giảng dạy, hành động như một Đấng có uy quyền đến nỗi thần ô uế cũng phải vâng lệnh (Mc.1,21-28). Vì thế, bài Đáp ca mời gọi chúng ta hãy lắng nghe tiếng Người.

Khi xưa trong hành trình rao giảng của Đức Kitô, Người đã làm cho những thính giả phải bỡ ngỡ ngạc nhiên mà trầm trồ “ giáo lý thì mới mẻ, Người dạy lại có uy quyền” (c.26). Vâng, giáo lý của Người thì mới mẻ không giống như những bài thuyết giáo của những Kinh Sư, Luật sĩ đã “ đặt lên vai người ta những gánh nặng không thể vác nổi…” trái lại “ ách Ta thì êm ái, gánh Ta lại nhẹ nhàng”. Giáo lý mới mẻ vì Người đã không chấp nhận những lề luật gò bó, bóp chết con người “ các ngươi đã nghe luật dạy rằng : mắt thế mắt răng thế răng….còn Ta dạy các ngươi : chớ báo óan…”(Mt.5,21). Với kẻ thù “ Hãy tha thứ”, với người bạo động “ hãy yêu thương họ”.

Không chỉ mới mẻ mà còn đầy quyền uy đến nỗi mà quỉ, thần ô uế cũng phải khuất phục “ các thần ô uế phải vâng phục Người” (Mc. 1,27). Sự vâng phục của ma quỉ là dấu chứng thời đại của Đấng Messia đã tới, lời hứa Cứu Độ đã bắt đầu thực hiện. Đức Giêsu đến để giải phóng con người khỏi mọi sự dữ như tội lỗi, đau khổ, bệnh tật. Đối với con người ai cũng phải đụng đầu với đau khổ : nào thiên tai, bão lụt, mất mùa, bị lăng nhục, bị đói khát, bị ô nhiễm…và con người tìm cách chống lại những sự dữ ấy.

Chúa Giêsu Đấng công chính Người cũng chiến đấu chống lại các thứ đó, Người hủy diệt chúng và Người sẽ chiến thắng chúng. Cho nên những nổi loạn của con người cũng là của Người, Người ra sức chữa bệnh, làm sống lại kẻ đã chết, tranh đấu cho người bị áp bức, tha thứ cho kẻ có tội, và sau cùng Người lấy chính cái chết của mình để chiến thắng sự dữ. Mặc dù đôi khi Người nhấn mạnh tới mối liên hệ giữa đau khổ và tội lỗi, nhưng không phải để nói đó là tội của họ nhưng để thắng quyền lực của tội đang tác động trong đau khổ.

Tuy nhiên Đức Kitô muốn mời gọi chúng ta hãy chấp nhận những khổ đau, vì chính Ngừơi cũng mang thân phận con người vàchấp nhận tội lỗi của con ngừơi, Người đi vào bên trong đau khổ như một con đường cần thiết để đem ơn cứu độ cho con người, thì con người chúng ta không thể không chấp nhận đau khổ để mang lại hoa quả thiêng liêng “ phải qua đau khổ mới tới vinh quang”.

Nhưng nên nhớ rằng trước hết và trên hết là chúng ta phải dùng Lời Chúa để chiến thắng những đau khổ, nhất là những mưu mô cám dỗ của quỉ thần. Chắc chắn mỗi người chúng ta đã và đang bị những tà thần ám, tà thần ham mê danh vọng, tiền tại, hưởng lạc thú …nhưng chúng ta đã dùng Lời Chúa để chiến thắng sự dữ ấy chưa? hay mỗi ngày chúng ta lại càng lún sâu vào sự dữ ấy ? Hoặc chúng ta đã dùng Lời Chúa mà sao không thấy hiệu nghiệm? Hãy kiểm điểm lại cách chúng ta đọc Lời Chúa, cảm nghiệm Lời Chúa và sống Lời Chúa.

Lạy Chúa, Chúa đã dùng Lời Chúa để xua trừ tà thần ô uế. Xin cho chúng con một tinh thần hâm mộ Lời Chúa với tâm tình khiêm tốn, đơn sơ, để sức mạnh Lời Chúa giúp chúng con chống lại những xu hướng xấu, biến đổi chúng con nên những công dân nhiệt thành và thánh thiện của Nước Chúa. Đồng thời cũng biết chấp nhận những đau khổ do bệnh tật hay thiên tai, để những đau khổ ấy tinh luyện đời sống Tin Cậy Mến nơi chúng con.

 

UY QUYỀN CỦA ĐỨC GIÊSU

LM. Petrus Hà Ngọc Đoài 1/2/205

Lời Chúa: Deut 18:15-20; 1Cor 7:32-35; Mc 1:21-28

Chủ Đề: Uy quyền của Đức Giêsu.

Suy Niệm: “Ngài giảng dạy người ta như Đấng có uy quyền. ”(Mc 1:21) Theo lối xử thế thường tình trong xã hội, hai kẻ thù thường tránh né và xa nhau. Hai kẻ thù ít khi nói sự thật và ca tụng điểm tốt của đốI phương. Nếu có nói cũng chỉ xuyên tạc hay bịa đặt những chuyện xấu để hạ bệ kẻ mình không ưa thích! Việc này đúng với những người Biệt Phái. Nhóm Biệt Phái giảng dạy nhiều trong đền thờ, và thường chống lại Đức Giêsu. Họ luôn xuyên tạc những lời Đức Giêsu giảng, và giải thích lệch lạc những việc Đức Giêsu làm. Họ mù quáng vì chỉ nghĩ đến quyền lợi của mình. Họ cũng biết dùng miệng lưỡi ngon ngọt và danh từ đạo đức để kéo thêm người theo phe mình. Cho dù biết rằng việc họ làm là sai lầm! Thần ô uế hôm nay phản ứng khác với nhóm Biệt Phái. Thần ô uế đang chiếm ngự tâm hồn của một người, nhưng khi gặp đối phương là Đức Giêsu thì nể mà tuyên xưng sự thật về Đức Giêsu. Dĩ nhiên thần ô uế là thuộc hạ của ma qủy thế mà cũng dám tuyên xưng Ngài là Con Thiên Chúa. Ngài có quyền thế hơn thần dữ. Loài người yếu đuối mỏng dòn, mà còn kiêu căng thì thường là mồi ngon cho thần ô uế chiếm ngự. Nếu ai thực sự khiêm nhường thường biết mình yếu đuối và biết tìm gặp Đức Giêsu.

