dongcong.net
 
 


Vì Tôi là Kitô Hữu

Trước thập niên 1960, kỳ thị chủng tộc là một vấn đề nhức nhối trong xã hội Hoa Kỳ. Người da đen phải sống trong cảnh đau khổ triền miên. Họ không được tham gia các sinh hoạt chung với người da trắng; nhiều nơi họ không được bước chân vào; đi xe bus, họ phải ngồi phía sau. Tại tiểu bang Georgia, trong một gia đình ngoan đạo có hai anh em. Người anh vì muốn làm một cái gì để thay đổi tình trạng bất công đó, nên đã thành lập một hội đoàn với sự tham dự của mọi lớp người, không kể mầu da. Khi hội đoàn đang được thành hình, thì áp lực đến từ nhiều phía, và còn bị đe dọa sẽ bị đưa ra tòa. Người anh đã xin sự giúp đỡ của người em, lúc đó đang làm luật sư trong một tổ luật sư lớn, nhưng người em đã từ chối, lấy lẽ là sợ mất việc. Thấy không còn lý gì để thuyết phục em, người anh đã lấy lẽ là vì mình là Kitô hữu. Người em lúc đó đã trả lời, "Em sẽ theo Chúa Giêsu đến chân thánh giá; nhưng em không muốn cùng bị đóng đinh với Ngài."

Anh luật sư này biết rằng, nhận mình là Kitô hữu, là môn đệ của Chúa Kitô, là phải bước theo chân Chúa. Vấn đề là anh đã không đủ can đảm để theo Chúa cho đến cùng đường, vì anh thấy sẽ phải trả một giá quá đắt. Đó là phản ứng chung của con người khi được kêu gọi để làm chứng cho Chúa Kitô.

Nhận Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế tuy là khó; nhận mình là môn đệ Chúa đôi khi cũng khó; nhưng để sống đúng là môn đệ của Chúa Kitô, cả những lúc gặp chống đối, đó mới thực sự là khó, vì điều này đòi chúng ta phải nên giống Chúa Kitô, Đấng là dấu chỉ của sự chống đối.

"Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo ta." Đó là điều kiện của những người muốn theo Chúa, vì những ai muốn theo Chúa chắc chắn sẽ bị thiệt thòi trước con mắt thế gian: "Nếu các con thuộc về thế gian, thế gian sẽ yêu những gì thuộc về nó, nhưng các con không thuộc về thế gian ... nên thế gian ghét các con" (Jn 15:19). Và quả thật, nhiều người Công Giáo vì sợ bị ghen ghét cười chê, nên không còn dám nhận mình là người Công Giáo, hay khi có nhận, thì đôi khi lại thêm câu: "nhưng mà tôi không tin những chuyện đó." Nhiều người cảm thấy là nếu nói mình tin mọi điều Chúa và Giáo Hội dậy, thì mình sẽ bị coi là người ngu dại, mê tín.

Ngày 19 tháng Giêng vừa qua, cảnh sát tìm thấy xác cô Ashley Wilson trong một apartment tại Houston. Sau cuộc khám nghiệm, người ta kết luận là cô đã tự tử, và cuộc điều tra đã kết thúc. Nhưng đầu tháng 3 vừa qua, sau khi Dan Leach xem cuốn phim "The Passion of the Christ", anh đã nhận ra là để được ơn cứu rỗi và tìm lại sự bình an cho tâm hồn, anh phải tự thú là đã giết cô Ashley Wilson và sẵn sàng lãnh chịu hình phạt. Nếu bị kết án, có thể anh sẽ phải lãnh án tù chung thân. Có thể có những người coi anh là dại khờ, nhưng anh Dan Leach lại coi đó là điều đáng làm.

Bỏ mình! Vác thập giá! Tự nhiên không ai thích, nhưng đó lại là con đường Chúa Giêsu đã đi qua để đem lại ơn cứu chuộc cho chúng ta, và vì thế, đó cũng là con đường chúng ta cần đi qua để giải thoát lòng chúng ta khỏi những đam mê thế gian, thắng dẹp tội lỗi, và cùng được phục sinh và hưởng hạnh phúc đời đời với Chúa. Đó là lý do cho lời Chúa phán: "Kẻ nào muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất nó; còn kẻ nào mất mạng sống mình vì Ta, thì sẽ cứu được mạng sống mình."

Lm. Gioan Vũ Nghi, CMC

Chấp nhận Thập Giá
Lm. JB. Nguyễn Minh Hùng6/18/2013

Chúa Nhật XII THƯỜNG NIÊN NĂM C

CHẤP NHẬN THẬP GIÁ


Khởi đi từ ý thức của thánh Phêrô, cũng là đại diện cho tông đồ đoàn: “Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa” dành cho câu hỏi của Chúa Giêsu: “Các con bảo Thầy là ai?”, Chúa Giêsu dẫn dắt các ông đến một mạc khải hay cũng là một thử thách quan trọng, đòi các ông phải dấn thân nhiều hơn cho đức tin. Vì “Đấng Kitô của Thiên Chúa”, không phải là Đấng “ăn trên, ngồi trước”, nhưng sẽ là Đấng hạ mình chết cho anh em, vì anh em. Đấng “phải chịu nhiều đau khổ, bị các kỳ lão, các thượng tế, và các luật sĩ từ bỏ và giết chết, nhưng ngày thứ ba sẽ sống lại”.

Và sau khi mạc khải về thập giá của Chúa, Chúa lại mời gọi chúng ta vác thập giá của chính chúng ta: “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo Ta. Vì kẻ nào muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất nó. Còn kẻ nào mất mạng sống mình vì Ta, thì sẽ cứu được mạng sống mình”.

Dù đã mạnh mẽ xác quyết “Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa”, tông đồ Phêrô vẫn có những va vấp trong cuộc đời theo Chúa của mình. Nhất là khi trực diện với thập giá, thánh Phêrô đã không thể đón nhận ngay, nhưng đã tìm cách thoái thác, tìm cách chạy trốn, dù cuộc chạy trốn ấy có phải chối Thầy đi nữa. Bởi đó, chúng ta càng nhận ra, không dễ gì một sớm một chiều, ta có thể dễ dàng chấp nhận thập giá.

Tuy nhiên, sau khi biết mình yếu đuối, thánh Phêrô đã vùng đứng lên và đứng trên những va vấp ấy. Từ sau khi Chúa về trời, thánh Phêrô không chỉ xác quyết bằng lời, mà còn bằng cả một đời còn lại của mình cách kiên trung, sống chết cho niềm tin lớn lao về “Đấng Kitô của Thiên Chúa”. Nếu Thầy đã từng chấp nhận thập giá, thánh nhân cũng đã nghe theo lời mời gọi của Thầy, trung thành vác thập giá đời mình. Vì thế, Thánh nhân trở thành chứng nhân xuất sắc, một chứng nhân tuyệt vời của Chúa.

Chúng ta là môn đệ mới của Chúa Kitô, được Chúa mời gọi làm chứng về Tin Mừng Thập Giá của Chúa trong thời đại mới. Người cũng lặp lại với chúng ta chính lời hỏi mà Người đã hỏi các tông đồ xưa: Các con bảo Thầy là ai?”. Dù không tuyên bố thành lời, bạn và tôi chắc đã từng xác quyết như thánh Phêrô: “Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa”, để với cùng một niềm xác tín ấy của tông đồ Phêrô, chúng ta chấp nhận thập giá trong đời mình, và kiên trung bước theo Chúa.

Mang phận người hèn yếu, chắc chắn những người bước theo Chúa vẫn có những lần vấp ngã. Nhưng chúng ta hãy học nơi tấm gương tông đồ Phêrô, nơi tấm gương của biết bao nhiêu vị thánh trong lịch sử Hội Thánh, và nhiều tấm gương sáng chói của nhiều anh chị em đang sống quanh ta, nhờ đó, ta vững vàng hơn trong chọn lựa theo Chúa của mình.

Hãy nhớ: Khi đối diện với thử thách, đừng quên xác tín vào Chúa Kitô. Nhờ xác tín từng giây phút trong đời mình, bạn và tôi bắt gặp nơi khuôn mặt “Đấng Kitô của Thiên Chúa” không phải là khuôn mặt của một người vô cảm, chỉ tính toán ích kỷ cho bản thân, vụ lợi cho phe nhóm mình, nhưng là khuôn mặt của một Thiên Chúa hóa thân làm người, luôn luôn yêu thương, thông cảm, tha thứ và chấp nhận thập giá vì con người và cho con người. Nhận ra khuôn mặt của Chúa Kitô như thế, chúng ta sẽ mạnh mẽ, bền bỉ và bình an, chấp nhận thập giá đời mình, bước theo Chúa. Bởi chỉ có con đường theo Chúa qua thập giá, mới có con đường cùng Chúa tiến vào vinh quang phục sinh.

Sau này, tông đồ Phaolô cũng đã từng dạy Giám mục Timôtê: “Nếu ta cùng chết với Ngài, ta sẽ cùng sống với Ngài” (2Tm 2, 11). Người môn đệ của Chúa Kitô phải là người hoàn thành xuất sắc thập giá đời mình. Bởi thân phận người Kitô hữu gắn liền với Thầy, vì thế, không thể nào tách khỏi con đường Thầy đã đi, mà lại có thể trở nên giống Thầy, cùng sống trong sự sống của Thầy!

Vì thế, mỗi người chúng ta hãy tự nguyện bước theo Chúa, hãy vui lòng vác thập giá đời mình, hãy tín thác vào sự cứu độ quyền năng của Chúa. Nhờ đó, Chúng ta hoàn thành tốt nhất sứ mạng người môn đệ đã biết bỏ mình, đã biết vác thập giá đời mình theo Chúa.

