Hai Suy Tư Lễ Phục sinh , 2016

 

Suy-tư lễ Phục sinh, còn thấy đôi lời thơ những ngâm rằng:  

“Tôi nhớ lời người đã bảo tôi”,

“một mùa thu trước rất xa xôi

Đến nay tôi hiểu thì tôi đã.

Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi.”

 

Thơ ngâm rồi, lại thấy hát:  

“Em ơi! quên đi bao nhiêu xót xa,”

Những chiều thiết tha bên nhau
Em ơi! xin em, xin em nói yêu đương đậm đà
Để rồi ngày mai cách xa…”

 

Video https://www.youtube.com/watch?v=RhTrRwDtnH0

 

À thì ra, có làm lỡ tình duyên cũ, cũng hãy "quên đi, bao nhiêu xót xa" và quên cả "những chiều thiết tha... bên nhau"... Nhưng, quên làm sao được, khi những chiều hôm ấy hằn in ttrong tâm-khảm của những  ười đương yêu thương, dù có làm lỡ duyên ai, hoặc xót xa nhiều buổi chiều...  

Thôi thì, có làm lỡ hay xót xa đi mấy, cũng hãy vì Đức Chúa Phục Sinh, mà "trỗi dậy" với người và với chính mình, trong Hội thánh, rất hôm nay.

Thế đấy là đôi ý mọn xin được sẻ san với mọi người, rất hôm nay.

Mai Tá

từ Sydney luôn cầu mong cho mọi người được trỗi dậy, rất mọi ngày.

www.giadinhanphong.com    

 

Suy Tư Tin Mừng Chúa Nhật Lễ Phục Sinh năm C 27/3/2016

Tin Mừng (Ga 20: 1-9)

Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Maria Mácđala đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. Bà liền chạy về gặp ông Simôn Phêrô và người môn đệ Đức Giêsu thương mến. Bà nói: "Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu."

 

Ông Phêrô và môn đệ kia liền đi ra mộ. Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phêrô và đã tới mộ trước. Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào. Ông Simôn Phêrô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, và khăn che đầu Đức Giêsu. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi. Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin. Thật vậy, trước đó, hai ông chưa hiểu rằng: theo Kinh Thánh, Đức Giêsu phải trỗi dậy từ cõi chết. Sau đó, các môn đệ lại trở về nhà.           

Tôi nhớ lời người đã bảo tôi”,

“một mùa thu trước rất xa xôi

Đến nay tôi hiểu thì tôi đã.

Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi.”

                                                       (Dân từ thơ T.T.Kh)

Mừng Sống Lại, ta không chỉ loanh quanh việc gợi nhớ lời người bảo mà còn nhớ cả giây phút Chúa sống lại.

Nhớ giây phút Chúa sống lại, đánh động tâm can đồ đệ, thôi. Nhớ Phục sinh, là nhớ rằng ơn cứu độ đã ảnh hưởng lên cuộc sống và niềm tin của con dân. Nhớ Phục sinh, còn là nhớ lời gọi mời đổi mới.

Đổi tận gốc rễ, như đồ đệ Chúa đã làm, thời tiên khởi. Nhớ Phục sinh, không chỉ là tin tưởng và loan báo việc Chúa sống lại. Nhưng, còn phải tác động lên điều mình tin. Lên, tình thương yêu và qua rao giảng.

            Bài đọc 1, thánh Phêrô nói đến kinh nghiệm mà thánh nhân muốn sẻ san với cộng đoàn đang nghe giảng. Là môn đồ gần cận, thánh nhân san sẻ với mọi người kinh nghiệm về giảng rao. Nhờ có kinh nghiệm rao giảng, thánh nhân biết đích xác rằng Đức Giêsu đã chết trên thập giá, nay đang sống với các thánh, trong niềm vui đầy tràn. Và, các thánh san sẻ niềm vui ấy với mọi người để ai nấy cùng vui như Ngài. Với Ngài.

            Bài đọc 2, Phaolô -một Pharisêu cương nghị- từng bức bách con dân của Chúa, cũng có kinh nghiệm về sự sống lại, với riêng mình. Và, thánh nhân đã hồi hướng trở về. Về cùng Chúa, ngay trên đường bách hại, ở Đamát. Hồi hướng trở về, thánh Phaolô đem dân con Chúa về với cộng đoàn tình thương.

            Qua kinh nghiệm, Phaolô thánh nhân đích thân thay đổi cuộc sống. Bằng vào kinh nghiệm sống lại, thánh nhân đã có thị kiến mới về mọi sự. Đặc biệt, về cuộc sống của Đức Giêsu về thông điệp Ngài đem đến. Cuối cùng, thánh nhân đã sử dụng trọn vẹn năng lực của mình để phục vụ. Phục vụ, theo cùng một cung cách khi trước, hầu giúp đỡ mọi người biết yêu thương và dấn bước theo chân Chúa.

            Trình thuật hôm nay, kể về “Mộ trống” như dấu hiệu Chúa về lại với cuộc sống, bình thường. Và thánh sử kể về sự kiện Maria Magdala và đồ đệ Chúa đến mộ phần, chứng kiến và tin vào Chúa Phục Sinh. Tin, là tin vào Tin Mừng, như đã viết: “Hai ông chưa hiểu rằng theo Kinh thánh (tức Cựu Ước): Đức Giêsu phải trỗi dậy từ cõi chết” (Ga 20: 9).