Thực Hành: “Hãy qùi gối trước thiên nhan Chúa Đấng tạo thành ta. ”(TV 94: 6) Lạy Chúa, con chỉ là tạo vật nhỏ bé và yếu đuối. Con không thể đứng vững một mình trước sự tấn công của thần dữ. Xin dạy con biết tìm về Chúa là nơi con nương tựa.

 

CHÚA ĐANG GỌI BẠN

Tôi muốn chào đón các em học sinh mẫu giáo từ các lớp giáo lý, các thầy cô và phụ huynh của các em. Tôi muốn nói với các học sinh, và các em cần để ý lắng nghe bởi vì tôi sẽ có những câu hỏi để hỏi các em.

Pháp Luật và Lương Tâm

Nhiều lần khi tôi bật truyền hình lên để xem tin tức hoặc là lúc tôi đọc báo, một ý tưởng hiện ra, “Cái gì đang làm cho thế giới không ổn? Dường như là mỗi ngày một trở nên tệ hơn.” Có đủ thứ tội phạm – qúi vị biết là tôi đang nói về cái gì - đủ loại sa đọa, không phải chỉ ở Mỹ, nhưng mà là mọi nơi trên thế giới: giết người, chiến tranh, người ta giết hại nhau chỉ vì mầu da hay vì họ không thuộc về cùng một bộ lạc, hoặc họ không cùng một niềm tin tôn giáo.

Trong đất nước này chúng ta thấy luân lý đang đi xuống. Dường như người ta đã đè bẹp lương tâm của họ. Họ không muốn biết cái gì đúng cái gì sai; người ta chỉ muốn làm cái họ thích. Nếu lương tâm bắt đầu cắn rứt họ về một điều nào đó, họ muốn làm một luật khác thay đổi cái luật đó đi.

Ai cũng biết phá thai là tội lỗi, là một tội ác, nhưng Tối Cao Pháp Viện phán quyết cho phép phá thai, và làm việc phá thai là hợp pháp. Bởi đó “lương tâm của tôi không cắn rứt nữa. “Nó hợp pháp mà!” Ai cũng biết là hôn nhân đồng phái tính là xấu và vô luân, nhưng nếu tòa án nói là được, thì được. “Lương tâm của tôi không cần phải cắn rứt nữa.” Chúng ta đang sống trong thời đại buông thả và chính phú nói, “cái đó không phải là hình ảnh khiêu dâm, nó có thể được chiếu trên truyền hình,” thì nó thành hợp pháp, và được chấp nhận. Nhiều người cảm thấy là nếu chúng ta hợp pháp hóa tất cả mọi cái xấu trên thế gian này thì chúng sẽ được chấp nhận là đúng. “Nó không còn làm cho lương tâm tôi bị cắn cứt nữa.”

Lệch Lạc Lương Tâm

Thiên Chúa làm sáng tỏ và Đức Thánh Cha đã tuyên bố rằng bất cứ luật dân sự nào đi ngược lại với luật của Thiên Chúa thì không buộc phải tuân hành. Chỉ nguyên là hợp pháp không có nghĩa là nó có thể bỏ qua luật của Thiên Chúa. Chúng ta vẫn phải duy trì Thiên Luật cho dù dân luật có cho phép; nhưng như thế sẽ làm phiền lương tâm của một số người. Bởi thế họ tẩy chay tôn giáo. Nếu họ tẩy chay tôn giáo, thì sẽ không còn ai chung quanh để lên tiếng nói cho chúng ta biết cái gì đúng cái gì sai, cái gì tốt cái gì xấu. Loại bỏ giáo dục đạo đức tôn giáo ra khỏi trường học bởi vì nó đối nghịch với luật pháp. Lý do chúng ta có những lớp giáo lý tại giáo xứ Thánh Micae là để con em của chúng ta có được sự giáo dục tôn giáo, cho dù các em không là học sinh trường Công Giáo của nhà thờ.  

Qúi vị nghe những cách nói ngày nay như, “cái đó thuộc về tôn giáo khuynh hữu qúa khích, do đó nó không đúng.” “Tôn giáo khuynh hữu qúa mức” chỉ đơn giản nỗ lực công bố lề luật của Thiên Chúa, làm sáng tỏ cái gì đúng luân lý cái gì trái luân lý. Nhưng người ta đè bẹp đi bởi vì nó cắn rứt lương tâm họ. Lương tâm của tôi nói là hành động này hoàn toàn đúng.” Thật là điều ngỡ ngàng đối với tôi khi thấy nhiều cặp trẻ đến để chuẩn bị hôn nhân đã chung sống với nhau hai, ba, bốn, năm năm. Tôi nói, “Các bạn biết điều đó là sai.” Họ trả lời, “Chúng con đâu có biết đó là sai.” Họ đã đè bẹp lương tâm của họ. Ngày nay cái gì hợp pháp thì cái đó cũng đúng luân lý. Các bạn và tôi biết nó không đúng là như thế.

