|
Thánh
Giuse Trong Phúc Âm |
|
Gương
Siêu Thoát Phục Tùng
Giuse
là con người siêu thoát. Siêu thoát về
tiền của để đặt hết hy
vọng vào Thiên Chúa: đó là đức thanh
bần. Siêu thoát về ý riêng để hoàn
toàn thuận theo ý Chúa: đó là đức
phục tùng.
Siêu
thoát tiền tài
Nếu,
theo câu ngạn ngữ Tây phương, "Nghèo
không phải là xấu", thì vị tất "Nghèo
đã là tốt".
Phúc
âm đề cao "tinh thần nghèo khó" là
có ý đề cao sự siêu thoát tiền tài.
Thiên Chúa không muốn cho ta túng thiếu. Ngài
muốn ta hằng ngày dùng đủ. Ngài không
muốn ta làm "tôi của cải", nhưng
Ngài cũng chẳng cấm ta làm "chủ"
nó. Không ai phong thánh cho một người
nghèo, chỉ vì người ấy nghèo. Biết
bao vương giả, phú ông, ngồi trên vàng bạc,
đã được phong thánh.
Vậy,
khi nói đến cải nghèo của Thánh Gisue,
cần chú trọng đến sự siêu thoát của
ông đối với tiền bạc.
Thực
ra, không phải một mình ông nghèo. Xã hội
Do thái thời đó là một xã hội nghèo. Phúc
âm còn để ló ra một vài chỉ dẫn.
Hai đồng nhỏ, đáng giá một xu, là
tất cả của độï thân của bà
góa. Mười đồng bạc đẫ
là cả gia tài của người phụ nữ
mất tiền. Vải vóc khan hiếm đến
nỗi lý hình bắt thăm chia áo người
tử tội. (Mc 12, 44; Lc 15, 8 ; Mt 27, 35).
Quả
thực, Giuse cũng nghèo, nghèo đến nỗi
không kiếm được chỗ trong quán
trọ, phải để Chúa Con sinh ra trong máng
cỏ chiên bò (Lc 2, 21).
Trong
lễ Dâng Con Ðền Thánh, ông cũng chỉ dâng
được đôi chim câu, thay vì một con
chiên theo lệ của người giầu có(Lc
2, 24).
Bỏ
nhà ra đi muôn dặm trong một thời gian
vô hạn định, mà ông chỉ thu xếp trong
khoảnh khắùc là xong Hành trang hẳn phải
sơ sài lắm. Nhà cửa cũng chẳng
đáng giá gì. Ra đi không bịn rịn,
không tiếc xót. Ðáng ca ngợi thay tinh thần
siêu thoát của Giuse (Mt 2, 13- 23).
Trót
đời, Gisue sống bằng sức lao động.
Ông là thợ mộc chuyên môn (Mt 13, 55). Việc
thợ mộc vốn là việc nặng nề.
Nhưng ở thánh địa, nghề thợ
mộc còn nặng nề hơn nữa. Chạy
được gỗ là cả một vấn
đề: Toàn xứ là núi trọc làm gì có
gỗ?
Khách
hàng lại không rả tiền ngay. Phải
đợi đến mùa mới đem thóc lúa,
rượu dầu đến trả. Thấy
cha con ông phó hiền lành, cũng có nhiều người
kỳ kèo bớt xén. Nhưng ở cũng
có lắm kẻ biết điều, đã trả
công sòng phẳng , còn bốc thêm cho nắm lúa nữa,
làm cho "cái đấu hảo hạng, đã
dằn, đã lắc được tràn đầy
tóe ra"(Lc6, 38).
Ðối
với Giuse, có cũng như không có, dùng của
đời cũng như không dùng. Vì thế
ông đã được phúc thứ nhất trong
tám mối phúc thật, là phúc dành cho kể có tinh
thần nghèo khó.
Phục
tùng ý Chúa
Như
hoa hướng dương, Giuse hằng hướng
mắt, hướng lòng về Thiên Chúa để
nhận ra và làm tròn ý định của Ngài, vì
ông biết "cung kính bất như tùng mệnh".