Tin và hiểu, như hai vị tông đồ trên đường Emmaus, cũng được giải thích, để hiểu rõ. Tin và hiểu, là biết chấp nhận một sự thật: Chúa chấp nhận khổ đau và sống lại, quả đúng như điều được ghi trong Cựu Ước.         

            Suy cho cùng, ta cũng nên hiểu: Phục sinh không chỉ đơn thuần là phục hồi sinh lực cho cơ thể Chúa. Phục sinh, không đơn thuần là chuyện tai nghe mắt thấy. Thấy, như đã thấy việc Chúa bị đóng đinh, một sự kiện lịch sử. Mà, Phục sinh, chính là sự kiện của niềm tin. Đức Chúa Phục sinh, nay sống lại để đi vào cung cách mới, của sự sống. 

Các văn bản sau ngày Chúa Phục sinh, cho thấy: Ngài không được các tông đồ gần cận, nhận thức trước. Ngài ở bất cứ những nơi mà đồ đệ Ngài đi đến. Chúa Phục Sinh phải được hiểu, là Ngài mang nơi Mình Ngài, một hình thức tân tạo, một cung cách hoàn toàn mới mẻ, để hiện hữu ở với ta.

Và, cung cách mới chính là cộng đoàn dân con. Là, Thân Mình hiện thân nơi Nước Trời, ở trần gian. Là, tương quan dân con, của Đức Chúa.

            Đọc tiếp trình thuật, ta sẽ thấy: thánh Phêrô và “môn đồ được Chúa thương” đích thân chứng kiến Chúa sống lại, đã chạy về kể cho bạn bè nghe những điều mình “tai nghe mắt thấy”. Riêng Maria Magđala, người nữ phụ đầy lỗi phạm khi trước, nay đã dâng trọn đời mình để Chúa dẫn dắt. Chính nhờ thế, Thầy Chí Ái đã vui lòng ở lại, với chị và với mọi người.

Với Maria Magđala, mặc khải “Chúa sống lại” là sự kiện: có thiên thần hiện diện, tức do Chúa. Và, khi ngước mắt quay nhìn, chị thấy Chúa nhưng không nhận ra. Đó là điều, khiến chị bật thành tiếng khóc trong mừng vui. Vui, vì biết rằng Chúa Sống Lại đã hiện ra với chị. Với người đời thế mà, chị cứ ngỡ Ngài là “người làm vườn”.

Người làm vườn”, lời Tin Mừng được thánh Gio-an nhiều lần nhắc đến. Vườn, là chốn địa đàng, nhị vị tiên tổ từng ngã phạm (Kn 2: 23). Vườn, là nơi chôn Chúa, chốn cứu chuộc (Ga 19: 41). Vườn, là khu lưu giữ chiên đàn, Chúa nói đến (Ga 10: 1-5). Tựu trung, Chúa Phục Sinh từng gọi tên Maria Magđala để mặc khải, hay gọi tên chiên con, đều ở đây ở trong vườn.

Thôi đừng giữ Thầy lại”, điều này chứng tỏ: dân con Đạo Chúa cứ đeo đuổi bám víu vào con người “cũ” của Đức Chúa. Trên thực tế, Đức Giêsu nay đã về với Cha, trong quang vinh. Về với Cha, Ngài hứa sẽ trở lại, nhưng theo cung cách khác bằng một thực thể mới mẻ, khác lạ. Và, ta chỉ gặp Ngài, nơi những người được coi là đồ đệ. Người liên kết làm một Thân Mình Chúa. Một Hội Thánh Chúa ở địa phương.

Tôi đã thấy Chúa!” lời kể của Maria Mác-đa-la, người nữ phụ từng phạm lỗi rất nặng theo luật Do Thái, cũng là của phụ nữ, những người có vị thế rất thấp trong xã hội. Nhưng, với Tin Mừng, lại được ưu tiên cao. Ưu tiên được biết trước nhất, chuyện Chúa sống lại. Đó chính là mục đích cũng như ý nghĩa của sứ vụ rao báo Tin Mừng. Rao báo, không chỉ là chuyển giao triết lý của lòng tin. Mà còn là, san sẻ cho nhau những kinh nghiệm mình chứng kiến.

Kinh nghiệm được gặp và được thấy Chúa trong cuộc đời, của chính mình. Rồi sau đó, mời gọi mọi người cùng làm như thế. Mừng kính Chúa Phục Sinh, ta cũng được gọi mời cùng một cung cách như thế. Gọi và mời theo một kiểu như Phêrô thánh nhân, Maria Mácđala và đồ đệ khác một kiểu cách như bài đọc hôm nay.

Đọc thư thánh Phaolô gửi giáo đoàn Côrintô, ta đều thấy: lời mời gọi Phục Sinh là một gọi mời hồi hướng trở về, tận căn rễ. Là, thanh lọc tự bản thân, của mỗi người. Khi cử hành lễ Vượt qua, người Do Thái có thói quen đổ bỏ bánh lên men mà họ vẫn có. Thay vào đó, là bánh không men, vừa mới cất. Thói quen đổ bỏ bánh lên men này, vì qua tiến trình lên men tạo nên bánh, men được coi là nhân tố gây lũng đoạn bột. Vì thế, thánh Phaolô khuyên ta nên mừng lễ Vượt Qua, “đừng với men cũ, là men gian tà, ác độc; nhưng, với Bánh không men của lòng tinh tuyền, và chân thật.” (1Cr 5: 6)      

Về lại bài đọc 1, từ sách Công vụ Tông đồ, thánh Phêrô nhấn mạnh đến tầm vóc quan trọng của đồ đệ Chúa. Quan trọng ở chỗ, ta không chỉ rút kinh nghiệm từng trải và vui hưởng niềm vui Đức Chúa là Thầy Chí Thánh nay đã Phục Sinh, mà thôi. Nhưng còn phải sẻ san kinh nghiệm và niềm vui ấy cho càng nhiều người càng tốt.