Khi nghe bài đọc thứ nhất trong Thánh Lễ hôm nay từ sách Jonah, đó là một dụ ngôn hơn là một biến cố lịch sử; tôi suy nghĩ, “Tại sao Thiên Chúa không sai một người nào đó giống như Jonah đến nước Mỹ và nói với dân chúng “hãy cải sửa các hành vi của họ và làm cho ngay thẳng lại. Hãy loại bỏ tất cả các sự xấu xa trên thế giới và sửa đổi lại.” Thiên Chúa không làm như thế. Thiên Chúa đã sai người Con duy nhất của Ngài, Chúa Giêsu Kitô, đến sống ở trần gian, chịu đóng đinh, chết ở trần gian, và mở đường cứu rỗi cho chúng ta. Khi Ngài còn ở trần gian, ngài đã làm sáng tỏ, như trong bài Tin Mừng hôm nay, “Đây là con đường cứu rỗi.” Chúa Giêsu công bố Tin Mừng. “Đây là thời viên mãn, nước Thiên Chúa đến gần. Hãy ăn năn thống hối và tin vào Tin Mừng.” Đó là bản tin cho chúng ta. Nước Thiên Chúa đã đến gần, hãy ăn năn thống hối và sửa mình! Nếu các bạn không làm như thế thì sẽ không thuộc thành phần trong nước của Thiên Chúa. Thiên Chúa nói với chúng ta, đúng, chúng ta có Đấng Cứu Thế Đấng đã đến trần gian để dạy chúng ta cái gì đúng cái gì sai, cái gì tốt cái gì xấu, dạy chúng ta cái gì cần cho ơn cứu rỗi của chúng ta.

Nhưng chúng ta thấy có những người Công Giáo không muốn tin như vậy. Có những nhóm bất đồng ở trong Giáo Hội mà lương tâm của họ đang ray rứt họ  về vài sự lạc giáo mà họ đang ấp ủ, hay vài vấn đề đòi họ sửa mình thì họ lại bất đồng với giáo hội; thay vì sửa mình thì họ lại nỗ lực tranh đấu để giáo hội sửa đổi giáo huấn của Giáo Hội.  Họ  cho là  “Giáo Hội không hiểu!” Nếu họ có thể làm cho Giáo Hội sửa đổi giáo huấn, thì lương tâm của họ không còn ray rứt họ nữa và họ sẽ cảm thấy thoải mái. Đó là đường lối sai lầm, và các bạn biết là như vậy. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người, có thể là một số người đang ngồi ở đây có chủ trương là , “Thời thế đã thay đổi. Ngày nay phải theo luật mới, luân lý mới. Do đó bao lâu có những luật mới này thì bấy lâu lương tâm tôi sẽ không ray rứt nữa.” Họ muốn Giáo Hội thích nghi theo lối sống của họ thay vì họ phải thích nghi theo các giáo huấn của Giáo Hội.

Hoán Cải Sửa Mình

Chúng ta biết Thiên Chúa hiện diện giữa chúng ta và mỗi người chúng ta được Thiên Chúa kêu gọi riêng để sống đời sống viên mãn và tràn đầy ơn cứu độ. Chúa Giêsu đã không sai một đoàn các tiên ti đi vào thế giới, ngài mời gọi bạn, bạn và bạn, mỗi người riêng biệt. Ngài mời gọi bạn sửa mình, ăn năn hối cải, đón nhận Nước Thiên Chúa trong đời sống của mình, giống như ngài đã làm trong bài Tin Mừng hôm nay với Phêrô, Giacôbê, Gioan và Andrê. Ngài đã kêu gọi họ, “Ngươi đến, ngươi đến và ta sẽ làm cho các người trở nên kẻ chài lưới người. Ta sẽ làm cho các ngươi trở nên cá khí cụ bình an của Thiên Chúa trong thế giới.” Trừ khi bạn, bạn và tôi làm như thế, bằng không thì chúng ta sẽ không hoán cải thế giới được, chúng ta sẽ không thể hoán cải xã hội được. Nếu chúng ta không thay đổi, xã hội sẽ không thay đổi. Chúng ta được kêu gọi sống đời sống viên mãn của Thiên Chúa. Chúng ta cần phải lắng nghe tiếng kêu gọi đó.

Thánh Phaolô nói rằng những cái thuộc về thế gian này chẳng là gì cả. Thế giới mà chúng ta đang thấy sẽ qua đi. Như vậy có nghĩa là gì nếu bạn có rất là nhiều tiền nhiều của, nhiều thú vui và bất cứ cái gì khác? Tất cả đều qua đi. Và bạn sẽ còn lại chỉ có một cái, ơn thánh của Chúa cho ơn cứu độ đời đời. Tôi muốn đề nghị với riêng từng người là hãy sửa đổi đời sống. Nếu các bạn đang sống theo lối sống thế gian, suy nghĩ những tư tưởng lạc giáo, chấp nhận những thực hành vô luân lý, ít nhất là trong trí khôn, thì hãy thay đổi, hoán cải, để nhờ đó các bạn có thể là dụng cụ cho ơn thánh của Chúa trong đời sống của chính mình, cho gia đình mình, cho những người liên hệ quen thân, và bạn có thể đem sự hoán cải vào thế giới.” Xin Thiên Chúa chúc lành cho các bạn.    

Msgr. Edward Peter Browne
L. M. Gioan Trần Khả chuyển dịch  

 

Lời giảng dạy thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền (Mc 1, 27) 

            Lạy Chúa, 

            Có người nhân xét tin mừng của Chúa gây phiền nhiễu hay Phúc âm của Chúa là một sự quấy rầy. Mới nghe xem ra khó chấp nhận. Đã gọi là Tin mừng, là Phúc âm sao lại có thể như thế ? Nhưng qua đoạn trích bài Tin Mừng thánh Maccô hôm nay, con phần nào hiểu được điều này. Quả thật, theo trình thuật thì tại Các- pha- na- um nhân ngày Sa-bát, Chúa đã vào hội đường giảng dạy. “Thiên hạ sửng sốt về lời gỉang dạy của Người, vì Người giảng dạy như một đấng có uy quyền, chứ không như các kinh sư “. Và chính trong bối cảnh đó, một người bị thần ô uế nhập đã lên tiếng phản đối ;” chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông đến tiêu diệt chúng tôi “. 