June 16, 2016

 

Bỏ mình đi theo Chúa Giêsu cách trọn vẹn
Jos.Vinc. Ngọc Biển 6/17/2013

Bỏ mình để đi theo Chúa Giêsu cách trọn vẹn
(Chúa Nhật XII Thường Niên, năm C)

Trong đời sống thường ngày, có nhiều tiếng gọi. Có những tiếng gọi xuất phát từ người khác, cũng có những tiếng gọi khởi đi từ chính ta. Khi nghe và gọi người khác như thế, hẳn giữa người lên tiếng và người lắng nghe đều muốn đi vào sự hiện hữu của nhau qua tiếng gọi và lời đáp trả.

Hôm nay, Đức Giêsu cũng cất tiếng gọi các môn đệ. Ngài gọi các ông không phải để nhờ các ông làm một việc gì đó cho mình, cũng không phải để thông tri với các ông một sự kiện, biến cố nào đó. Nhưng Ngài gọi các ông đi theo Ngài trên chính con đường mà Ngài đang đi; đồng thời trao phó cho các ông sứ vụ đến với muôn dân để đem ơn cứu độ đến tận cùng trái đất. Con đường đó là “hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo”. Đáp lại lời mời gọi và đi theo Đức Giêsu là đi vào mối tương quan của sự hiện hữu với Ngài trong nhiệm cục cứu độ.

Lời mời gọi đi theo và từ bỏ mình là hai yếu tố đặc trưng của Đức Giêsu khi gọi bất cứ ai đi theo Ngài.

1. Căn tính của Đức Giêsu

Khi đọc Tin Mừng, chúng ta thường thấy những câu hỏi về danh tính của Đức Giêsu. Những câu hỏi ấy khởi đi từ Gioan Tẩy Giả (x. Lc 7,19); những người Pharisêu; dân chúng (x. Lc 7,49); và ngay cả với các môn đệ (x. Lc 8,25); cuối cùng là chính vua Hêrôđê: ông cũng muốn gặp Đức Giêsu để thoả tính hiếu tri của mình khi nghe người ta nói về Con Người lạ lùng này. Những câu hỏi của mọi người về Đức Giêsu đôi khi đã được gián tiếp trả lời.

Tuy nhiên, hôm nay, Đức Giêsu đã đích thân hỏi các môn đệ về những lời bàn tán của dân chúng về Ngài: “Dân chúng bảo Thầy là ai?” Khi các ông nói cho Ngài biết những nhận định của dân chúng về Ngài, nào là: một vị tiên tri vĩ đại; là Gioan Tẩy Giả; Tiên tri Êlia hoặc một tiên tri ngày xưa sống lại!

Khi nghe các môn đệ thuật lại như thế, Đức Giêsu đi đến một bước tiếp theo và trực tiếp nhắm vào các môn đệ, Ngài hỏi: “Còn các con, các con bảo Thầy là ai?”, Phêrô đã nhanh nhảu thay mặt cho anh em trả lời: “Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa.” Như vậy, căn tính của Đức Giêsu là Con Thiên Chúa. Một hiện thân của Thiên Chúa giữa dân của Người. Khi các môn đệ đã xác định căn tính của Đức Giêsu là Con Thiên Chúa, lúc đó Ngài bắt đầu lên tiếng mời gọi các ông đi theo Ngài.

2. Đức Giêsu gọi các môn đệ để làm gì và đi đâu?

Ngài gọi họ để Ngài huấn luyện họ thành những người thừa kế và trao cho họ sứ vụ là quy tụ muôn dân trở thành môn đệ. Nhưng có lẽ, trước mắt các ông và trong tâm tưởng, các ông vẫn nghĩ Đức Giêsu sẽ là vua, một vị vua đánh đông dẹp bắc, một vị vua đem lại hoà bình cho dân tộc, đánh đổ chế độ đô hộ của đế quốc Rôma. Khi đã thành công, các ông chắc chắn sẽ nắm được những vị thế cao trọng trong triều đình. Nhưng chớ trêu thay, Đức Giêsu lại là một vị vua quá đỗi lạ lùng. Quả thật, hôm nay Ngài làm cho các ông ngỡ ngàng khi loan báo về một cuộc thương khó mà chính Ngài sẽ trải qua: “Con Người phải chịu nhiều đau khổ, bị các kỳ lão, các thượng tế, và các luật sĩ từ bỏ và giết chết, nhưng ngày thứ ba sẽ sống lại.” Khi mạc khải cho các ông như thế, Đức Giêsu âm thầm nhắc cho các môn đệ của mình biết được rằng: con đường giải thoát của Ngài là con đường tình yêu chứ không phải con đường bạo lực; con đường của tha thứ chứ không phải con đường của hận thù; con đường của từ bỏ chứ không phải con đường theo ý riêng; con đường của thương khó, tử nạn và phục sinh; con đường của bất bạo động chứ không phải con đường của quyền lực hay bạo tàn.

Tắt một lời, con đường đó chính là con đường của mầu nhiệm tự huỷ, chết cho người khác được sống và sống dồi dào. Khi Đức Giêsu đã mạc khải cho các môn đệ biết con đường mà Ngài sẽ đi như thế, Ngài cũng mời gọi họ bước theo Ngài trên chính con đường mà Ngài đã, đang và sẽ đi. Tuy nhiên, muốn bước đi theo Đức Giêsu trên hành trình đó, đòi hỏi người môn đệ phải có những điều kiện căn bản phù hợp với đặc tính của lời mời gọi này.

3. Điều kiện cần để đi theo Đức Giêsu

Khi mặt giáp mặt, lòng hiểu lòng, Đức Giêsu cất tiếng nói: “Ai muốn theo Ta?” Khi hỏi các môn đệ như thế, Đức Giêsu muốn các ông bước đi trong tinh thần thanh thoát nhẹ nhàng chứ không phải vì nặng nề; tự do chứ không phải ép buộc. Một lời mời gọi rất thân tình, làm cho người được mời gọi cảm thấy an vui, bình an và hạnh phúc khi tự mình quyết định lựa chọn lối sống theo tinh thần Tin Mừng. Thật thế, con đường mà Đức Giêsu muốn cho môn sinh của mình đi không phải là con đường nhung lụa, thênh thang, cũng không phải con đường dễ dãi, bằng phẳng, mà là con đường hẹp, gồ ghề và chông gai. Con đường đó là con đường của từ bỏ: “Nếu ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ chính mình.” (Lc 16,24). Từ bỏ chính mình là một điều khó. Khó vì nhiều lý do. Ai sinh ra trên trần gian này đều là một cá thể riêng biệt, độc đáo, không ai giống ai. Ai cũng muốn khẳng định tôi là tôi chứ không phải ai khác. Khi khẳng định như thế, chủ thể tôi cũng muốn xác định lập trường của mình rằng: không ai có quyền lấy đi hay bắt buộc tôi phải từ bỏ những ý định riêng tư mang tính cá biệt của chính tôi. Xét theo tâm lý học hay triết học thì đây phải chăng là một đòi hỏi vô lý và một lựa chọn tiêu cực. Nhưng với người môn đệ của Đức Giêsu thì khác! Theo Chúa và từ bỏ ý riêng không có nghĩa là đánh mất mình; nhưng còn được tất cả. Hay nói cách khác, từ bỏ mình để kết hợp hay tháp nhập vào với Chúa là trở về với chính mình cách trọn vẹn nhất. Bởi vì ngay từ đầu, Thiên Chúa đã dựng nên con người giống hình ảnh Ngài, nay ta tháp nhập với Ngài, thì ta trở về với chính nguồn cội nơi ta phát xuất ta. Được như thế là ta trở nên đồng hình đồng dạng với Ngài.

Từ bỏ chính mình cũng là thể hiện một sự dấn thân cách trọn vẹn. Nếu theo Đức Giêsu, từ bỏ nhiều thứ mà chưa từ bỏ chính mình thì kể như chưa bỏ gì cả. Từ bỏ chính mình là thể hiện sự quyết tâm, sự hy sinh để sống triệt để cho đức vâng lời.

Tuy nhiên, nếu chỉ có từ bỏ mình thôi thì chưa đủ. Nếu một người chỉ lo việc Chúa mà không lo chu toàn bổn phận hằng ngày của mình thì theo Chúa cách chưa trọn vẹn. Theo Chúa cách trung thành và trọn vẹn là phải bỏ ý riêng, phải chu toàn bổn phận, phải vác thập giá của mình hằng ngày mà theo nữa. Chính Đức Giêsu đã nói: “Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo.” (x. Lc 9,22-23).

4. Người Kitô hữu là người được gọi và bước theo Đức Giêsu

Mỗi người Kitô hữu, ngày lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, chúng ta đều được mời gọi trở nên giống Đức Giêsu và được mời gọi đi theo Ngài trên con đường mà chính Ngài đã đi. Muốn đi theo Chúa, chúng ta cũng không thể nào mang trên mình và trong tâm trí nhưng thứ cồng kềnh được. Những thứ đó là: quyền lực; tiền bạc; danh lợi; ý riêng; tự kiêu; bảo thủ… Bao lâu ta còn luyến tiếc những thứ đó, thì bấy lâu ta đặt ý ta hơn ý Thiên Chúa, và ta không thể nhận ra kế hoạch của Thiên Chúa để thi hành. Cũng thế, khi chúng ta trở thành những kẻ kiêu ngạo, chúng ta dễ rơi vào sự ngộ nhận mình là “cái rốn của vũ trụ”, khi ấy Lời Chúa sẽ bị chết nghẹt vì không thể bén rễ sâu trong tâm hồn ta được.

Vì thế, khi mặc lấy Đức Giêsu tức là ta trở nên giống Ngài. Nên giống Ngài là gì nếu không phải là từ bỏ ý riêng của mình để thay vào đó là ý Chúa như Đức Giêsu đã hoàn toàn vâng phục Thiên Chúa Cha đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. Mặc lấy Đức Giêsu cũng là lúc phải ra khỏi những định kiến riêng tư để biết cảm thông và có tinh thần phục vụ như Đức Giêsu khi xưa bằng một tình yêu hy hiến trong tình huynh đệ.