Đó là điều ta nên làm. Nên làm vì nếu  chỉ liên hoan Phục sinh thì mới có nửa phần. Mà, với người Đạo Chúa, Phục Sinh là đại lễ diễn ra hằng ngày. Là, ngày vui Chúa Sống lại, ta san sẻ với hết mọi người vào mọi ngày.

Lời thánh Phêrô “còn chúng tôi đây xin làm chứng”, là làm chứng về những việc Chúa đã làm. Về, việc Chúa bị bắt, hãm hại và giết đi. Về, “Thiên Chúa đã làm cho Người trổi dậy” và chúng ta, là “những kẻ được cùng ăn cùng uống với Người” (Cv 10: 40-41), vẫn là điều ta vẫn làm mỗi khi tham dự Tiệc Thánh Thể. Dự Tiệc Thánh, ta vẫn ăn và vẫn uống Thân Mình Đức Chúa Phục Sinh, quang vinh.

Vậy, thông điệp ta có từ lễ Chúa Phục Sinh, là thông điệp gì ? Ta có đáp ứng đòi hỏi làm con dân Đức Chúa, hay chỉ ngồi đó tham dự thánh lễ Chủ Nhật, như người dưng? Bởi, thông điệp của Chúa là thông điệp gửi mỗi người chúng ta  để ta ra đi mà rao báo Tin Mừng Ngài đã Phục Sinh. Rao và báo, cho cho con dân Ngài biết  Thiên Chúa đã chọn Đức Giêsu đến với ta, không phải để lên án kẻ sống với người chết, nhưng để mọi người tin vào Ngài, sẽ được tha thứ mọi lỗi lầm, ngang qua Ngài.

Lm Frank Doyle sj biên soạn - 

Mai Tá lược dịch. 

 

Chuyện Phiếm đọc trong tuần sau Chúa Nhật Phục Sinh năm C 27/3/2016

 

Em ơi! quên đi bao nhiêu xót xa,”

Những chiều thiết tha bên nhau
Em ơi! xin em, xin em nói yêu đương đậm đà
Để rồi ngày mai cách xa…”
 
(Lê Uyên và Phương – Lời Gọi Chân Mây)

Video https://www.youtube.com/watch?v=RhTrRwDtnH0

(Thư Êphêsô 4: 3-6)

 

Phải thế không, mỗi lời gọi đều là “lời gọi chân mây”? Gọi chân mây, phải chăng là lời gọi và mời mãi, mà mây kia vẫn cứ trôi nhanh về chốn vô-định, không còn thấy nữa?

            Thế còn lời kêu gọi từ nhà Đạo vẫn rất lâu, về việc: định một ngày chung cho các giáo-phái để tổ-chức Lễ Phục Sinh?

            Trước khi trả lời cho những câu tương-tự, thiết tưởng cũng nên hát thêm những tình tự kế tiếp sau đây: 

“Anh ơi! bao nhiêu tang thương
mỗi khi đã rời giấc mơ yêu đương.
Anh ơi! xin anh, xin anh cúi trên cơn mộng dài,
Để chờ ngày mai lên nắng.
Nhớ đến ngày còn gần nhau.
Nước mắt rơi khóc phút không ngờ.
Nhớ thương ngậm ngùi cách xa.
Biết đến bao giờ.”

(Lê Uyên và Phương – bđd) 

Vâng. Có lẽ là như thế. Như thế, tức như thể khó mà trả lời cho đích-đáng một câu hỏi!

Như thế còn như thể: chắc gì ta thực-hiện được những điều mình kỳ-vọng, như lời giải-thích của đấng bậc vị vọng ở Sydney về câu hỏi: Sao ta không cùng nhau tổ-chức chỉ một lễ Phục Sinh, thuần-nhất rất đồng-bộ?”

Để trả lời, đấng bậc chuyên trách mục giải-đáp thắc mắc nay có câu đáp như sau: 

“Hội thánh Chúa ở vài nơi, đặc-biệt là ở một tỉnh-lỵ thuộc Rôma tại Châu Á, Lễ Phục Sinh được quyết-định vào tháng ngày sao cho phù-hợp với Lễ Vượt Qua của Do-thái-giáo, tức rơi vào ngày thứ 14 tháng Nisan âm lịch, rất trăng tròn. Vì rơi vào ngày ấy, nên cũng có thể rơi vào bất cứ vào thứ mấy trong tuần.

Nhiều nơi khác, đặc-biệt tại Rôma và Alexandria xứ Ai Cập, Lễ Phục Sinh luôn luôn được tổ-chức vào Chúa Nhật theo sau Lễ Vượt Qua của Do-thái-giáo.