            Ngày hôm nay, trên thế giới này không ít những người bài bác Giáo lý của Chúa. Nhiều triết gia thuộc nhiều trường phái khác nhau, vô tín hay không, tìm mọi lý lẽ để loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi đời sống xã hội. Đã có người khẳng định “Thiên Chúa đã chết “ để được tự do hành động như các thần ô uế. Lũng đoạn thế giới này, lôi kéo con người rời xa Thiên Chúa, từ khước tình yêu của Người với nhân loại, và thậm chí tìm mọi cách phản bác, tiêu diệt Lời Người. Những chuyện như thế đã có từ thời tạo thiên lập địa, khi con người bày tỏ thái độ thách đố, kiêu căng chống lại Thiên Chúa ngay trong vườn địa đàng. 

            Phần con, quả thật nhiều lúc cũng muốn loại Chúa ra khỏi cuộc đời con. Không dám đối diện với Lời Chúa, bởi qua lời Chúa con phải biết bỏ những thói xấu, những đam mê tội lỗi. Con phải biết sống xả kỷ, không chỉ nghĩ đến mình, gia đình mình, những người mình yêu mến mà phải mở lòng ra với hết mọi người như Chúa đòi hỏi: Yêu thương tha nhân như chính mình. Những điều đó quả là khó khăn cho con. Con chỉ muốn thong dong làm điều mình thích bất kể điều đó có hợp đạo lý? con chỉ muốn thỏa mãn ý riêng mình mà bất chấp Lời Chúa mong muốn con nên trọn lành như Cha trên trời.. . Trong khi đó theo Chúa là phải phấn đấu bước vào cửa hẹp, phải biết từ bỏ mình, vác thập giá hàng ngày mà theo. Đi theo con đường ấy, cánh cửa ấy mỗi người chúng con sẽ được sự bình an của Chúa, được hạnh phúc ngay từ cuộc sống này. Thế giới này sẽ không còn bất an, xã hội này sẽ trở nên lành mạnh, con người đối xử với nhau trong tình thân ái yêu thương, san sẻ cho nhau, bao dung với nhau và chấp nhận nhau, như tiên tri Isaia đã từng mơ ước :” ngày ấy chiên và bò cùng nằm bên nhau với sư tử, hổ, báo mà gặm cỏ. Trẻ con lê la thò tay vào hang rắn độc. Người ta sẽ rèn gươm giáo nên lưỡi cày, cuốc xẻng”. Ôi hạnh phúc biết bao! 

            Xin cho con luôn biết tự hối, biết nhận ra Lời Chúa là lời hằng sống, là ngọn đèn soi cho con bước, để con luôn biết lắng nghe Lời Người, sống Lời Người và đem ra thực hiện Lời trong cuộc sống, vì “Lời giảng dạy thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền “ như những người theo Chúa ngày xưa lớn tiếng tôn vinh . 

            Lạy Chúa,

           “ Lời Người là sức sống của con, Lời Người là ánh sáng đời con.

              Lời Người làm chứa chan hy vọng, là đường để con hằng dõi bước.

              Lời Người đượm chất ngất niềm vui, trọn vẹn ngàn tiếng hát đầy vơi.

              Lời Người đổi mới cho cuộc đời.

              Lời Người hạnh phúc cho trần ai “ (Nguyễn Duy ) 

    Fx Đỗ Công Minh .

  

     

THIÊN CHÚA, QUYỀN NĂNG VÀ TÌNH YÊU (CN 4 TN-B) 

Kinh Thánh đã ghi lại rất rõ ràng những phép lạ Đức Giêsu thực hiện trong ba năm rao giảng của Ngài. Những phép lạ ấy là bằng chứng hùng hồn cho quyền năng và uy quyền của Thiên Chúa. Nhưng chẳng hiểu tại sao người ta vẫn không tin, họ vẫn từ khước và giết chết. 

        Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chối từ Thiên Chúa nhưng cho dù nguyên nhân nào đi nữa thì đó cũng không phải đến từ Ngài. Người ta loại bỏ Thiên Chúa tiên vàn cũng chỉ vì ích kỉ và lòng tin hẹp hòi mà thôi. 

        Tin mừng hôm nay thuật lại việc Đức Giêsu vào hội đường thành Caphácnaum mà giảng dạy. Giáo lý của Ngài đã khiến những người tham dự sửng sốt, ngạc nhiên. Họ phải chân nhận với nhau về tài năng của Thiên Chúa: “Thiên hạ sửng sốt về giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư.” (Mc 1, 22) 

Như để khẳng định thay cho tất cả mọi người đang tham dự tuyên xưng niềm tin vào Ngài, người bị thần ô uế nhập đã la lên: “Ông Giêsu Nadareth, chuyện chúng tôi liên can gì đến ông mà ông đến tiêu diệt chúng tôi?  Tôi biết ông là ai rồi: ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa.” (Mc 1, 24) Tức thì Đức Giêsu đã dùng quyền năng của mình mà loại trừ thần ô uế ra khỏi người đó: “Câm đi, hãy xuất ra khỏi người này.” (Mc 1, 25) 

Vừa nghe lệnh, thần ô uế đã nhanh chóng rời khỏi anh ta, khiến cho mọi người hết sức kinh ngạc và không ngừng đặt những dấu hỏi băn khoăn xoay quanh sự hiện hữu của Thiên Chúa. Họ hoàn toàn không hiểu được Ngài là ai: “Thế nghĩa là gì? Giáo lý thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho tất cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh.” (Mc 1, 27) 

Người ta thường quan niệm lời nói phải đi đôi với hành động. Hơn ai hết Đức Giêsu luôn đi bước trước trong việc làm gương sáng cho tất cả lời rao giảng của mình, đến nỗi Ngài còn dùng chính mạng sống của mình để minh chứng cho mọi người biết tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại lớn lao đến mức nào. Vậy mà chẳng hiểu tại sao hơn 2000 năm qua rồi, người ta vẫn không tin vào Chúa. Người không biết không tin đã đành, người tận mắt chứng kiến những phép lạ Ngài làm, những hành động Ngài sống chết vì họ nhưng vẫn chẳng mấy ai tin. 

