|
ÐỌC
KINH MÂN CÔI CỨU CÁC LINH HỒN LUYỆN NGỤC
Mân
côi, cũng gọi là Văn côi hay Môi khôi, Mai khôi,
được dùng để gọi những
kinh Kính mừng kính Ðức Mẹ. Kinh
này phần đầu là lời chào của Tổng
thần Gabriel khi đến báo tin Ðức Mẹ
thụ thai Chúa Cứu Thế "Kính mừng
Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở
cùng Bà", thêm lời chúc tụng của bà thánh
Isave ca tụng Ðức Mẹ là "Bà
có phúc lạ hơn mọi người nữ,
và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ". Phần
thứ hai là lời cầu của Giáo hội:
"Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời
cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong
giờ lâm tử". Xin cho bây giờ, "khi
nay" được ơn sống thánh, và trong
giờ chết, "lâm tử" được
ơn chết lành trong tay ba Ðấng Giêsu Maria Giuse
để được về hưởng tình
yêu Chúa muôn đời. Amen (Ước được
như vậy).
Kinh
Mân côi nhắc lại cho Ðức Mẹ
đầy ơn phúc trước mặt Ðức
Chúa Cha, là Mẹ Ðức Chúa Con, và là Bạn
chí thiết Ðức Chúa Thánh Thần. Khi nghe lời
chào đó, tâm hồn Ðức Mẹ lại
hân hoan rộng mở ca ngợi Thiên Chúa và sẵn
sàng ban tràn ơn cho con cái còn đang ở chốn
lưu đày, nhất là cho các linh hồn đớn
đau trong Luyện ngục. Chính Ðức Mẹ
đã phán với Thánh Ðaminh rằng," Một
trong những hiệu quả chính của kinh Mân
Côi là cứu rõi các linh hồn trong Luyện ngục."
Ngày
1 tháng 1 năm 1967 Ðức Giáo Hoàng Phaolô Ðệ Lục
đã ban ơn đại xá cho những ai đọc
đủ 50 kinh Mân côi chung với gia đình, chung
trong nhà thờ, chung trong Tu viện, chung một
nhóm người trong Hội đoàn, với những
điều kiện thông thường là xưng
tội trước hoặc sau đó vài ba tuần,
rước lễ chính ngày lãnh đại xá, đọc
một kinh Lạy Cha, một kinh Kính mừng cầu
theo ý Ðức Giáo Hoàng. Ai không đọc đủ
50 kinh hoặc không đủ các điều kiện
nói trên cũng vẫn được hưởng
Tiểu xá để chỉ cho các linh hồn theo
ý muốn.
*
Thánh Alano dòng Ðaminh kể lại về nhiều
tu sĩ và nữ tu đang khi đọc kinh Mân
Côi đã thấy các linh hồn từ Luyện
ngục hiện về, các linh hồn này có mang
dấu Thánh giá trên trán nài xin các vị tiếp
tục đọc kinh Mân côi cho mình. Nhờ kinh
Mân Côi giáo dân đọc hằng ngày mà một số
lớn linh hồn Luyện ngục được
lên Thiên đàng ngày này qua ngày khác.
Trong
15 ơn Ðức Mẹ hứa với
Thánh Alanô, ban cho những ai thành tâm sốt sắng
đọc kinh Mân côi, có ơn thứ 9 Ðức
Mẹ hứa rõ rệt rằng: " Mẹ
sẽ mau mắn cứu vớt các linh hồn
siêng năng lần hạt Mân côi ra khỏi Luyện
ngục".
*
Linh mục Eusebio Nieremberg là người rất
thương các linh hồn trong Luyện ngục,
ngài thường đọc kinh Mân côi cầu cho
các linh hồn. Ngài đã thuật lại truyện
sau đây minh chứng Ðức Mẹ đã thương
một tội nhân có lòng tôn sùng và siêng năng
đọc kinh Kính mừng kính Ðức Mẹ:
"Ở
tỉnh Aragon trong nước Tây ban nha, có một
thiếu nữ nhan sắc tuyệt vời, tên
là Alexandria. Nàng là con nhà giầu sang, quyền thế, nên nhiều
gia đình quí phái muốn hỏi nàng cho con trai
mình. Trong số đó cho hai thanh niên nhất định
tranh nhau cho bằng được mới thôi.
Khi thấy mình kém vế, không thể nào tranh giành
ảnh hưởng với tình địch, một
trong hai thanh niên mù quáng đến nỗi hạ
sát Alexandria để
trả thù đối phương. Y chặt đầu
cô, quăng xuống một giếng kia cách kín
đáo không ai biết. Sau đó ba hôm, Thánh Ðaminh
tình cờ đi qua, thấy đầu cô đã
nổi lên trên mặt nước và nói năng
được như người còn sống,
đồng thời xin Thánh nhân ban phép giải
tội.
Tin
này đồn ra khắp nơi nhanh chóng, người
ta tuốn đến bên giếng đông nghịt
để xem sự lạ chưa từng có. Khi
Alexandria đã xưng tội xong, Thánh Ðaminh buộc
cô phải nói ra bởi lý do nào mà cô được
ơn đặc biệt quá sức tưởng
tượng như vậy. Vâng lời Thánh Ðaminh,
cô Alexandria thuật lại rằng," Sở
dĩ con được ơn Ðức Mẹ
thương cách đặc biệt này là bởi
từ thuở nhỏ, con vẫn có lòng kính mến
Ðức Mẹ và siêng năng đọc
kinh Mân côi có ý xin được ơn ăn năn
xưng tội trước khi chết."
Nhờ
dịp này, Thánh Ðaminh khuyến khích mọi người
theo gương cô trong việc đọc kinh Mân
côi tôn sùng Ðức Mẹ, tin chắc chắn sẽ
được hưởng nhiều ơn quí
hóa do Ðức Mẹ ban.
Qua
hai ngày sau, đầu cô Alexandria mới chìm
xuống nước. Mười lăm ngày sau,
cô hiện về với Thánh Ðaminh cám ơn ngài
đã lo liệu cho mình được chịu
phép giải tội trong trường hợp đặc
biệt đó, nói đoạn cô tươi cười
vui vẻ từ gia? Thánh nhân để lên Thiên
đàng hưởng tôn nhan Mẹ lành
(Lm. Nguyễn Tri Ân, Tháng Mân Côi Ðức Bà, 1960, trang
203).
|
|