Vào thế-kỷ thứ 2, một số Thượng Hội-đồng Giám-mục được thiết-lập để giải-quyết một số vấn-đề và theo sử-gia Eusebius thì các vị có thẩm-quyền đều muốn tổ-chức lễ Phục Sinh vào ngày Chúa Nhật, mà thôi.

Vào năm 325, Công Đồng Nicê đã định rằng: cùng với các sự việc khác, Hội-thánh không còn muốn theo lịch của Do-thái-giáo và muốn lễ Phục Sinh phải được tổi-chức vào dịp lễ định chung cho công-chúng trên khắp thế-giới. Công-đồng, không cho biết ngày ấy là ngày nào, thế nhưng lúc ấy Phục sinh được cử-hành vào một ngày Chúa nhật ở mọi nơi, cho hết mọi người.

Năm 725, thày dòng tên Bêđê người Anh quốc từng viết rằng: Phục Sinh phải được tổ-chức vào Chúa Nhật theo sau ngày trăng tròn nào rơi vào đúng hoặc sau Xuân phân. Và đây là công-thức được áp-dụng từ đó đến nay….

Mãi cho đến cuối thế kỷ thứ 18, Đạo Chúa đã đoàn-kết thống-nhất trong việc định ngày tháng cho lễ Phục Sinh, tức rơi vào bất kỳ tuần nào giữa 22 tháng ba đến 25 tháng Tư. Năm 1582, Lễ này lại thay đổi cho đến khi thế giới của người La Mã mới theo lịch Julian, là lịch do Julius Caesar đề nghị từ năm 46 trước Công nguyên. Theo lịch này, mỗi năm gồm 365 chia cho 12 tháng kèm theo chi-tiết là: cứ 4 năm một lần lại có thêm một ngày vào tháng hai , tức mỗi năm có 365 ngày cộng ¼. Năm 1582, Đức Giáo Hoàng Grêgôriô 13 đã cải-tổ lịch này , dời 10 ngày về phía trước, cho nên theo lịch này thì Thứ Năm ngày 4 tháng 10 có theo sau ngày 15 tháng 10 là thứ Sáu, như lịch Grêgôriô lập ra.

Trong khi Tây phương sử-dụng lịch Grêgôriô, thì các Giáo-hội Chính-thống lại vẫn dùng lịch Julian khiến đưa đến kết-cục là các ngày trong lịch này trễ đến 10 ngày so với lịch Grêgôriô, và nay thì trễ những 13 ngày…

Để thống-nhất chọn ngày cho lễ Phục-sinh, những năm gần đây đã có các cuộc đối-thoại giữa giới thẩm-quyền của Hội-thánh Công-giáo, Giáo-chủ Chính-thống Cốptích, Thượng-phụ Constantinople và Tổng Giám-Mục Canterbury của Anh-giáo. Các vị chủ-quản Giáo-hội nói trên đã tỏ-bày niềm hy-vọng sẽ định ra một ngày chung được định-đoạt cũng rất gần…” (X. Lm John Flader, Why don’t Catholics, Orthodox celebrate Easter on same date? The Catholic Weekly 13/3/16 tr. 22)

 

Kiếm tìm và quyết-tâm đạt mẫu-số-chung tổ-chức lễ-lạy như thế, phải chăng là đi tìm một đồng thuận, đồng bộ hay đồng thuyền. Đồng thuận hay đồng thuyền thì có thể được, vì từ lâu nay ta vẫn thế. Còn, “đồng bộ” tức giống y đúc, y-khuôn và y hệt, thì có lẽ cũng hơi khó.

Bần đạo còn nhớ có lần đọc được tu-tưởng “đối-thoại”/”đại-kết” của một đấng bậc từng tìm cách đối-thoại nhưng không tìm tính-chất “đồng-bộ”, cũng từng nói:

 

“Đối-thoại ư? Thì, từ sau Công Đồng Vatican II, người ta đã đối-thoại rất nhiều rồi. Các hội-nghị liên-tôn mở ra ở nhiều nơi trên thế-giới, và riêng tại Tokyo dịp tháng 10 năm 1970. Bên Việt Nam, từ nhiều năm, chúng ta cũng có một Hội-đồng Liên-tôn quy-tụ đại-diện một số các tôn-giáo hoặc giáo-phái. Nhưng, bên Việt Nam, cuộc gặp-gỡ giữa người Công-giáo và các tôn-giáo bạn còn dừng lại ở bên ngoài, và sự hợp-tác chỉ mới có trong lãnh-vực chính-trị và bác-ái đôi khi. Bên Âu-châu, ngoài cố-gắng tìm-hiểu của vài học-giả ra, phần đông Kitô-hữu vẫn mù-tịt về những gì người ta tin-tưởng và ước-ao trong các tôn-giáo khác…

Để đối-thoại (chứ không phải hoà-đồng), vừa phải có gì chung, vừa phải có gì riêng, cho mỗi bên. Phải, thế nào cũng phải có một số định-đề được cả hai bên công-nhận, để bắt đầu từ đó, người ta có thể hiểu nhau. Cho nên, phải học về tôn-giáo bạn và học với một tâm-hồn thành-kính, cởi mở, cố tìm nơi họ những gì mình có thể chấp-nhận, học-hỏi và bắt chước, để trở nên giống họ ở tất cả những gì tự nó không đi ngườc lại với tín-ngưỡng của mình.