Riêng mỗi người Kytô hữu chúng ta thì sao? Tuy không được tận mắt diện đối diện với Thiên Chúa nhưng chúng ta được diễm phúc sống trong Hội Thánh của Ngài. Ngày ngày chúng ta kín múc lương thực Lời Chúa và Thánh Thể nuôi sống linh hồn chúng ta, mà chẳng hiểu sao ta cũng chẳng tin hoặc có chăng là niềm tin nửa vời không chân thành, chân thực. 

Nếu đã không tin vào Chúa thì làm sao chúng ta có thể loan báo tình yêu của Ngài đến những người xung quanh? Vì thế mà con số người theo đạo công giáo chẳng là gì so với dân số thế giới. Làm thế nào đây để mọi người có thể tin nhận quyền năng và sự hiện hữu của Ngài trong hoàn vũ theo như Ngài đáng có? 

Lạy Chúa, kẻ xấu mà còn biết tuyên tín vào Ngài trước mặt thiên hạ. Vậy mà con, người từng tự hào mình mang danh Kytô hữu, là con cái của Thiên Chúa, là kẻ hiểu biết và yêu mến Đức Giêsu hết lòng, con nào có dám tuyên tín niềm tin tuyệt đối vào quyền năng và tình yêu Thiên Chúa đâu. Nếu không muốn nói cuộc đời con còn cứ hoài ủ rũ trong tuyệt vọng vì sự nghiệp, tiền tài, chức tước, địa vị… Xin giúp con hãy biết sống như thể trong mình đang có một niềm tin vào Thiên Chúa thực sự mãnh liệt đến nỗi chẳng còn nỗi buồn hay sợ hãi nào có thể đánh gục. Bởi Thiên Chúa, quyền năng và tình yêu của Ngài luôn mãi bên con. 

M. Hoàng Thị Thùy Trang.

 

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV TN ( B ) ( Mc 1, 21-28)

MỘT NGÀY Ở CA-PHÁC-NA-UM 

Ca-phác-na-um là một thành trì nằm sát Biển hồ Ti-ber-ri-a, nơi mà Chúa Giêsu vừa kêu gọi bốn môn đệ đầu tiên. Nói về giao thông, thì Ca-phác-na-um thuận lợi hơn Giê-ru-sa-lem. Bởi vì, nó nằm gần sát trục lộ chính, trục lộ nầy là chiều dài của nước Do-thai, vì vậy , nó chạy xuyên xuốt nước Do-thai ( song song với chiều dài Địa Trung Hải ). Biển hồ Ti-ber-ri-a nằm ngay giữa trục lộ nầy, chạy dài xuống Biển Chết ( Death Sea ). Nơi Chúa Giêsu Giáng Sinh là Bê – lem ( nguyên quán Vua-Đa-vít), gần Giê-ru-sa-lem, gần Biển Chết. Nhưng, nơi sinh trưởng của Người là Na-za-ret, vì thế Người được gọi là “Giêsu Nazaret ”. Na-za-ret gần Biển hồ Ti-ber-ria, vì vậy , Ca-phác-na-um là nơi giảng dạy đầu tiên của Người. Có thể ví Ca-phác-na-um như Vũng Tàu của Việt Nam, còn Thành Giê-ru-sa-lem như Hà Nội vậy. 

Nhưng, Chúa Giêsu chỉ đến Ca-phác- na-um có một ngày .”… Người vào hội đường giảng dạy. Thiên hạ sửng sốt về Lời dạy của Người. Vì Người giảng dạy như Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư. “ ( c 21 -22) 

Theo đó, Tin Mừng hôm nay được chia làm ba phần : 

-Phần thứ nhất : Nói về sự giảng dạy của Chúa Giêsu tại hội đường Ca-phác- na-um ( c 21-22). 

Điều nầy nói lên rằng: Chúa Giêsu đang thực thi sứ mạng của mình. Người là Đấng Thiên Sai. Lời giảng dạy của Người có sức thu hút người nghe, bởi vì là Lời chân thật, Lời có sức thu hút , vì là Lời siêu nhiên. Chúng ta thấy một yếu tố thần học hiện rõ nơi Lời rao giảng của Chúa Giêsu , bởi vì là Lời Hằng Sống theo Thiên Tính của Người, còn theo nhân tính thì Lời ấy được phát ra từ chính một Con Người , có sức thu hút người nghe, bởi vì, Lời ấy không phải giảng dạy theo ý riêng của người rao giảng, mà là theo ý của Thiên Chúa. Chúng ta thấy ý nghĩa rõ rệt hiện ra ngay khi Chúa Giêsu rao giảng.Vì Người giảng dạy như Đấng có thẩm quyền. Điều ấy có nghĩa là giá trị Lời nói của Chúa Giêsu hiện rõ lên. Nhưng người nghe có đón nhận hay không, và đón nhận như thế nào là tùy thuộc vào “mảnh đất tâm hồn “ của người đó. Chúng ta thấy sự khác biệt giữa sự giảng dạy của Chúa Giêsu và các kinh sư. Họ cũng giảng giải Thánh Kinh, nhưng theo ý của họ, chứ không theo ý của Thiên Chúa. Vì “ họ nói mà không làm ”, hoặc làm theo một cách máy móc, chứ không phát xuất từ tấm lòng. 