Nếu từ bỏ chính mình là thể hiện một sự quyết tâm, sẵn sàng lên đường với Đức Giêsu, thì vác thập giá hằng ngày mà theo Chúa chính là đón nhận mọi thử thách, chết cho thế gian, để chỉ sống cho một mình Thiên Chúa. Vác thập giá hằng ngày chính là chu toàn chính bổn phận của mình cách trung thành và hợp lý.

Trong thực tế, có rất nhiều người làm nhiều việc cho công ích xã hội và Giáo Hội. Ở đâu cần là họ sẵn sàng xả thân giúp đỡ người anh em, bất luận trời nắng hay mưa. Thế nhưng, trớ trêu thay, cũng chính những người đó, khi lo cho mọi người thì rất tốt và chu đáo, nhưng việc gia đình, bổn phận của mình thì lại là một người cẩu thả, bê bối. Có những người chỉ thích vác thánh giá cho cả làng, còn thánh giá của mình thì đặt lên vai lên cổ người khác và bắt họ vác thay. Thiết nghĩ, những người như thế, Chúa sẽ không vui, và những ai phải ở với những người đó thì thật là một khổ hình.

Như vậy, qua bài Tin Mừng hôm nay, mỗi chúng ta xác định thật rõ căn tính của mình là thuộc về Đức Giêsu, một Đức Giêsu đã từ bỏ ý riêng, để sống cho Thiên Chúa và yêu thương con người cách trọn vẹn qua cái chết và phục sinh của Ngài. Con đường của Đức Giêsu đã đi là con đường hẹp; con đường của hy sinh; con đường của khổ giá. Nhưng con đường đó đã đem lại cho Đức Giêsu một vinh dự lớn lao, để “khi vừa nghe danh thánh Giêsu, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: ‘Đức Giêsu Kitô là Chúa’” (Pl 2,5-11).

Đến lượt chúng ta là những người mang trong mình hình ảnh, tâm tư của Đức Giêsu, chúng ta không có con đường nào khác ngoài con đường từ bỏ, tự huỷ để đón nhận thập giá hằng ngày và chu toàn bổn phận cách trung thành để chỉ sống cho Thiên Chúa cách trọn vẹn và yêu thương anh chị em đồng loại bằng một tình yêu của Chúa. Như thế, chúng ta chính là quà tặng dâng cho Thiên Chúa và trao cho mọi người.

Thiết tưởng lời nói của Thánh Têrêxa Hài đồng Giêsu khi xưa cũng chính là tâm tình của mỗi chúng ta: “Trong Giáo Hội, con sẽ là tình yêu.”

Lạy Chúa, xin cho mỗi người chúng con biết tìm thánh ý Chúa, và mau mắn thi hành thánh ý Chúa trong cuộc sống. Biết đi theo Chúa trên con đường mà chính Chúa đã đi, biết chu toàn bổn phận theo đấng bậc và vai trò của mình. Biết làm mọi việc tầm thường cách phi thường bằng con đường “tình yêu”. Amen.

 

Thiên Chúa CÓ MỘT KHỐI TÌNH
Thiên Chúa có một khối tình
Lm. JB. Nguyễn Minh Hùng 6/22/2013

Tin Mừng theo thánh Gioan đã từng ghi nhận hình ảnh lưỡi đòng đâm thấu Trái Tim Chúa Giêsu: “Một người lính lấy giáo ĐÂM CẠNH SƯỜN NGƯỜI. Tức thì, MÁU CÙNG NƯỚC CHẢY RA. Người xem thấy việc này đã làm chứng, và lời chứng của người ấy xác thực; và người ấy biết mình nói sự thật để cho cả anh em nữa cũng tin” (Ga 19, 34-35).

Thiên Chúa có một Trái Tim. Nơi Rất Thánh Trái Tim Chúa Giêsu, Trái Tim Thiên Chúa đã thổn thức, đã bị xâu xé, đã tổn thương, đã đớn đau vì tội lỗi trần thế. Nơi Rất Thánh Trái Tim Chúa Giêsu, một Trái Tim thể lý bằng thịt mềm, đã lột tả đến cao độ, đến vô cùng, khối tình và sự hiến dâng chính mình của Thiên Chúa vì cả trần thế và từng con người nơi trần thế.

Thiên Chúa đã để Con của Người chết cho loài người sống. Thiên Chúa đã tự nguyện hiến dâng mình cho loài người bằng chính sự đau đớn của Người nơi Trái Tim đã thương tích của Chúa Giêsu.

I. TRÁI TIM Thiên Chúa:

1. Một trái tim yêu lạ thường.

Đó là một trái tim bốc lửa yêu thương. Yêu đến vô cùng. Yêu đến quên mình. Yêu đến cạn kiệt tấm thân. Yêu đến hiến tế chính mình. Chúa Giêsu diễn tả tình yêu cao độ ấy, một tình yêu ngút ngàn, một tình yêu vô biên vô cương bằng một câu đơn sơ nhưng thấm thía: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3, 16).

“Yêu đến nỗi…” “đã ban”, là một tình yêu hết mức. Chẳng hạn, một lần nào, ta chạm phải nỗi đau. Để diễn tả sự đau đớn trong ta là vô cùng, ta thốt lên, “tôi đau đến nỗi…”. Cũng vậy, động từ “yêu đến nỗi…” nơi Thiên Chúa, là động từ mạnh mẽ, khắc ghi sâu thẳm, cưu mang và trao ban đến không còn gì giữ lại cho mình.

Thiên Chúa yêu chúng ta bằng một tình yêu mà muôn đời chúng ta không thể hiểu nỗi. Người yêu đến nỗi hiến mình nơi Con của Người vì ta. Người thổn thức vì Trái Tim người ắp đầy hình bóng từng người chúng ta. Một Trái Tim chất chứa một tình yêu lớn lao đến mức, không bao giờ loại trừ bất cứ cá nhân nào, mà chỉ luôn luôn đón nhận, chỉ một lòng mong muốn được loài người đón nhận, dù loài người đầy bội phản, đầy tội lỗi và tội ác, không ngừng xúc phạm đến Người, đến Trái Tim của Người. Đó cũng là một tình yêu lạ lùng đến mức Thiên Chúa tự nguyện đi bước trước để yêu ta, để dâng tặng chính mình Người cho ta, một tình yêu lạ lùng đã khiến thánh Gioan tông đồ reo lên: “Tình yêu cốt ở điều này: không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta” (1Ga 4, 10). Thánh Phaolô cũng ca ngợi tình yêu vô điều kiện của Chúa, một tình yêu hiến mình cho kẻ nghịch với mình: “Quả vậy, khi chúng ta không có sức làm được gì vì còn là hạng người vô đạo, thì theo đúng kỳ hạn, Đức Kitô đã chết vì chúng ta. Hầu như không ai chết vì người công chính, hoạ may có ai dám chết vì một người lương thiện chăng. Thế mà Đức Kitô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi; đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Phương chi bây giờ chúng ta đã được nên công chính nhờ Máu Đức Kitô đổ ra, hẳn chúng ta sẽ được Người cứu khỏi cơn thịnh nộ của Thiên Chúa” (Rm 5, 5-9).

Một trong những lần hiện ra với thánh nữ Maria Margarita Alacoque (1647-1690), Chúa Giêsu đã mở Trái Tim Người để thánh nữ chứng kiến. Người thốt lên những lời thổn thức: “Hãy nhìn xem Trái Tim này, Trái Tim yêu thương con người qúa sức đến không tiếc sự gì cho đến tiêu hao kiệt quệ. Phải đền tạ Trái Tim Thánh vì những xúc phạm của loài người. Cha hứa với con rằng Trái Tim sẽ rộng mở để tràn đổ muôn vàn ơn phúc trên những kẻ tôn kính Trái Tim Cha”.

2. Một Trái Tim ấp ủ tâm tư hiến tế.

Thánh Phaolô đã từng mời gọi: “Anh em hãy có nơi anh em tâm tư như đã có trong Đức Kitô Giêsu” (Phil 2,5). Nhưng tâm tư của Chúa là tâm tư nào? Ngay sau lời mời gọi này, thánh nhân lập tức cho thấy “tâm tư như đã có trong Đức Kitô Giêsu” là TÂM TƯ HIẾN TẾ: “Ðức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Phil 2, 6-8). Sự tự hy sinh của Chúa Giêsu là sự tự hiến tế. Nhưng sự tự hiến tế ấy là chính tình yêu cao cả của Thiên Chúa, đã chấp nhận hiến tế mình nơi chính cuộc hiến tế đớn đau của Chúa Giêsu.

Tin Mừng nhiều lần cho thấy Chúa nhắc đến hiến tế của Người. Qua đó, ta thấy được hình ảnh luôn mang trong tâm tư của Chúa là hình ảnh hiến tế để cứu chuộc:

- Khi hiến mình thành tấm bánh cho ta, Chúa Giêsu khẳng định: “Đây là Mình Thầy, hiến tế vì các con” (Lc 22, 20).

- Khi diễn tả cái chết hy sinh để mang ơn cứu độ, Chúa Giêsu khẳng định: “Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không thối đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình. Còn nếu nó chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác” (Ga 12, 24).

- Trong bữa tiệc ly, khi từ giả các môn đệ để vào tử nạn, Chúa Giêsu khẳng định: “Đã đến giờ Con Người được vinh quang” (Ga 12, 23).

- Cũng trong giờ ly biệt, Chúa Giêsu khẳng định cái chết trên thập giá là cái chết đưa loài người quy về một mối của ơn cứu độ: “Khi Thầy chịu treo lên khỏi mặt đất, Thầy sẽ kéo mọi người lên với Thầy” (Ga 12, 32).