Ðọc
Phúc âm ta thấy giuse rất nhạy cảm trước
thần ý Chúa. Trong bất cứù hoàn cảnh
nào, hễ biết là ý Chúa, thì ông vui lòng lãnh nhận,
và mau kíp thi hành.
Thấy
bà có thai, ông đang thắc mắc bỗng thiên
thần hiện ra trong mộng, giải thích cho
ông biết "thai nơi bà là do tự Thánh Linh",
và bảo ông: chớ sợ rước Maria về
sum họp". Nhận ra ý Chúa, ông đã phản
ứng làm sao? Phúc âm kể tiếp:" Thức
dậy, Giuse đã làm như lời Thiên thần
Chúa Truyền, bà ông đã rước bà về"
(Mt 1, 21).
Nếu
đem so sánh với thái độ của Zacaria
khi được Thiên thần hiện ra nơi
cung thánh, mới thấy đức phục tùng
của Giuse mẫn tiệp dường nào!(Lc
1, 18).
Trong
vụ trốn qua Ai Cập, Thiên thần Chúa bảo
ông đi là ông đi, bảo ông về là ông về,
bảo ông làm thế nào, ông làm đúng thể ấy,
đúng thời gian, đúng địa điểm,
không sai chạy mảy may (Mt 2, 13- 23).
Biết
mấy lần ông đã thưa với Thiên thần,
như Ðức Mẹ xưa: "này tôi là tôi tớ
Chúa, tôi xin vâng lời Thiên thần truyền"
(Lc 1, 38).
Chẳng
những Gisue vâng lệnh trực tiếp của
Chúa do Thiên thần chuyển đạt, mà ông cũng
tuân giữ mọi luật pháp Chúa truyền trong
Ðạo cũ, như cắt bì Hài Nhi, dâng con Ðền
thánh, đi lễ Gia liêm.
Sau
hết, Giuse cũng sẵn sàng vâng lệnh các
nhà đương cục. Nghe tin hoàng đế
Augustô ban lệnh kiểm tra dân số, ông vội
vã từ Naxaret lên Bêlem để khai sổ bộ,
cùng với Maria, bạn ông đương thai
ghén (Lc, 1- 5)
Siêu
thoát tư kiến, siêu thoát tiền tài, Giuse là
con người ôn thuận, Chúa dùng để làm
nên việc lớn.
Lạy
Thánh Gisue siêu thoát, phục tùng, cin cầu cho chúng
con.
Chứng
tích:
Cuộc
Hôn Nhân Trắc Trở
Tại
một cứ đạo Sàigòn, có đôi thanh nên
man nữ Giuse và Maria thương nhau thành thực,
muốn đi đến hôn nhân.
Phiền
một nỗi bà mẹ đàng trai không thuận,
đưa ra nhiều lý do không phải là không chính
đáng.
Ðôi
trẻ đau khổ, một mặt đi khấn
Thánh Giuse, một mặt nhờ người có
uy tín đến thuyết phục bà mẹ.
Sau khi tiếp xúc với gia đình đôi bên, người
đã ngã lòng, nó rằng phải chó phép lạ mới
giải quyết xong.
Mà
phép lạ đã ra thực!
Số
là sau chừng một tháng thì bà mẹ tự nhiên
đổi ý, gọi con trai mà bảo:
-Hai
đứa xin lỗi mẹ, rồi mẹ lo cho;
nhưng không có đám rước dâu gì cả!
Ðôi
trẻ vui mừng làm theo ý mẹ và lễ Hôn phối
đã cử hành trọng thể ngày 30 tháng 6 năm
1969 tại nhà thờ Lộc Hưng.
Bà
mẹ đi vậy, nhưng hôm sau cũng đã
cho tổ chức lễ cưới linh đình.
Thực
là cả một trái núi đã dời đi, nhờ
lời cầu bầu Thánh Cả.
|