Để nói chuyện, cũng cần phải có hai hay ba người; và , bao lâu còn là hai hay ba, người ta mới có thể nói chuyện được. Cho nên, đồng thời với việc xích lại gần nhau và nên giống nhau, chúng ta phải giữ vững lấy những gì căn-bản chung làm cho chúng ta thành người Công-giáo nữa. Phải, chỉ từ những căn-bản chung và những chỗ đứng khác nhau như thế, người ta mới có thể đối-thoại thành-thực được…” (Lm Hoành-Sơn Hoàng-Sỹ-Quý, Vấn-đề đối-thoại tôn-giáo, Ra khơi xuất bản 1972, tr. 9-10)

Thế đấy. Với các bậc vị-vọng mỗi lần đặt vấn-đề “đối-thoại” hay tổ-chức việc gì cho đồng bộ, đồng-thuận và với những người đồng thuyền, thì như thế.

Với người ngoài Đạo, sống cảm nhận mọi sự việc bằng âm nhạc, âm vang và âm-hưởng, lại có những âm-hưởng của âm-nhạc, như sau:


“Em ơi! chim bay mang theo
chút hơi nắng tàn giấu trong tim son
Em ơi! xin em,

xin em giấu trong cơn nghẹn ngào
Những chiều buồn mưa lẻ loi!

                             
Anh ơi! như chim say mê
có khi rã rời cánh nhung thôi bay.
Anh ơi! xin anh,

xin anh lúc chân mây mệt nhoài
Trở về lồng êm thân ái

Em ơi! quên đi bao nhiêu xót xa
Những chiều thiết tha bên nhau
Em ơi! xin em,

xin em nói yêu đương đậm đà
Để rồi ngày mai cách xa
Để rồi ngày mai .. cách xa".

            (Lê Uyên và Phương – bđd)

 

            Vâng. Vẫn như thế, một đề-nghị thật đồng-bộ của những người đồng thuyền thì như thế. Như thế, chắc chắn không như thể mình thực-hiện một cách máy-móc, mà không tìm-hiểu và học hỏi những khác-biệt, tư-riêng của đối-tác.

            Thành thử, vấn-đề đặt ra chưa chắc đã như đấng bậc giảng-giải để có được một hiểu biết hoặc quyết-định cho “đồng-bộ” được. Nhưng, chắc chắn vẫn cần đến thời-gian mới đạt điều mà các bên hoặc nhiều người mong-ước một thành-tựu.

            Hôm nay đây, nhân có sự việc định-đoạt một ngày chung cho các Giáo-hội Đạo Chúa quyết tìm cho ra mẫu-số-chung khi định ngày cho lễ Phục Sinh, bần đạo lại nhớ đến cung-cách và lập-trường giải-quyết được nhiều thứ, trong sống đời đạo-hạnh với mọi người, có những lập-trường và tâm-thức nhủ-khuyên của đấng bậc đi trước đầy kinh –nghiệm để đời, sau đây:

 

            “100+ Lời khuyên cho cuộc sống

1.             Nếu nhắn tin cho người ta mà lâu không thấy người ta trả lời, đừng nhắn nữa...Nếu thật sự cần? Hãy tìm đến tận nơi! Đừng chờ đợi những gì bạn muốn mà hãy đi tìm kiếm chúng.

2.             Nếu không có ai bên cạnh, hãy thử một mình nghe nhạc, đọc sách, chơi game, xem phim, viết blog, viết nhật ký.. Hãy tập quen dần với bản thân..

3.             Nếu như cảm thấy đau đớn trong lòng, hãy tìm một góc nhỏ hoặc trốn trong chăn khóc một trận thật to. Khóc xong rồi ngày mai lại vui vẻ tiếp tục cuộc sống trên chính đôi chân mình...

4.             Nếu có một ai đó làm chậm bước chân của bạn, hãy nhẹ nhàng rẽ sang hướng khác.

5.             Nên nhớ rằng người duy nhất có thể làm tổn thương bạn là chính bản thân bạn...Nếu có ai làm tổn thương bạn sâu sắc thì chỉ vì bạn đã cho phép người đó làm vậy mà thôi...

6.             Lúc đau buồn nên tìm một người bạn mà mình tin tưởng để trút tâm sự, không nên chịu đựng một mình. Đừng để nỗi buồn phải chứa cả nỗi cô đơn...

7.             Khi yêu một ai đó thì hãy gom hết dũng cảm mà nói ra. Thà rằng đau một cách cao ngạo còn hơn yêu trong lén lút.

8.             Đừng vì cô đơn mà chọn đại một người để yêu vì rồi sau đó bạn sẽ cô đơn trong chính tình yêu ấy. Điều đó đáng sợ hơn gấp ngàn lần. Những lúc đó hãy tìm một người bạn tri kỷ...

9.             Nhớ kỹ ngày sinh của người mình yêu thương, đó là gia đình và chính bản thân mình. Hãy thử mua quà tặng mẹ trong sinh nhật mình vì đó là người vất vả nhất khi mình sinh ra đời.

10.           Khi tâm trạng không vui đừng làm gì điên rồ mà hãy chọn một giấc ngủ vì đó là thứ êm ái nhất...

11.           Đừng bao giờ hỏi người khác có nhớ, có yêu mình không. Nỗi nhớ và tình yêu không thể cảm nhận bằng tai càng không thể dựa vào lời nói của bất cứ ai...Phải tin vào cảm nhận bản thân lúc đó sẽ chẳng cần một câu trả lời nào cả...