- Ngay trong cơn hấp hối để đón nhận quyết định hiến dâng trọn vẹn đời mình, Chúa Giêsu đã thổn thức cầu nguyện: “Lạy Cha, xin cho Con khỏi uống chén này. Nhưng xin đừng theo ý Con, mà xin theo ý Cha” (Mc 14, 36).

Còn nhiều những lời diễn tả sự hiến dâng của Chúa Giêsu cho trần gian. Tâm tư của Chúa là tâm tư chứa đầy ý thức hiến tế mà Chúa vẫn và sẽ thực hiện suốt đời trần thế. Bởi nếu một đời làm người, Chúa Giêsu luôn ấp ủ và ý thức mình là Đấng cứu độ trần gian theo ý Thiên Chúa, thì một đời ấy, là một đời Chúa hiến tế. Nếu sự tự hiến tế của Chúa chỉ đột nhiên xảy ra, nghĩa là không hề có trước trong tâm tư của Người, thì sự tự hiến tế ấy đã là giá trị, đã là quý báu, đã là tình yêu lớn. Nhưng nếu sự tự hiến tế ấy chất chứa đầy trong tâm tư của Chúa, mà Chúa ấp ủ hết mọi ngày trong đời sống, thì cuộc hiến tế của Chúa quả thật lớn lao, và lớn đến vô cùng không thể kể xiết. Bởi tâm tư hiến tế ngày qua ngày cũng chính là Chúa chấp nhận chết từng ngày cho ta. Thánh giá của Chúa, thánh giá mà Người chấp nhận tự hiến mình, là thánh giá một đời của Chúa. Vì thế, thánh giá trên đồi tử nạn chỉ là chặn cuối, là cao trào của cuộc hiến tế mà Chúa ấp ủ trong tâm tư Người. Như thế, tâm tư ấy, phải là tâm tư mà Chúa quyết đi đến cùng để tự hiến mình cho trần gian.

Và nếu Thiên Chúa hiến tế chính mình nơi Chúa Giêsu, thì trong Chúa Giêsu, một khi chất chứa đầy tâm tư tự hiến tế qua hết mọi thời gian, cũng có nghĩa là Thiên Chúa tự hiến tế chính mình cho trần gian, không phải một lúc nào, nhưng là sự tự hiến tế qua hết mọi thời gian.

Thiên Chúa đã ôm lấy tâm tư hiến tế ấy từ đời đời, khi Người quyết định cứu chuộc trần gian. Người đã thật sự tự hiến tế mình, khi Chúa Giêsu nhập thể, bước vào trần gian, sống giữa trần gian, chấp nhận khổ đau và chết cho trần gian.

Nói cách khác, Trái Tim đầy yêu thương của Thiên Chúa, là một Trái Tim ấp ủ cuộc hiến tế chính mình từ muôn đời đến muôn đời. Tâm tư hiến tế ấy của Thiên Chúa đã thành hiện thực, hay Thiên Chúa đã thực sự hiến tế, một khi Thiên Chúa chấp nhận hiến tế Chúa Giêsu, Con Một duy nhất của Người. Hiến tế trong Con là một hiến tế dữ dội, là một sự tự hiến trọn vẹn, cao cả không còn điều gì lớn lao hơn, mạnh mẽ hơn. Chúng ta có kinh nghiệm này: Thà hy sinh chính mình. Nếu phải chứng kiến người mình yêu quý đớn đau trong hy sinh, lòng ta chắc chắn se thắt lại, đau đớn trong ta chắc chắn sẽ ghê gớm hơn.

Hiểu nỗi lòng của Thiên Chúa cách nhân hóa như thế, ta mới thấy Trái Tim hiến tế của Thiên Chúa không đơn giản chút nào. Nhờ đó, ta hiểu được sự đớn đau quằng quại của Thiên Chúa lớn đến mức độ nào khi chứng kiến Người Con của mình hy sinh trong hiến tế ấy. Người đau trong nỗi đau của Chúa Giêsu. Người khốn cùng trong sự khốn cùng của Chúa Giêsu. Người tan thương trong nỗi tan thương của Chúa Giêsu. Người chết lặng trong cái chết câm nín của Chúa Giêsu.

II. TRÁI TIM Thiên Chúa VỚI ĐỜI THÁNH HIẾN.

Nếu Trái Tim Thiên Chúa là một Trái Tim yêu đến lạ thường và là Trái Tim hằng ấp ủ tâm tư hiến tế, thì chúng ta cũng phải bắt chước Người mà yêu thương, mà chấp nhận hiến tế cho nhau, vì Chúa. Trong yêu thương đã là sự hiến tế vì nhau. Và trong sự tự hiến tế vì anh chị em mình hằng ngày, ta đã chứng tỏ tình yêu của ta đối với Chúa, như Chúa dạy:

“Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13, 34).

“Anh em hãy có nơi anh em tâm tư như đã có trong Đức Kitô Giêsu” (Phil 2,5).

Mang lấy tâm tư hiến tế của Chúa, chúng ta không còn biết sợ gì, chỉ một lòng tiến đến cùng trong lý tưởng dấn thân cho Chúa và cho nhau. Đó chính là tình yêu mà chúng ta có để thể hiện hiến tế đời mình, và trao ban chính mình cho anh chị em của ta.

Trái Tim Chúa vẫn hiện diện giữa chúng ta. Hãy nhìn vào Trái Tim yêu thương vô cùng của Chúa, để chúng ta học lấy bài học yêu thương từng ngày trong đời sống thánh hiến của mình. Yêu thương như Chúa, ta sẽ thực sự sống hiến tế như Chúa: Hiến tế một đời trong tâm tư và trong sự dâng hiến đời mình.

Hãy yêu như Chúa. Vì có yêu thương nhau như Chúa yêu, ta mới có thể cùng nhau vượt qua thử thách. Nhất là đời sống cộng đoàn, tình yêu càng không thể vắng bóng. Phải có tình yêu, cộng đoàn mới vững mạnh. Tình yêu là sức mạnh nền tảng của đời sống cộng đoàn. Không có tình yêu, đời sống cộng đoàn trở thành nhà tù giam nhau, vì ở đó chỉ toàn đố kỵ, ganh, ghét, oán, hận, giận, thù, xoi mói, nóng nảy, xích mích, thiếu tế nhị, thiếu quan tâm, thiếu tin tưởng, thiếu kính trọng, chia phe, lập đồng minh…

Có yêu thương nhau thì mới đón nhận nhau. Mối phúc thứ bảy, là mối phúc mà những ai sống đời sống cộng đoàn phải học thật kỹ: “Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa” (Mt 5, 9). Đón nhận nhau cũng là cách ta thể hiện hiến tế đời ta để yêu bằng tình yêu cao thượng cho những người sống cùng ta. Nhất là đón nhận cả những anh chị em trái tính, trái nết, những người mà lời nói của họ sao cứ mặn, hành động của họ sao cứ cay, những tương quan mà họ biểu lộ ra ngoài sao cứ đắng… Đón nhận như thế là một phần đấu, nhưng đầy rát buốt. Đó thực là việc “xây dựng hòa bình”, nhất là “xây dựng hòa bình” trong chính cộng đoàn mình đang sống cách cao đẹp. Nhưng cũng thực là hiến tế trong tình yêu.

Có yêu nhau cuộc sống mới không nhạt nhẽo. Chính tình yêu là cách tốt nhất để thêm một chút mặn mà, một chút ngọt ngào cho đời dâng hiến của từng anh chị em chúng ta. Cứ suy nghĩ cho kỹ mà xem, tất cả chúng ta đây, đã bỏ tất cả: Cả quê nhà, cả những kỷ niệm đẹp của một thời đã qua nơi khung trời bình yên nào đó, cả bạn bè, cả cha mẹ, và mọi người thân yêu nhất… Đối với bản thân, ta cũng từ bỏ cả giây phút hiện tại để từng thời gian trôi qua, ta chỉ biết có đời sống dâng hiến. Ta cũng từ khước bao nhiêu ước mơ, từ khước cả tương lai đời mình, để chỉ sống có một ước mơ duy nhất: sống cho trọn vẹn ơn gọi hiến dâng. Có thể nói mà không sợ sai rằng, tất cả chúng ta đây đã từ bỏ chính mình, để chỉ còn vỏn vẹn một hy vọng: đêm ngày thuộc về Chúa. Vậy thì tại sao chúng ta không yêu nhau, hay không yêu nhau cho đủ. Chúng ta có còn gì, có còn ai ngoài những anh chị em đang sống với ta, đang từng ngày sớt chia với ta lý tưởng ơn gọi tận hiến? Anh chị em đang cùng chung sống với ta hôm nay là chính cha mẹ, là chính anh em ruột thịt, là chính quê hương, là chính ước mơ, là chính ngôi nhà đầy ắp tiếng cười thơ dại của tuổi thơ trong ký ức đời ta… Hôm nay, chính giây phút này, những con người này hiểu ta hơn cha mẹ ta hiểu ta. Khi ta vui, khi ta cất lên tiếng hát, hay khi ta mất bình an, khi ta đau ốm, khi ta không còn biết dựa vào ai…, họ biết, họ thấy, họ cảm thông, họ cùng khóc, họ cùng cười với ta trước khi mọi người thân yêu ruột thịt của ta có thể nghe, có thể biết… Vậy thì vì lý do gì, ta còn đố kỵ, còn chưa thể thân thiện, chưa thể hòa vào vòng tay của người đang sống bên ta, đang hiện diện và làm việc với ta trong chính nơi đây, trong chính cộng đoàn này? Cuộc sống chung mà không có yêu thương là cuộc sống địa ngục. Nó sẽ gây nên không biết bao nhiêu nhạt nhẽo, bạc bẽo và đổ vỡ.