Đoạn Tin Mừng hôm nay thật là đoạn Tin Mừng gây” nhức nhối” cho những ai đang rao giảng Lời Chúa.Vì, nếu muốn rao giảng như Chúa Giêsu, thì chúng ta phải “xin” cho có được một tâm hồn như Người. Và rao giảng như một con người tông dồ chân chính, chứ không rao giảng như một “ con buôn”.Vì rao giảng Lời Chúa thì không phải là một chuyện dễ dàng, vì muốn rao giảng Lời Chúa thì phải sống như Lời Chúa dạy. Sở dĩ những người kinh sư không làm được như Chúa Giêsu, vì họ không sống được như Người. 

-Phần thứ hai : ( Từ câu 23-26) Chúa Giêsu trừ quỷ. 

Chúng ta thấy, phần thứ hai của đoạn Tin Mừng hôm nay, là một sự chứng minh cho phần thứ nhất ở trên. Ngay lập tức, trong hội đường của họ, có người bị quỷ ám, la lên rằng : ” Ông Giêsu Nazaret, chuyện chúng tôi liên quan gì đến ông, mà ông đến phá ( tiêu diệt ) chúng tôi? Tôi biết ông là ai rồi, Ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa ”. ( c 24) 

Chúng ta thấy, thẩm quyền của Chúa Giêsu là như vậy, chính thế lực tà thần phải thốt lên như vậy, vì phàm nhân không thể thấy được sự siêu phàm từ Chúa Giêsu. Nhưng Chúa Giêsu quát mắng nó : “Hãy câm đi, hãy xuất ra khỏi người nầy !” ( c 25). Rõ ràng , Lời của Chúa Giêsu có sức xua tan thần ô uế. Một phép lạ, một sự trừ tà ngay lập tức được Chúa Giêsu thực hiện. Chúng ta thấy, quyền năng nơi Chúa Giêsu, lập tức phát ra, nếu Người muốn. Tuy đây là buổi giảng dạy công khai đầu tiên, nhưng Chúa Giêsu đã bày tỏ Thiên tính uy quyền nơi Người, vì thần ô uế hiện diện nơi ấy, và nó sợ hãi Người, đồng thời phá rối việc Người giảng dạy. 

Qua đó, chúng ta thấy, việc rao giảng Lời Chúa luôn phải đối phó với việc phá rối của tà thần. Nhưng, chúng ta đừng sợ, vì sự rao giảng Tin Mừng chân chính, thì Lời Chúa sẽ phá tan tất cả những thế lực tà thần. Đó là đức tin của chúng ta, đó là đức tin của Giáo Hội, chúng ta hãnh diện tuyên xưng đức tin ấy. 

  • Phần thứ ba : Sự kinh ngạc của những người chứng kiến ( c 27 -28) 

Vâng, mọi người đều kinh ngạc, ai lại không kinh ngạc, bởi vì tất cả đều lạ lùng. Chúa Giêsu đã bày tỏ sự lạ lùng của Người. Họ bàn tán với nhau : “ Thế nghĩa là gì ? Giáo lý thì mới mẻ, Người dạy lại có uy quyền…”( c 27). Như vậy, câu 27 đã minh chứng được phần đầu của đoạn Tin Mừng hôm nay. Người giảng dạy như Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư. ( c 22) 

Rồi, “ lập tức danh tiếng của Người đồn ra khắp nơi, khắp các miền lân cận Ga-li-lê ( c 28). Nhưng, Chúa Giêsu là Người không muốn nổi danh, bởi vì sứ vụ của Người không phải để được nổi danh, mà là đem ơn “Cứu độ” cho nhân loại. Một điều gì đó cao cả hơn, ý nghĩa hơn, quan trọng hơn, xừng đáng hơn sự nổi danh của phàm nhân. 

Khởi đi từ bài đọc I ( Đnl 18 , 15-20) hôm nay, minh chứng rằng tại sao Đấng cứu thế phải mặc nhân tính phàm nhân. Hầu để mang Lời Thiên Chúa qua sự hữu hình của nhân thế, mà ngày nay chúng at gọi là ”Ngôi Lời”. Vâng, “ Ngôi Lời ” đã làm Người, đã trở nên phàm nhân, nhưng, Thiên Tính là Bản Tính Thiên Chúa vẫn hiện hữu nơi Người. Đó là điều kỳ diệu nơi Chúa Giêsu, Ngôi Lời nhập thể và nhập thế. Đồng thời đó là ”Nhiệm Vụ tiên tri” của Đấng làm Người. 

Bài đọc II ( 1Cr 7, 32-35), thánh Phao-lô cho biết ý nghĩa của  nhân tính và thiên tính. Ai có gia đình thì chu toàn phận vụ gia đình. Ai không có gia đình thì chu toàn phận vụ Thiên sai. 

Thánh vịnh 23 hôm nay, cho chúng ta biết, sự khải hoàn của Đấng Kitô là điều hiển nhiên. Đấng Kitô là Đấng công minh. Sự trong sạch và tấm lòng không vẩn đục. 