12. Không nên quan trọng hoá vấn đề với một số người hoặc một số việc, hãy để tất cả thuận theo tự nhiên. Thế giới vốn lạnh lùng và ích kỉ, quá quan trọng một việc gì đó sẽ đánh mất những việc còn lại, kể cả giá trị bản thân...

13. Đôi khi có ngốc nghếch một chút cũng chẳng sao, chẳng ai phải thông minh suốt cả đời...

14. Dù trong bất kỳ tình huống nào cũng không nên nói xấu người khác. Nếu bắt buộc phải nói thì hãy nói vài lời tốt đẹp. Nếu cần chỉ trích thì nên nhớ chỉ những người quan trọng với mình mới xứng đáng với những nhận xét chân thật ấy...

15. Dòng sông không có hình dạng, nhưng nó bị bó buộc vào trong những ranh giới của chính mình. Vậy ý nghĩ cũng là vô tận, cho đến khi nào nó tự đặt ra cho mình một nhà tù cho những tư duy của mình.

16. Một người bạn khác phái có thể bằng mười người bạn cùng phái với mình.

17. Suy nghĩ những điều bạn sắp nói nhưng đừng nói hết những gì bạn nghĩ.

18. Khi quyết định sẽ làm một sự thay đổi lớn thì hãy lẳng lặng mà thay đổi, nếu người ta nhận thấy thì mới gọi là thành công...

19. Hạn chế tranh cãi với người khác. Trong cơn giận người ta rất đáng sợ, sẽ vì mất điều khiển mà nói hoặc làm những điều đáng sợ không kém vô tình làm bạn tổn thương....đọc lại điều 5

20. Cho dù phát sinh mâu thuẫn với bất cứ ai, cố gắng giải quyết trong vòng 24h, càng để lâu sự việc sẽ càng khó giải thích. Một lời xin lỗi không chứng minh bạn đã sai. Nó thể hiện sự ứng xử thông minh của bạn.

21. Lúc không vui buổi sáng có thể ngắm trời xanh mây trắng, buổi tối có thể ngắm trăng ngắm sao, đất trời bao la rồi sẽ có nơi thuộc về mình.

22. Đừng vì quá đau khổ mà đổ lỗi cho hoàn cảnh khi thất bại...Phải nhớ rằng không phải chỉ cần cố gắng tới cùng là sẽ thành công...

23. Sinh nhật mình không ai tặng quà cũng còn tốt hơn chán vạn lần sinh nhật mình mà mình không hề nhớ đến. Thông điệp là hãy yêu thương bản thân trước khi muốn nhận tình thương từ ai đó...

24. Đừng bao giờ cố che giấu tình cảm của mình vì nó luôn thể hiện ra bên ngoài bằng cách này hay cách khác

25. Đôi khi có thể khóc xướt mướt khi xem cảnh đời đáng thương của người khác nhưng đối với bản thân thì hãy dành thời gian nhỏ nước mắt để làm những chuyện khác có ích hơn...

26. Nghe nhiều thêm khôn ngoan, nói nhiều thêm hối hận, im lặng là nghệ thuật lớn lao của cuộc đàm thoại

27. Sống bất cần một chút đôi khi là cách duy nhất để bạn nhận ra bạn phải sống vì bản thân mình

28. Hãy cười lên và cả thế giới sẽ cười cùng bạn, nếu khóc, bạn sẽ phải chỉ khóc một mình.

29. Nếu bạn không thể xây dựng một thành phố thì hãy xây lấy một trái tim hồng.

30. Một người bạn thật sự là người bước vào cuộc sống của bạn khi cả thế giới đã bước ra.

31. Yêu thương cho đi là yêu thương có thể giữ được mãi mãi.

32. Một nụ cười có thể thay đổi một ngày, một cái ôm có thể thay đổi một tuần, một lời nói có thể thay đổi một cuộc sống.

33. Nếu bạn không thể là Mặt Trời thì cũng đừng làm một đám mây.

34. Hãy là một con tem, gắn chặt vào mục tiêu cho tới khi đến đích.

35. Có hai nơi mà không gì là không thể xảy ra : trong giấc mơ và trong tình yêu.

36.

Nếu bạn luôn cố để giống một người nào đó, bạn sẽ đánh mất những gì đặc biệt nhất về chính mình.

37.Cuộc sống giống như hoa hồng, vẻ đẹp luôn đi cùng với gai.

38. Chẳng sao cả nếu bạn cố, và cố, và cố nữa, nhưng vẫn thất bại. Nhưng thật tệ hại nếu bạn cố rồi thất bại, và không muốn cố lần nữa.

39. Chỉ khi bạn mở được cánh cửa của lòng tin, bạn mới mở tới cánh cửa của tình bạn.

40. Một tâm hồn không có trí tưởng tượng cũng như một nhà quan sát không có kính thiên văn.

41.  Khi bạn có thể cười ngay cả trong thất bại, đó là bạn đã đạt tới thành công thật sự.

42. Mỗi ngày đều là ngày đầu tiên của phần còn lại trong cuộc sống của bạn.

43.  Không bao giờ có thang máy đi tới thành công, bạn luôn phải đi cầu thang bộ.

44.Một người thông minh giống như một dòng sông, càng sâu thì càng ít gây ồn ào.