Có yêu thương nhau, mới có thể đi đến cùng trong đời tu. Cá nhân hay tập thể đều cần đến tình yêu. Thiếu tình yêu của từng cá nhân, cộng đoàn tu trì tan rã. Thiếu tình yêu làm nền tảng trong một cộng đoàn tu trì, từng cá nhân sẽ thấy mình như bị bách hại, bị ngược đãi. Tình yêu cũng là phương thế hữu hiệu nâng đỡ đời tu. Vì thế, từng cá nhân trong cộng đoàn tu trì hãy yêu, và hãy chân thành đón nhận tình yêu để ơn gọi của mình được triển nở, được lớn lên và bền vững. Không biết yêu, và cũng không đón nhận tình yêu, sẽ là một tổn thương lớn đến chính ơn gọi của mình, nếu không muốn nói là tự triệt tiêu ơn gọi đời mình.

Có yêu thương nhau, mọi công việc đạo đức mới không giả tạo, không vô hồn. Hằng ngày, từ khi trời còn chưa sáng cho tới khi tối mịt, chúng ta hiện diện bên nhau bao nhiêu lần để cầu nguyện, để chầu Mình Thánh Chúa, để dâng thánh lễ, để chiêm ngắm Chúa, để suy niệm, để nói và nghe về tình yêu của Chúa... Ngay cả khi làm việc, học tập, nghỉ ngơi, ăn uống… ta đều đặt mình sống trong Chúa. Vậy mà cõi lòng mình vẫn còn đó những ý nghĩ chưa phù hợp với tình yêu, chưa xứng đáng với lòng mong mỏi của Chúa là hãy yêu như Chúa? Chúa không ưa lối sống giả tạo. Trong Tin Mừng, nhiều lần Chúa lên án thói đạo đức giả. Người đòi phải trả lại thế gian những gì là thói của thế gian, và phải“trả cho Thiên Chúa những gì của Thiên Chúa” (Mt 22, 21). Chúa căn dặn các môn đệ: “Các con hãy coi chừng men biệt phái, tức là thói đạo đức giả” (Lc 12, 1). Chúa thẳng thừng lên án thói đạo đức giả: “Khốn cho các ngươi, hỡi các luật sĩ và biệt phái giả hình! Các ngươi giống như mồ mả tô vôi, bên ngoài có vẻ đẹp, nhưng bên trong thì đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô uế. Các ngươi cũng vậy, bên ngoài thì có vẻ công chính trước mặt thiên hạ, nhưng bên trong là giả hình và gian ác”(Mt 23, 27-28; Lc 11, 44). Hãy cố gắng yêu. Yêu để sự giả tạo không thể len lỏi vào đời tu của cá nhân và vào đời sống chung của cộng đoàn. Nếu chưa thể yêu như Chúa, thì hãy yêu vì Chúa dạy yêu, để các việc đạo đức của từng người bớt giả tạo, nhưng thánh thiện hơn, có hồn hơn.

Có yêu thương nhau thì mới có thể cùng nhau loan truyền tình yêu của Chúa hiệu quả, và làm chứng cho tình yêu ấy cách đúng nghĩa nhất, chân thành nhất, cao đẹp nhất và thực tế nhất. Nếu không biết yêu thương, chúng ta lại đi nói về Thiên Chúa, Đấng là tình yêu, thì có khác gì chiếc loa phóng thanh: to tiếng nhưng trống rỗng. Có yêu, mới có thể cảm nghiệm tình yêu. Khi đã cảm nghiệm tình yêu, mới có thể nói chính xác về tình yêu.

Có yêu mới có thể giữ được tình hiệp nhất trong cộng đoàn. Chúng ta hãy lắng nghe lới thánh Phaolô dạy: “Tôi khuyên nhủ anh em hãy sống cho xứng với ơn kêu gọi mà Thiên Chúa đã ban cho anh em. Anh em hãy ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại ; hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau. Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất mà Thần Khí đem lại, bằng cách ăn ở thuận hoà gắn bó với nhau. Chỉ có một thân thể, một Thần Khí, cũng như anh em đã được kêu gọi để chia sẻ cùng một niềm hy vọng. Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người” (Ep 4, 1-6). Tình hiệp nhất là quý giá, vì nó là thành tố chứng minh chúng ta hoàn toàn thuộc về Chúa Kitô. Bởi Chúa Kitô không có mong muốn nào khác ngoài mong muốn con người hãy yêu nhau, sống hiệp nhất với nhau. Mong muốn của Chúa muôn đời vẫn là: “Tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta. Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con. Phần con, con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho con, để họ được nên một như chúng ta là một: Con ở trong họ và Cha ở trong con, để họ được hoàn toàn nên một; như vậy, thế gian sẽ nhận biết là chính Cha đã sai con và đã yêu thương họ như đã yêu thương con”(Ga 17, 21-23). Tình hiệp nhất còn cho thấy cộng đoàn mà mình đang hiện diện, là cộng đoàn thể hiện giá trị chân chính của đời tu. Nó là cơ sở mà nhiều người nhìn vào để phê phán hay khen ngợi, để học tập hay hay giễu cợt chúng ta. Thậm chí người ta sẽ nhìn vào tình hiệp nhất của một cộng đoàn tu trì để lượng giá, cả đến bôi nhọ Hội Thánh. Vì thế, hiểu được tầm quang trọng của tình yêu hiệp nhất, bằng mọi giá, mỗi cá nhân phải thực hiện cho bằng được tình yêu hiệp nhất giữa cộng đoàn của mình, cho dù có phải hy sinh bản thân, hy sinh tất cả những gì tư riêng của bản thân. Đó chính là sống hiến tế để mưu cầu tình yêu.

Có yêu thương nhau thì mới đến được với người nghèo, người khổ đau, người bệnh tật, người thiếu thốn bình an. Không yêu thương, sẽ là một phản chứng cho việc chúng ta sống bác ái. Người ta không thể hiểu nổi, một người ra sức làm việc bác ái mà lại không thể tìm thấy tình yêu nội tại nơi chính bản thân người ấy. Hơn nữa, nếu không yêu thương, làm sao có thể cúi xuống, làm sao có thể cảm thông với tất cả mọi anh chị em cơ nhở. Yêu phải là điều kiện tiên quyết cho việc chúng ta dấn thân cho anh chị em đau khổ quanh mình.

Có yêu nhau mới dám cùng nhau chấp nhận cái chết để minh chứng cho mọi người biết mình đã tin vào Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống. Chúng ta không ước ao chết, không đi tìm cái chết. Nhưng khi cần để vinh danh Thiên Chúa, vinh danh Hội Thánh, vinh danh lý tưởng ơn gọi đời mình, và vì anh chị em, chúng ta can đảm đón nhận cái chết như Chúa Giêsu chết vì chúng ta. Bởi yêu nhau và dám chết cho nhau, mới là người đáng tin. Khi đó, mọi người càng nhận ra chúng ta tin và nên giống Đấng Cứu Chuộc mình.

Tình yêu là cốt lõi của Tin Mừng, là sự thúc đẩy Thiên Chúa hiến thân vì con người, thì tình yêu cũng là điểm quan trọng nhất của đời sống chung. Khi yêu nhau, ta làm toát lên vẻ đẹp của mình, khơi gợi cho con người niềm hy vọng và xác tín mạnh mẽ vào Đấng đã yêu thương chúng ta trước. Và như thế, “mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,35). Khi yêu như thế, ta cũng được ở lại trong Chúa và Chúa ở trong ta. Bởi vì, “Thiên Chúa là Tình Yêu: ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở lại trong người ấy” (1 Ga 4,16).

Tình yêu mà chúng ta dành cho nhau là sự hiến tế mỗi ngày chúng ta sống vì Chúa. Và sống hiến tế mỗi ngày trong cộng đoàn, nơi từng anh chị em, hay bất cứ con người nào Chúa ban cho mình, cũng đều là chính tình yêu chúng ta trao dâng về Chúa.

Hãy yêu như Chúa. Hãy hiến tế vì Chúa. Có như thế, chúng ta mới đích thực là người mang tình yêu trao dâng cho nhau và hiến tế vì nhau.

Trái Tim Thiên Chúa đẹp lạ thường, đẹp đến nỗi, bút không thể ghi, đá không thể tạc, vì Trái Tim ấy có một sức mạnh thu hút diệu kỳ nhờ tình yêu lạ thường và sự tự hiến tế mãnh liệt. Trái Tim yêu thúc đẩy Trái Tim tự hiến tế. Trái Tim hiến tế thực là bằng chứng về một Trái Tim yêu vượt mọi thời gian, vượt trên tội lỗi, vươn đến tận cùng và mạnh mẽ công phá mọi rào cản của bóng tối hận thù, tàn ác, giết chóc… Sức mạnh và vẻ đẹp diệu kỳ của Trái Tim mãi muôn đời chiếu rọi trên từng người chúng ta và mời gọi chúng ta tiếp tục phân phát sức mạnh và vẻ đẹp ấy bằng chính tình yêu chấp nhận mọi hiến tế của từng người chúng ta.

Ngày 19.6.2013, tròn 25 năm ngày phong hiển thánh 117 vị tử đạo Việt Nam

Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG

 

Người Ta Bảo Thầy Là Ai - Và Các Con Bảo Thầy Là Ai? 

Thánh sử Luca đặt câu hỏi của Chúa Giêsu cho các môn đệ rằng: “người ta bảo Thầy là ai?” sau khi Ngài sai các ông đi rao giảng Tin Mừng và sau khi Ngài đã làm phép lạ hóa bánh ra nhiều (Lc 9) trong khi Matthêu và Mátcô kể rằng Ngài hỏi câu hỏi này ở Xêsaria Philíppi, một vùng theo ngoại đạo (Mat 16:13-20; Mc 8:27-30). 