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã đến trong thế gian, hầu mang ơn cứu độ đến cho nhân loại qua sứ vụ Thiên Sai, hầu biểu lộ Ngôi Lời của Thiên Chúa. Xin ban cho phàm nhân biết nhìn nhận và đáp trả, để đón nhận ơn giải thoát và bình an của Chúa./. Amen 

01/02/2015

P.Trần Đình Phan Tiến

 

ĐẤNG CÓ THẨM QUYỀN             

(CN IV/TN-B) 

Bài Tin Mừng hôm nay (CN.IV/TN-B – Mc 1, 21-28) trình thuật Đức Giê-su giảng dạy tại hội đường Ca-phac-na-um, khiến cho “Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư.” (Mc 1, 22). Làm sao dân Do-thái lại nhận ra được Đức Giê-su giảng dạy như một Đấng có thầm quyền? Đó là nhờ họ so sánh Người với các kinh sư. Đối với họ, các kinh sư, luật sĩ là những người có “thẩm quyền” giải thích Lề Luật và sách các ngôn sứ. Nhưng trên thực tế, các kinh sư luật sĩ chỉ là những người  “ngồi trên toà ông Mô-sê mà giảng dạy…Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ thì lại không buồn động ngón tay vào. Họ làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy. Quả vậy, họ đeo những hộp kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài. Họ ưa ngồi cỗ nhất trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội đường, ưa được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng và được thiên hạ gọi là "ráp-bi"(Mt 23, 2-7). 

Đức Giê-su thì không như vậy, Người thường đến với những người nghèo khó, bệnh tật, tội lỗi và những lời giảng dạy của Người không là những lời giảng hoa mỹ hùng biện, nhưng bằng những lời bình dân, nhất là những câu chuyện dụ ngôn lấy từ chính đời sống hằng ngày. Nơi Người giảng dạy và làm phép lạ thường là những nơi rất dân dã gắn với đời sống bình dân: bên vệ đường, bên giếng nước hay bên sườn núi hoặc trong nhà những bênh nhân khó nghèo, cô quạnh. Đó quả nhiên không giống một chút nào với đám người kinh sư mà dân Do-thái vẫn gặp thường xuyên. Không những thế, với Đức Giê-su thì lời nói luôn đi đôi với việc làm (làm phép lạ, chữa trị bệnh tật, khu trừ ma quỷ…). 

Rất nhiều bằng chứng cụ thể chứng tỏ cho nhận định trên: Đức Giê-su chữa người bị phong hủi; chữa đầy tớ của một đại đội trưởng; chữa bà mẹ vợ ông Phê-rô; chữa lành mọi kẻ ốm đau… (Mt 8, 1-4; 5-13; 16-17); cho con trai một bà goá thành Na-in sống lại (Lc 7, 11-17); cho La-da-rô chết 4 ngày sống lại (Ga 11, 19-27)… Một trong những minh họa sống động nhất là trong dịp giảng dạy tại hội đường Ca-phac-na-um lần này, có một nhân chứng sống động là “một người bị thần ô uế nhập, la lên rằng: "Ông Giê-su Na-da-rét, chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông đến tiêu diệt chúng tôi? Tôi biết ông là ai rồi: ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa! Nhưng Đức Giê-su quát mắng nó: "Câm đi, hãy xuất khỏi người này!", và ngay lập tức, “Thần ô uế lay mạnh người ấy, thét lên một tiếng, và xuất khỏi anh ta.” (Mc 1, 22-26). 

Dân chúng được nghe những Lời Đức Giê-su giảng dạy chí tình chí nghĩa, luôn luôn biểu lộ tình yêu bao la của Thiên Chúa; lại được chứng kiến phép lạ trục xuất thần ô uế, nên ”Mọi người đều kinh ngạc đến nỗi họ bàn tán với nhau: "Thế nghĩa là gì? Giáo lý thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh!" (Mc 1, 25-27). Những lời bàn tán của dân chúng bộc lộ một tâm trạng thần phục Đức Giê-su: “Giáo lý thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền”, khác xa giáo lý mà họ từng nghe các kinh sư giảng dạy (đơn cử một ví dụ: "Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Mắt đền mắt, răng đền răng. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa… Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em.” – Mt 5, 38-39.43-44). 

Quả thật, chỉ có Đấng Thánh của Thiên Chúa mới có uy quyền như vậy. Ấy cũng bởi vì Người chính là Ngôi Lời được Chúa Cha sai xuống trần gian, làm Đấng Em-ma-nu-en (Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta). Sự kiện này đã được tiên báo từ Cựu Ước: Thiên Chúa đã cho xuất hiện giữa Ít-ra-en một vị Ngôn Sứ.  Sách Đệ Nhị Luật đã mô tả uy quyền của vị Ngôn Sứ này: “Bấy giờ Đức Chúa phán: ‘…Ta sẽ đặt những lời của Ta trong miệng người ấy… Kẻ nào không nghe những lời của Ta, những lời người ấy nói nhân danh Ta, thì chính Ta sẽ hạch tội nó’” (Đnl 18, 18-19). Vị ngôn sứ đó không ai khác hơn là chính Người mà Đức Chúa Cha đã phán dậy: “Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người” (Mc 9, 7). Hãy vâng nghe Lời Người bởi vì “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước là ánh sang chỉ đường con đi” (Tv 119, câu 105). 

Người Ki-tô hữu “Hôm nay nghe tiếng Chúa, anh em đừng cứng lòng!” (Tv 95), cũng “không phải bận tâm lo lắng điều gì” (1Cr 7, 32); mà “hãy đến với Thiên Chúa”. Vâng, hãy đến với Người trong cuộc hành trình đức tin tiến về Đất Hứa là Nước Trời. “Đừng cứng lòng”, cũng đừng ngại gian khổ, hy sinh, bởi Chúa vẫn luôn ở cùng và đồng hành với chúng ta ("Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế." – Mt 28, 20). Chúng ta đã được chính Đức Giê-su Thiên Chúa dìu dắt vượt qua Biển Đỏ cuộc đời đầy phong ba bão táp bằng Bí tích Thánh Tẩy. Bây giờ là lúc chúng ta phải can đảm chấp nhận mọi gian lao nguy hiểm, mọi thử thách nghiệt ngã, nhất là những “viên đạn bọc đường” đầy hấp dẫn của ba thù. Vậy thì còn chần chờ gì nữa, mà không đến với Người đã tha thiết kêu mời: "Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường." (Mt 11, 28-29). 