45. Tình yêu là khi chúng ta nhận ra chính mình ở trong một người khác, và tự hào vì điều đó!

46. Bạn trưởng thành không phải khi biết tự chăm lo cho mình, mà là khi bạn có thể chăm lo cho người khác.

47.  Tình bạn là một sợi chỉ bằng vàng nối trái tim của cả thế giới.

48.  Bạn cần phải đứng vững vì ít nhất một điều gì đó, nếu không, bạn sẽ ngã vì bất kỳ điều gì.

49. Hãy luôn nhớ rằng mỗi người bạn tốt đều đã từng là một người xa lạ.

50. Dù bạn không giỏi nhất, nhưng hãy cố gắng cao nhất.

51. Trái Đất là một con tàu lớn mà không hề có hành khách, tất cả chúng ta đều là thuỷ thủ.

52. Hãy cười như thể không ai đang nhìn bạn, và sống như thể không gì có thể ngăn cản bạn.

53. Chẳng có dấu hiệu nào ghi trên cái kén rằng nó sẽ trở thành một con bướm xinh đẹp.

54. Để vẽ một bức tranh hoàn hảo, nhất thiết bạn sẽ cần một vài màu tối.

55.  Lo lắng quá nhiều giống như việc trả nợ mà bạn không biết có vay hay không.

56. Muốn nhìn thấy cầu vồng, bạn phải biết chịu đựng cơn mưa.

57. Nếu bạn muốn thành công, đừng sợ thất bại.

58. Hạnh phúc không tuỳ thuộc vào bạn là ai, bạn làm gì mà tùy thuộc vào bạn nghĩ gì.

59. Cách tốt nhất để có một ý tưởng xuất sắc là có thật nhiều ý tưởng.

60. Trái tim tôi mỉm cười khi bạn bước lại gần và nói “xin chào!”

61. Đôi khi những điều nhỏ bé nhất lại mang đến những điều kỳ diệu nhất.

62. Dũng cảm là vượt qua nỗi sợ hãi chứ không phải không sợ hãi.

63. Cái đầu quá nóng và trái tim quá lạnh không bao giờ giải quyết được việc gì.

64. Thắp nến lên đi, đừng ngồi than vãn trong bóng tối.

65. Tâm trí bạn giống như chiếc ô : chỉ hoạt động khi nó được mở.

66.  Hãy để mọi người nhớ mãi nụ cười của bạn.

67. Mỗi cuốn sách là một bức tranh kì diệu về cuộc sống.

68. Bí quyết để có một đôi môi đẹp : hãy nói những lời tử tế.

69. Học tập chỉ mở cửa, bạn phải tự bước qua cánh cửa đó.

70. Thành công lớn nhất là đứng dậy sau mỗi lần bị vấp ngã.

71.  Bạn không bao giờ bị đánh bại, cho đến khi bạn tự bỏ cuộc.

72. “Và tôi nhận ra rằng, trong cuộc sống luôn luôn có (ít nhất) một người dõi theo một người bằng cả trái tim, để rồi (có thể) người đó lại dõi theo người khác với tất cả tấm lòng của họ. Nhưng có hề gì, chỉ cần bạn được yêu thương ai đó và “yêu thương vô điều kiện”, cuộc sống sẽ vô cùng ý nghĩa. Và với tôi, thế là đủ!” (Trích từ một truyện ngắn trên báo HHT)

73.   Ai yêu mãnh liệt thì ít lời.

74.   Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi. (Tựa đề một quyển sách rất nổi tiếng của Andrew Matthew ).

75.   “Chúng ta sinh ra là để lấp đầy cho nhau. Như những mảnh xếp hình với dáng vẻ kỳ dị, đầy những ưu điểm và khiếm khuyết, sở trường và sở đoản, là vô nghĩa dù hiện hữu, nếu không lấp đầy cho nhau, để tạo nên một thế gian rực rỡ và hoàn hảo.” (Trích từ “Trò chuyện đầu tuần” trên báo HHT.)

76. “Tôi đã luôn tin chắc rằng ai cũng có thể tìm thấy những điều đẹp nhất ở những nơi ít ngờ tới nhất, chỉ cần thật sự để tâm. Và tôi đã đúng.” (HHT)

77. “Bây giờ thì con hiểu, yêu và thương luôn là và phải là một… Yêu thương là khí trời, là nắng ấm giúp cây non lớn lên, em là búp măng non, em lớn lên trong mùa yêu thương… Em biết, an lành và hạnh phúc chỉ có khi em yêu thương.” (HHT)

78. “Hãy năng động, sáng tạo, mơ những gì muốn mơ, làm những gì mình muốn làm, đến những nơi mình muốn đến. Hãy là một phần ý nghĩa của cuộc đời chính bạn và những người xung quanh bạn.” (HHT)

79. Hãy khám phá những điều nhỏ nhoi đang làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Những khoảnh khắc ấy là những hạt vàng trên lối đi toàn sỏi đá… Để ta nhận ra rằng “Cuộc đời là một điều kỳ diệu”. (Trái tim có điều kỳ diệu)

80. Tất cả kho tàng trên trái đất không thể nào so sánh nổi với hạnh phúc gia đình. (Calderon)

81. Một người vĩ đại là một người đã không đánh mất trái tim trẻ thơ của mình. (Mencius)

82.  Nơi nào có tình thương yêu, thì nơi đó luôn có những điều kỳ diệu. (Loilla Cather)

83. Yêu thương là cái gì đó vĩnh cửu. (Vincenl Van Gohg)

84. Con cái được giáo dục sẵn nếu chính cha mẹ được giáo dục. (Goethe)

85. Một số người tặng thời gian, một số người tặng tiền, một số tặng kỹ năng tay nghề và mối quan hệ, một số đã hiến máu… Và ai cũng có một thứ gì đó để trao tặng. (Barbara Bush)