Chúa Giêsu đặt ra câu hỏi này không phải chỉ để tìm hiểu về quan niệm của dân chúng về Ngài nhưng là để giúp các môn đệ xác tín thêm về ý nghĩ riêng của các ông về Ngài.  Câu hỏi này rất cần thiết vì mỗi môn đệ phải tìm một lập trường riêng tư về Ngài chứ không phải là ai nói gì tôi theo đó. 

Phêrô đã tuyên xưng rằng: “Ngài là Đức Kitô của Thiên Chúa” (Mat 16:16; Mk 8:29; Lc 9:20).  Lời tuyên xưng của Phêrô là một bằng chứng mà Chúa muốn chúng ta phải có cho đức tin của mỗi người chúng ta.  

Kitô (Hy-Lạp) hay Mêsia (Do-Thái) có nghĩa là “đấng được xức dầu” để làm vua.  Nhưng Đấng được xức dầu ở đây không đến để tìm vinh quang hay quyền lực cho mình nhưng là để chịu nạn chịu chết để cứu chuộc nhân loại, rồi sau đó Ngài được phục sinh vinh hiển. 

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nói về bài Tin Mừng này trong bài giảng kinh chiều ngày 19 tháng 8 năm 2000 của Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới thứ 15 tại Tor Vergata bên ngoài thành phố Rôma.  Ngài nói rằng: 

“Đây là Chúa Giêsu mà bạn kiếm tìm khi bạn mơ tưởng đến hạnh phúc; Ngài đang chờ bạn khi bạn vẫn chưa được thỏa mãn; Ngài là vẻ đẹp thường thu hút bạn; chính Ngài là người khơi dậy lòng khao khát sự vẹn toàn mà bạn sẽ không chấp nhận khi chưa được thỏa mãn; chính Ngài muốn bạn vất đi cái mặt nạ của giả dối; chính Ngài biết rõ lòng bạn - lòng muốn thật của bạn, những ước muốn mà người khác muốn dập đi.  Chính Chúa Giêsu muốn khơi dậy trong lòng bạn ước muốn làm một đều gì quan trọng trong đời bạn, quyết tâm theo một lý tưởng, từ chối vẻ lừng khừng, can đảm để dấn thân và kiên trì để làm cho mình và cho xã hội được tiến bộ hơn, và giúp thế giới trở nên nhân đạo hơn và sống trong tình hữu nghị anh em.” * 

“Con bảo Thầy là ai?”  Đây là câu hỏi mà Chúa Giêsu muốn bạn trả lời!

 LM JP Vũ Minh 

* http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/speeches/2000/jul-sep/doc...

 ********************************* 

Who Do The Crowds Say That I am – And Who Do You Say That I am? 

Luke the evangelist put the question to His disciple “Who do the crowds say that I am?” after He sent them to proclaim the Good News and after He made the multiplication of bread (Lk 9) while Matthew and Mark mentioned that He asked this question in Caesarea Philippi, a pagan region (Mt 16:13-20; Mk 8:27-30).  

Our Lord Jesus posed this question not only to know the world’s opinion but to help His disciples devise their own belief about Him.  This query was necessary because each disciple must formulate his own stance about Him instead of going with the flow. 

Peter made his confession of faith that: “You are the Messiah of God” (Mt 16:16; Mk 8:29; Lk 9:20).  Peter’s confession was an example that Our Lord wanted each one of us to make about our own faith.   

Christ (Greek) or Messiah (Hebrew) means “the anointed one” to be king.  This Anointed One here, however, did not seek His personal glory or power but wanted to endure the passion and death in order to save the world, and then received the glorious resurrection. 

The Holy Father John Paul II spoke of this Gospel in his sermon at the 15th World Youth Day during the evening prayer on August 19, 2000 in Tor Vergata on Rome’s outskirt.  He said:  

 “It is Jesus in fact that you seek when you dream of happiness; he is waiting for you when nothing else you find satisfies you; he is the beauty to which you are so attracted; it is he who provokes you with that thirst for fullness that will not let you settle for compromise; it is he who urges you to shed the masks of a false life; it is he who reads in your hearts your most genuine choices, the choices that others try to stifle. It is Jesus who stirs in you the desire to do something great with your lives, the will to follow an ideal, the refusal to allow yourselves to be grounded down by mediocrity, the courage to commit yourselves humbly and patiently to improving yourselves and society, making the world more human and more fraternal.”

“Who do you say that I am?”  This is the question Our Lord Jesus wants you to answer! 

Rev JP Minh Vũ 

* http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/speeches/2000/jul-sep/doc...

 

NGƯỜI ĐƯỢC TẠO THÀNH CÁCH LẠ LÙNG

(SINH NHẬT THÁNH GIO-AN TẨY GIẢ) 

Có một đoạn trong bài đọc 2 Lễ vọng Sinh  Nhật Thánh Gio-an Tẩy Giả (1Pr 1, 10-12) rất đáng lưu ý: “Thần Khí dùng ngôn sứ mà mạc khải: Các ngôn sứ đã nghiên cứu tìm hiểu ơn cứu độ này, và đã tuyên sấm về ân sủng dành cho anh em. Thần Khí Đức Ki-tô ở nơi các ngài, đã báo trước những đau khổ dành cho Đức Ki-tô, và vinh quang đến sau những đau khổ đó, nên các ngài đã tìm hiểu xem Thần Khí muốn cho thấy việc đó xảy ra vào thời nào, trong hoàn cảnh nào. Thiên Chúa đã mạc khải cho các ngài biết là các ngài có phận sự truyền đạt thông điệp ấy, không phải cho chính mình, mà là cho anh em.” Điều này cho thấy Thiên Chúa rất cần sự cộng tác của các ngôn sứ và nói chung là các Ki-tô hữu ("Để dựng nên ta, Thiên Chúa không cần đến ta, nhưng để cứu rỗi ta, Thiên Chúa không thể làm được nếu ta không cộng tác với Ngài" – Thánh Âu-tinh). 

Một trong những cộng tác viên đắc lực của Thiên Chúa khi thực hiện chương trình giải thoát loài người khỏi ách thống trị của tội lỗi và sự chết, là Thánh Gio-an Tẩy giả – người có mặt tại trần gian trước Đấng Cứu Thế chỉ có 6 tháng, nhưng đã được báo trước (khoảng 5 thế kỷ) từ ngôn sứ I-sai-a (“Trong sách ngôn sứ I-sai-a có chép rằng: Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con. Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi” – Mc 1, 2-3). Trong lịch Phụng vụ của Giáo Hội, ngoại trừ Đức Ki-tô và Mẹ Maria, chưa có vị thánh nào có lễ mừng sinh nhật như thánh Gio-an Tẩy Giả. Ấy cũng bởi vì sự hiện diện của Thánh nhân nơi gia đình nhân loại, được khởi đi từ Tình Yêu vô biên của Thiên Chúa trong chương trình cứu độ nhân loại của Người. Vì thế, kể từ khi hình thành thai nhi Gio-an trong lòng mẹ (bà Ê-li-da-bet) đã có biết bao sự kiện lạ lùng: 

Lời Thánh vịnh nói về Thánh Gio-an Tẩy Giả được tạo thành cách khác thường: “Con ca ngợi Chúa, vì con được tạo thành cách lạ lùng” (Tv 138, 14a). Lạ lùng vì cha mẹ đã cao niên không thể sinh nở, mà nay lại thụ thai một nhân vật “sẽ nên cao trọng trước mặt Thiên Chúa”; Mới chỉ hình thành bào thai, cha già đã bị câm vì tội nghi ngờ (không tin là vợ mình đã lớn tuổi như vậy mà còn có thể thụ thai – Lc 1, 20); Mới được sáu tháng trong bụng mẹ đã biết nhảy mừng (Lc 1, 41) vì được Mẹ Thiên Chúa (cũng vừa thụ thai Đức Giêsu-Thiên-Chúa-làm-người) tới thăm viếng và ở lại chăm sóc 3 tháng cuối thai kỳ; Cất tiếng khóc chào đời làm mọi người (láng giềng và thân thich) mừng rỡ đến chia vui (Lc 1, 57); Được mẹ (bà Ê-li-da-bet) xướng tên gọi Gio-an làm mọi người sửng sốt vì “Trong họ hàng của bà, chẳng ai có tên như vậy cả” (Lc 1, 61); và chỉ tới khi viết tên con là Gio-an, người cha già (ông Da-ca-ri-a) mới khỏi câm (Lc 1, 65) và cất tiếng ca ngợi Thiên Chúa bằng bài ca “Chúc tụng” (Lc 1, 67-79). 

Được tạo thành cách kỳ diệu như vậy, hẳn nhiên Thánh Gio-an Tẩy Giả phải là một nhân vật cao trọng không thể thiếu trong chương trình cứu độ nhân loại của Thiên Chúa. Vì thế, đến thời điểm đã định, Thiên Chúa sai sứ thần truyền tin cho ông Da-ca-ri-a biết – qua một thị kiến trong Đền Thờ – là vợ ông (bà Ê-li-da-bet) sẽ thụ thai và “sinh cho ông một đứa con trai, và ông phải đặt tên cho con là Gio-an. Ông sẽ được vui mừng hớn hở, và nhiều người cũng được hỷ hoan ngày con trẻ chào đời. Vì em bé sẽ nên cao cả trước mặt Chúa” (Lc 1, 13-15). Điều này chứng tỏ vị thế của Thánh Gio-an Tẩy Giả rất cao trọng, bởi chính ngài là “một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gio-an. Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin. Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng” (Ga 1, 6-8). 