Ôi! Lạy Chúa! Cúi xin Chúa ban đức tin cho chúng con để chúng con luôn nhận ra uy quyền và sức mạnh của Lời Chúa, xin ban Thần Khí cho con để con đủ sáng suốt vượt qua Biển Đỏ lỗi lầm, và nhất là đủ can đảm vượt qua mọi gian lao thử thách trong sa mạc cuộc đời. Chúng con cầu xin, nhớ Đức Ki-tô Chúa chúng con. Amen. 

JM. Lam Thy ĐVD.

 

THE NEW NETS

Three apprentice devils were preparing to come to earth to finish their apprenticeship. Satan, the prince of Darkness, appeared before them and questioned them about their plans to tempt and ruin people.

The first devil said, "I will tell people that there is no God."

Satan answered, "You will deceive only a few that way because deep down people sense that there must be a God."

The second devil spoke, "I will tell them that there is no hell."

Satan replied, "You will fool only a few that way, because deep down people know one day they will have to answer for their misdeeds."

Finally, the third devil declared, "I will tell people that there is no hurry." With that, Satan laughed with delight and predicted, "You will ruin them by the millions."

Jesus appeared in Galilee to proclaim the Gospel of God: "This is the time of fulfillment. The Kingdom of God is at hand. Repent and believe in the Gospel."

The Meaning of Repentance

To repent is more than to be sorry for our mistakes. There's more to it than saying extra prayers such as the prayer of contrition, or doing a stint of fasting and being sorry for our past sins. To repent is to turn around, to change our minds and hearts, our attitudes and our way of life to make it more Christ like and heavenward. Like Simon and Andrew, repentance means to leave the old nets and everything else behind to follow Christ. And the time to do this is not tomorrow, next week, next month or next year but now. Hesitation and undecided attitude are the temptation of the devils keeping us from responding to God’s call.

First we repent because we realize that we have done something wrong. We see the damage caused by our mistakes. We regret and we take action to fix it. We resolve to reform and improve ourselves. The sad thing is that we often do not realize that we are wrong; therefore there is no need of repentance. Some people are sensitive in their relationship with God and with others. They would be remorseful if they forgot to pray or got distracted in their prayers. If they were late to Mass they would feel guilty. They go to confession regularly to ask for forgiveness because they were angry or uncharitable to their spouses and to their friends. They even feel guilty because they have not been kind and generous enough. Others could go on in months without saying a single Our Father or a Hail Mary without feeling missing anything. They could skip any Sunday to go fishing, hunting or playing sports without feeling guilty. They have cursed, stolen, cheated, lied, been selfish etc. Some has used contraception, having pre-marital sex, being married outside of the church or working at abortion clinics without feeling a bit of guilt. In our country we have seen morals going down and down. Many people are losing the sense morality. Many of the debates on public policy are not based or right or wrong, but legal or illegal, rights and laws. Abortions, pro-choice, same sex-marriage supporters are saying that they have the rights to do it; so make the laws to protect their rights regardless it is right or wrong. The laws allow them to do it; so there is no more guilt. There is no need to repent.

The Power of Penance

The first reading tells us that God has determined to destroy the city of Nineveh because of their great evil and wickedness. So God wants to send Jonah to go to Nineveh and make his message known to them. "Forty days more and Nineveh shall be destroyed."

The people of Nineveh respond to Jonah's message immediately. Instead of sitting back passively and allowing things to develop in what could be called a somewhat fatalistic way, they choose to believe in God’s message. And they are able to change God's mind. They proclaim a fast and put on sackcloth, from the greatest of them to the least. They choose to do the right thing. And they are spared the punishment.

This reading is a great encouragement and consolation for us. It gives us hope that God truly does hear our prayers. It also teaches us a lesson about God's mercy. God does not wish to punish us. Rather He quickly responds to our act of repentance and acknowledgment of our sinfulness. The contrition we have and the acts of penance we do with sincerity do matter to God. We can influence God with our prayers and penance.

Leaving the Old Nets

Secondly we repent because we see God’s way is better than our way. In the Gospel reading, we have Simon and Andrew. They are fishermen. When Jesus sees them working in their boat, He invites them. "Follow me and I will make you fisher of people." They respond to the invitation immediately. They drop everything to follow Jesus. Later James and John also leave everything and join the Lord too. They are able to leave their father, their nets, and their friends behind in order to follow Jesus because they believe that Jesus is offering them something better than what they are having. To work for Jesus is better than to keep their current job. To be with Jesus is better than to be with anyone else. To follow Jesus will give them a better future; therefore they leave their nets and everything including their family behind in order to join Jesus. They fall in love with Jesus and with God. They leave the life without Christ behind in order to take on the life with Christ.

When Christ invites us to follow him, there are always some "nets" of our own that will need leaving behind. We cannot answer the call of our Lord to follow him and still drag along the old "net" of addiction and immoral activities. We cannot at the same time remain enmeshed in the disease of alcoholism or addiction to drugs or food or anger, or selfishness or you-name-it and at the same time follow Jesus. If we respond to the invitation to follow Jesus then the old nets has to be left behind.

We can be Jonah to the people of our country today. We can be Simon and Andrew, John and James leaving the old nets behind to join Jesus using the new nets to catch human souls for the Kingdom.

Rev. John Kha Tran

 

 

 
     

Tỉnh Dòng Đồng Công Hoa Kỳ
1900 Grand Ave - Carthage, MO 64836
Phone: ( 417) 358-7787 Fax: (417) 358-9508
cmc@dongcong.net (văn phòng CD) - web@dongcong.net (webmaster)