86. Lòng yêu thương là điều mà chúng ta có thể mang theo khi chúng ta ra đi, và nó khiến cho giây phút cuối trở nên dễ dàng chịu đựng. (Louisa May Alcott)

87. Tình yêu không có thời hạn, chừng nào trái tim còn đập người ta còn yêu. (Karamzin)

88.Hãy có lòng nhân ái, bởi vì bất kỳ ai bạn gặp đều đang chiến đấu gian khổ hơn bạn. (Plato)

89.  Phải yêu bạn vì hạnh phúc thương yêu không vì lợi lộc có thể khai thác được. (La Bruyere)

90. Nguyên nhân chính của các lỗi lầm loài người mắc phải được tìm thấy trong những thành kiến được thu thập từ thời thơ ấu. (Descartes)

91.Tình bạn là nhận thêm niềm vui và chia bớt nỗi buồn. (Thomas Fuller)

92. Đứng sau động từ “yêu thương” thì “giúp đỡ” là động từ đẹp nhất trên thế giới. (Bertha Von Suttner).

93. Có những tình cảm sống suốt cả đời và chỉ chấm dứt cùng với đời sống. (Fosefine)

94. Đừng bao giờ mất kiên nhẫn, đó chính là chiếc chìa khoá cuối cùng mở được cửa. (Saint Exupery).

95. Trong tâm hồn cao thượng tất cả đều cao thượng. (Pascal)

96. Tình thương yêu là một trái cây luôn nở rộ và vừa tầm hái. (Mẹ Terasa)

97. Người lạc quan cho đấy là cái bánh, kẻ bi quan lại thấy đó là cái lỗ tròn.

98.  Nhân từ, ngọt ngào là dấu hiệu của tính cao thượng. (Pythagore)

99.  Bởi ông Trời không thể có mặt ở khắp nơi nên ông mới tạo ra các bà mẹ. (Ngạn ngữ Do Thái)

100. Trong xã giao đừng đổi bạn thành thù mà hãy đổi thù thành bạn. (Pythagore)

101. Cái gì mà chúng ta học được ở tuổi thơ thì luôn còn mãi. (Cerventes)

102. Thực trạng không phải là thứ bạn ao ước có, cũng không phải là thứ mọi người thấy mà là thứ thực sự là như thế. (Robert J. Ringer)

103. Trẻ em : không chỉ là những người bé. Trẻ em thật sự là những con người đặc biệt. Trên đời này không ai giống trẻ em cả. (Adrian Wagner)

           Không biết, khi thực-hiện hơn 100 điều như thế, bạn và tôi, ta có tìm ra câu trả lời cho sự-việc đại-kết, mẫu-số-chung trong việc định ngày Lễ quan-trọng như thế hay không. Không biết và cũng không rõ kết-quả đem đến sẽ ra sao.

            Tuy nhiên, nếu tìm về khu vườn thượng-uyển có lời vàng/ngọc của đấng thánh-hiền trong đạo, hẳn ta sẽ tìm ra được câu nhủ khuyên rất quen thuộc, như sau:

   

            “Anh em hãy ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại;

hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau.

Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất mà Thần Khí đem lại,

bằng cách ăn ở thuận hoà gắn bó với nhau.

Chỉ có một thân thể, một Thần Khí,

cũng như anh em đã được kêu gọi để chia sẻ

cùng một niềm hy vọng.

Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa.

Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người,

Đấng ngự trên mọi người,

qua mọi người và trong mọi người.”

(Thư Êphêsô 4: 3-6) 

Được nhắc-nhớ thế rồi, nay mời bạn và tôi, ta cứ hiên ngang cất lên lời ca trích-dẫn ở trên, để rồi đi vào trường đời mà sống thực những lời khuyên-dạy của đấng bậc hiền-lành. Hiên ngang hát những lời vui tươi dù đó có thể là sự thật của ta và của người sau này, vẫn cứ hát: 

““Em ơi! chim bay mang theo
chút hơi nắng tàn giấu trong tim son
Em ơi! xin em, xin em giấu trong cơn nghẹn ngào
Những chiều buồn mưa lẻ loi!

Anh ơi! như chim say mê
có khi rã rời cánh nhung thôi bay.
Anh ơi! xin anh,

xin anh lúc chân mây mệt nhoài
Trở về lồng êm thân ái

Em ơi! quên đi bao nhiêu xót xa
Những chiều thiết tha bên nhau
Em ơi! xin em, xin em nói yêu đương đậm đà
Để rồi ngày mai cách xa
Để rồi ngày mai … cách xa".

            (Lê Uyên và Phương – bđd)

Vâng. Hát thế rồi, mời bạn và tôi, ta đi vào cuộc đời có những đắng cay, phân rẽ, khác-biệt nhưng vẫn sống hùng, sống mạnh, sống ngay-thẳng hy-vọng vào một ngày mai tốt đẹp, hiệp-nhất. 

Trần Ngọc Mười Hai

Vẫn cứ hy vọng

vì đó là lẽ sống

của đời mình.  

 

 

March 19, 2016