Thánh Gio-an Tẩy Giả hiểu rõ ngài chỉ là một nhân vật đi trước để dọn đường cho Đấng Cứu Thế, ngài chỉ là tiếng hô trong hoang địa báo cho mọi người biết phải giục lòng ăn năn sám hối để được ơn tha tội và đón nhận hồng ân Cứu Độ. Vì thế, Thánh nhân đã vào “trong hoang địa cho đến ngày ra mắt dân Ít-ra-en” (Lc 1, 80).sống đời sống rất khắc khổ như một người khổ tu chay tịnh “mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, lấy châu chấu và mật ong rừng làm thức ăn” (Mt 3, 4). Thánh Gio-an Tẩy Giả vào hoang địa là để hãm mình ép xác, khổ luỵên, ngõ hầu có thể thực thi sứ vụ cao trọng của mình, và tới 30 tuổi mới chính thức “ra mắt dân It-ra-en” loan báo Tin Mừng. Hoang địa chĩ có cát đá bụi bặm, thú dữ, thời tiết khắc nghiệt, đâu có người ở, thì “hô” cho ai nghe? Vậy tại sao lại gọi ngài là “tiếng hô trong hoang địa”? 

Vấn nạn trên tưởng cũng không đến nỗi khó trả lời. Chúng ta vẫn từng nghe nói “nhiều lúc thấy tâm hồn trống trải, hoang vắng như sa mạc” hoặc câu nói “tôi đang lang thang trong sa mạc cuộc đời”. Đó là những lúc không thấy một tư tưởng nào, một ấn tượng nào rõ rệt trong đầu óc, cũng chẳng có một điểm tựa nào cho cuộc sống thiếu vắng niềm tin. Và từ chỗ đó có thể suy ra tiếng hoang địa ở đây chính là tâm hồn (tâm địa) con người khi chưa có ánh sáng chân lý soi rọi, hoang vắng như sa mạc vậy. Và Thánh Gio-an Tiền Hô là người được sai đến để khai thông hoang mạc tâm hồn con người, hầu đón nhận một tư tưởng chính thống, một niềm tin kiên định về một cứu cánh bất diệt: Hồng ân Cứu Độ từ nơi Thiên Chúa. Nói khác hơn, Thánh Gio-an Tiền Hô là người được sai đến để thức tỉnh con người đang chìm đắm trong u mê tăm tối của sa mạc cuộc đời – Thức tỉnh cho loài người biết được thời của Con Một Thiên Chúa Cứu Độ Trần Gian đã điểm, Người đã đến, hãy dọn sẵn tâm hồn mà đón tiếp Người. Vậy gọi Thánh nhân là “tiếng hô trong hoang địa” là rất chính xác. 

Thánh Gio-an không chỉ là “tiếng hô trong hoang địa” (loan báo Tin Mừng), mà còn là “kêu gọi người ta chịu phép rửa” và bản thân đứng ra làm phép rửa cho họ (“Ông liền đi khắp vùng ven sông Gio-đan, rao giảng, kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội… Bấy giờ, người ta từ Giê-ru-sa-lem và khắp miền Giu-đê, cùng khắp vùng ven sông Gio-đan, kéo đến với ông. Họ thú tội, và ông làm phép rửa cho họ trong sông Gio-đan.” (Mt 3, 3-6). Vì thế, thánh nhân còn được gọi bằng một danh xưng khác là “Gio-an Tẩy Giả”. Đối với con người, nếu muốn làm sạch thân thể hoặc một vật dụng nào đó, thì phải dùng nước – nước là nguyên liệu chính – để rửa sạch mọi vết nhơ. Từ thực tế đó, Thiên Chúa dùng nước làm biểu tượng Ngôi Ba Thiên Chúa, vì chỉ có Chúa Thánh Thần mới tẩy rửa tâm hồn con người cho nên thiện hảo được mà thôi (“Tôi, tôi làm phép rửa cho các anh trong nước để giục lòng các anh sám hối. Còn Đấng đến sau tôi thì quyền thế hơn tôi, tôi không đáng xách dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho các anh trong Thánh Thần và lửa” – Mt 3, 11). 

Được chứng kiến gương sáng, lòng đạo đức, sự thánh thiện, cùng với những lời giảng dạy chân tình và những công việc Thánh Gio-an Tẩy Giả đang làm, đám đông dân chúng có nhiều người đã ngộ nhận ngài là Đấng Mê-si-a; nhưng ngài thẳng thắn trả lời: “Tôi, tôi làm phép rửa anh em trong nước, nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa ( Lc 3, 16 ). Thánh nhân đã khiêm nhường phủ nhận vai trò Mê-si-a mà đám đông dân chúng gán cho ngài, đồng thời khẳng định chính “Đấng đến sau tôi nhưng trổi hơn tôi vì có trước tôi” mới thực sụ là Đấng Mê-si-a mà mọi người trông đợi; và vì thế nên “Người phải lớn lên còn tôi thì nhỏ lại” (Ga 1, 20; 3, 30). Đức khiêm nhường toả sáng bằng cả lời nói và việc làm, thể hiện tính trung thực tuyệt đối của Thánh Gio-an Tẩy Giả. Không những thế, đức tính trung thực của ngài còn khiến hung thần Hê-rô-đê lấy đi mạng sống của mình (Mc 5, 17-29). 

Quả thật đây là một con người “được tạo thành cách lạ lùng”, là “một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gio-an. Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin. Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng” (Ga 1, 6-8). Ôi! “Lạy Thiên Chúa toàn năng, xin rộng ban cho con cái Chúa được biết theo lời thánh Gio-an Tiền Hô kêu mời để tiến bước trên con đường cứu độ và chắc chắn gặp được Vị Cứu Tinh thánh nhân đã tiên báo, là Ðức Giê-su Ki-tô, Con Chúa, Chúa chúng con, Ðấng hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời. Amen” (Lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Gio-an Tẩy Giả ). 

JM. Lam Thy ĐVD.

 

Anh em bảo Thầy là ai ? (Lc 9; 20 ). 

        Bài Tin mừng hôm nay đặt ra cho con một dấu hỏi rất lớn. “Còn anh em , anh em bao Thầy là ai ?”. Có người cho rằng đọan  trích của Thánh Luca cho thấy Đức Giêsu là một diễn giả rất đáng khâm phục, một vị Thầy tâm lý lỗi lạc đáng để các nhà sư phạm; những nhà họat động xã hội, thị trường; những người lãnh đạo một tổ chức trong đạo, ngòai đời noi theo cung cách của Người. Đó là sau một thời gian giảng dạy, họat động thì lui vào một nơi chiêm nghiệm, nhìn lại mình. Suy đi nghĩ lại về những việc đã làm, đã nói, đã sống. Với Đức Giêsu, Người lui vào cầu nguyện một mình, cùng có các môn đệ ở bên. Một bài học để cho các ông nhận thấy, với Thầy, họat động và cầu nguyện luôn song hành với nhau. Cầu nguyện với Cha, đấng ngự trên trời là việc không thể thiếu trong cuộc đời của Người. Sau khi đã cầu nguyện và  sóat xét những việc đã làm. Thầy Giêsu đã làm một cuộc thăm dò  bỏ túi, Người hỏi các học trò  về dư luận của dân chúng, những người đi theo Chúa, những người sống trong những nơi Người đến rao giảng. “Dân chúng nói thầy là ai ?”. Một cách tìm hiểu mẫu mực , thiết thực mà ngày hôm nay các hãng tin, các nhà sản xuất, các nhà nghiên cứu thị trường vẫn đang làm khi muốn người tiêu thụ, độc giả cho biết ý kiến về sản phẩm họ làm ra hầu cải tiến, phát triển thêm. . . 

     Thực ra Đức Giêsu không làm động tác phỏng vấn theo kiểu trò chơi Games “ Chung Sức “ trên Truyền hình HTV hôm nay, có bao nhiêu người đồng ý về một nhận định nào đó ? Người muốn các tông đồ nói lên suy nghĩ của bản thân sau những ngày theo Chúa, được Người dạy dỗ, từng chứng kiến việc Người đã làm, đã sống. “ Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai ?”. Một câu hỏi không dễ trả lời. Các ông đã nhận ra Người là đấng có uy quyền. Thiên hạ, những người chỉ đi theo, chỉ nghe tiếng Người, chỉ một vài lần chứng kiến phép lạ Chúa làm mà còn lên tiếng ca ngợi, cho rằng Đức Giêsu, một vị tiên tri, ngôn sứ trong dân ISRAEL đã tái thế. Họ nói  dưới nhãn quan của họ, nếu không phải các bậc xuất chúng , cao cả trong dân mà họ được biết đến trong kinh Thánh, thì không thể rao giảng và làm những điều lạ lùng như thế. Còn các tông đồ mà đại diện là Phêrô đã nói lên điều mà Thiên Chúa soi sáng cho các ông nhận ra Thầy mình “ Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa “ rồi qua đó Đức Giêsu đã thông báo về cuộc tử nạn và Phục sinh của Người:”Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục , thượng tế cùng kinh sư lọai bỏ, bị giết chết và ngày thứ ba sẽ trỗi dậy “. 

       Câu hỏi của Đức Giêsu đặt ra cho các tông đồ vẫn là câu hỏi mang tính thời thượng hôm nay. Chúa cũng đang hỏi con “ Còn anh em, anh em  bảo Thầy là ai ?” . Đã có những câu trả lời trong thực tế con nghe, Người là bậc Thầy trong dân Israel, Người là một bậc vĩ nhân, một nhà hiền triết sánh ngang vị này vị khác trong lịch sử, người khai sáng đạo Kitô, vị lãnh tụ của người nghèo, người bị bỏ rơi, bị bách hại. . . Những điều đó không sai. Phần con, Lạy Chúa, xin cho con nhận biết “ Người là Đức Kitô con Thiên Chúa hằng sống “. Và để xác tín điều ấy , con phải vâng nghe và giữ Lời Người  trong suốt cuộc đời con.

      Lạy Chúa ! Xin thương cứu giúp con, xin ban thêm Đức tin cho con . AMEN. 

     Fx Đỗ Công Minh .

 

LIỀU MẤT MẠNG

(Lc. 9, 18 – 24)


 

“Ai muốn theo tôi,

phải từ bỏ chính mình,

vác thập giá mình hàng ngày mà theo.


 

Ai muốn cứu mạng sống mình,

thì sẽ mất;

còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi,

Thì sẽ cứu được mạng sống ấy.”.

(c 23 – 24)


 

Lạy Chúa,
nhiều khi con không sợ liều mất mạng,
nhưng hình như không phải liều mất mạng vì Chúa,
mà vì những tự ái nhỏ nhen,
những ích kỷ thấp hèn,
những vinh hoa lợi lộc.

 

Xin nhắc cho con biết rằng,
chỉ khi nào con dám liều mất mạng vì Chúa,
con mới có được mạng sống mà thôi. 

Lm. Vinh Sơn Phạm Trung Thành, dcct.

Chúa nhật XII TN C.

Suy niệm Chúa Nhật XII TN C
Lm. Anthony Trung Thành
Suy Niệm Chúa Nhật XII THƯỜNG NIÊN C

Chúng ta có thể chia đoạn Tin mừng hôm nay thành ba phần: phần thứ nhất, lời chất vấn của Chúa Giêsu và câu trả lời của các Tông đồ; phần thứ hai, Chúa Giêsu loan báo về cuộc khổ nạn của Ngài; phần thứ ba, lời mời gọi làm môn đệ và kèm theo lời hứa đau khổ.

1. Lời chất vấn của Chúa Giêsu và câu trả lời của các Tông đồ

Để thăm dò sự hiểu biết của dư luận cũng như của các Tông đồ về Ngài như thế nào, Chúa Giêsu đặt ra hai câu hỏi. Câu hỏi thứ nhất:“Người ta bảo Thầy là ai?”. Câu hỏi thứ hai: “Các con bảo Thầy là ai?”

Với câu hỏi thứ nhất, dư luận có nhiều ý kiến khác nhau: "Người thì bảo là Gioan Tẩy Giả, kẻ khác lại cho là Êlia, còn người khác thì cho là một trong các tiên tri thời xưa đã sống lại" (Lc 9,19). Êlia, Gioan Tẩy Giả hay một tiên tri nào đó, đều là những nhân vật có vai trò quan trọng trong Cựu ước. Họ là những người nói thay cho Thiên Chúa: nhắc nhở cho dân các điều họ đã cam kết với Thiên Chúa trong giao ước và loan báo ơn cứu độ Thiên Chúa sẽ thực hiện qua Đấng Cứu Thế. Qua đó cho chúng ta thấy, dân chúng coi Chúa Giêsu không phải là một con người bình thường, nhưng là một con người trổi vượt, xuất chúng giống như Êlia, Gioan Tẩy Giả. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở sự hiểu biết như vậy thì chứng tỏ dân chúng vẫn chưa có một sự hiểu biết chính xác về Chúa Giêsu.

Với câu hỏi thứ hai, Thánh Phêrô đại diện cho các Tông đồ trả lời rằng: “Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa.”(x. Lc 9,20). Đây là câu trả lời mà Chúa Giêsu mong chờ. Bởi vì, chính Ngài thực sự là Đấng Kitô, là Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người. Nhưng Chúa Giêsu cấm các ông không được nói điều đó với ai, vì dân chúng chưa sẵn sằng để đón nhận.

Như vậy, sự hiểu biết của các Tông đồ khác xa hẳn với sự hiểu biết của đám đông dân chúng. Vì vậy, Chúa Giêsu bắt đầu loan báo về cuộc khổ nạn của Ngài.

2. Chúa Giêsu loan báo về cuộc khổ nạn của Ngài

Ngài cho các ông biết: "Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ chỗi dậy."(x. Lc 9,22). Đây là lần đầu tiên Chúa Giêsu loan báo về cuộc khổ nạn của Ngài. Lần thứ hai, sau khi ba môn đệ thấy Ngài biến hình trên núi Tabor và sau phép lạ chữa đứa trẻ bị kinh phong (x. Lc 9,44-45). Lần thứ ba, sau khi hứa ban phần thưởng cho những người biết từ bỏ (x. Lc 18,31-34).

Thực ra, đau khổ đã bắt đầu với Đức Kitô từ khi Ngài chấp nhận làm thân phận con người như chúng ta ngoại trừ tội lỗi: sinh ra nơi hang đá trong đêm đông lạnh lẽo; sống ẩn dật ở làng quê Nazaréth ba mươi năm; ba năm loan báo Tin mừng, bị chống đối, bị cho là quỷ ám, là điên, sống nghèo khó…Như lời Ngài nói: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu.” (Mt 18,20). Cao điểm của đau khổ Ngài phải chịu là cuộc khổ nạn và cái chết tất tưởi trên thập giá. Điều đó cho chúng ta thấy, đau khổ luôn gắn liền với Đức Kitô.

Đối với Đức Kitô, Ngài biết trước những đau khổ sẽ đến với Ngài, nhưng Ngài chấp nhận tất cả vì yêu thương nhân loại. Còn đối với các môn đệ, họ đi theo Chúa nhưng vẫn còn có cái nhìn mang tính trần tục. Họ mong muốn Chúa Giêsu là một vị vua trần thế theo ý của họ, để họ được “ngồi bên tả hay bên hữu trong nước của Ngài.”(x. Mt 20,21). Cho nên, họ khó chấp nhận một Đức Kitô chịu đóng đinh. Bằng chứng là sau khi Chúa Giêsu loan báo về cuộc khổ nạn lần thứ hai, Thánh Phêrô đã can ngăn Ngài rằng: "Lạy Thầy, xin Chúa giúp Thầy khỏi điều đó. Thầy chẳng phải như vậy đâu.” (Mt 16,22). Lần đó, Chúa Giêsu đã mắng Phêrô là Satan, vì đã cản lối đi của Ngài. Không những Ngài báo cho các ông về những đau khổ Ngài phải chịu mà Ngài còn cho các ông biết những ai muốn làm môn đệ của Ngài cũng phải bước đi trên con đường đó, con đường đau khổ. Bản tính tự nhiên của con người qua mọi thời đại cũng luôn “thích sướng ngại khổ”. Nhưng khi đã chấp nhận bước theo Đức Kitô thì phải chấp nhận thập giá, chấp nhận đau khổ.

3. Lời mời gọi làm môn đệ và kèm theo lời hứa đau khổ

Vì vậy, sau khi loan báo về cuộc khổ nạn của mình, Chúa Giêsu mời gọi: "Ai muốn theo Tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo.” (Lc 9, 23).

“Ai muốn theo Tôi” là một lời mời gọi mang tính tự nguyện, chứ không ép buộc. Con người có quyền chọn lựa theo hay không theo, nhưng phải chịu trách nhiệm về sự chọn lựa của mình. Và khi đã chọn lựa theo Chúa, thì phải “từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo.”

“Hãy từ bỏ mình.” Đây là một hành động mang tính tích cực, nghĩa là từ bỏ những cái xấu để được những cái tốt: từ bỏ mình là khước từ tội lỗi, là giũ bỏ những cái bụi bặm làm dơ bẩn tâm hồn; từ bỏ mình là từ bỏ tham, sân, si...Khước từ những gì không phù hợp với luân thường đạo lý; từ bỏ mình là giũ bỏ ý riêng để tuân phục ý Chúa. Tóm lại, từ bỏ mình là giũ bỏ cái cũ để mặc lấy tinh thần của Đức Kitô…Để được “nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô.” Đó cũng là cách chúng ta lấy lại hình ảnh vốn có ban đầu của chúng ta khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, hình ảnh Thiên Chúa.

“Vác thập giá mình mỗi ngày.” Trong bài đọc thứ II, Thánh Phaolô nói: “Anh em đã chịu phép rửa trong Đức Kitô, nên anh em mặc lấy Đức Kitô.”(Gl 3,27). Mặc lấy chiếc áo trắng ngày lãnh nhận Bí tích Rửa tội là mặc lấy Đức Kitô. Mặc lấy Đức Kitô là mặc lấy sự đau khổ và vác thập giá mình mỗi ngày. “Vác Thập giá mình mỗi ngày” là chấp nhận những đau khổ: có thể do Chúa gửi đến; có thể do thiên nhiên gây ra; có thể do tha nhân, hoặc do chính mình tạo ra cho mình. Đó là những khi chúng ta gặp đau khổ về tinh thần lẫn thể xác. Đó là những khi chúng ta hy sinh chống lại các chước cám dỗ để trung thành với Chúa với Giáo Hội. Đó là những khi chúng ta phải cố gắng hy sinh để chu toàn bổn phận Chúa và Giáo Hội trao phó. Đó là những khi chúng ta phấn đấu mỗi ngày để nên giống hình ảnh của Thiên Chúa hơn...

Tóm lại, “Đức Kitô là ai?” là câu hỏi đặt ra cho mọi người qua mọi thời đại. Đối với mỗi người Kitô hữu chúng ta, không chỉ trả lời bằng sự hiểu biết về tri thức mà còn cần phải trả lời bằng chính đời sống của mình. Đó là bước theo Đức Kitô trên con đường thập giá. Mỗi kitô hữu phải là một Đức Kitô khác. Đức Kitô chấp nhận chịu đau khổ để cứu rỗi nhân loại, mỗi kitô hữu chúng ta cũng phải chấp nhận đau khổ để cộng tác với Đức Kitô cứu rỗi linh hồn mình và cứu rỗi thế giới.

Lạy Chúa Giêsu, con tin Chúa là Đấng Kitô của Thiên Chúa. Xin cho mỗi chúng con biết can đảm từ bỏ mình, vác thập giá mình mỗi ngày để xứng đáng làm môn đệ của Chúa. Amen.

Lm. Anthony Trung Thành

 

 

 
     

Tỉnh Dòng Đồng Công Hoa Kỳ
1900 Grand Ave - Carthage, MO 64836
Phone: ( 417) 358-7787 Fax: (417) 358-9508
cmc@dongcong.net (văn phòng CD) - web@dongcong.net (webmaster)