dongcong.net
 
 

Suy Niệm của Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh MD

September 19, 2014

PHẢI CHĂNG ÔNG BẠN GANH TỨC VÌ TÔI  ĐẠI LƯỢNG?

CHÚA NHẬT XXV THƯỜNG NIÊN A

(Is 55:6-9; Pl 1:20-24, 27; Mt 20: 1-16)

                            

Tôi đọc bài Tin Mừng thánh Mathêu hôm nay (Mt 20:1-16) cho một số bạn bè trong đó có cả những người không Công Giáo để bàn luận. Cuộc tranh cãi rất sôi nổi, nhưng chưa đi đến đồng thuận hoàn toàn! 

KHOA SƯ PHẠM CỦA ĐỨC GIESU 

Khi đức Giesu giảng dạy, Người thường dùng hình thức dụ ngôn để nói lên những sự thật thâm sâu qua những hình ảnh rất đơn giản nhưng lại đánh động được tâm trí mọi người. Trong Cựu Ước, dùng dụ ngôn là một phương pháp cổ điển có tính văn hóa phổ quát để đưa ra một bài học luân lý, dựa trên những câu chuyện tiêu biểu với những đặc tính và hành động cụ thể có thể áp dụng trong cuộc sống hàng ngày. Đa số thính giả khi nghe những câu chuyện như vậy lần đầu tiên thì thường bỏ đi và tự mình rút ra kết luận. Những lần khác thì các thánh sử giảng giải ý nghĩa câu chuyện luon. Thường thường nghĩa bóng của câu chuyện nói lên sự khôn ngoan của Chúa Giesu thì lại không lọt được vào tai những kẻ thù nghịch thích hiểu theo nghĩa đen.

CÂU CHUYỆN ÔNG CHỦ THUÊ THỢ LÀM VƯỜN NHO CHO MÌNH 

Câu chuyện thợ vườn nho trong bài Tin Mừng hôm nay (Mt 20:1-16) dùng để chỉnh lại những ý niệm sai lầm về giá trị và công trạng. Câu chuyện cũng phản ảnh bối cảnh kinh tế xã hội ở Palestine vào thời chúa Giesu. Câu chuyện làm người nghe hơi bị shock, khiến người ta băn khoăn phải đặt lại vấn đề giá trị của công lý.  

Để nắm bắt được đầy đủ ý nghĩa của câu chuyện, cần phải hiểu rõ hậu quả của những biến cố trong câu chuyện. Chủ nhà đi mướn thợ làm vườn nho hồi 6:00 sáng với tiền công 1 đồng một ngày, coi như là giá hợp lý. Vậy là chúng ta đã có tiêu chuẩn chứng tỏ lòng quảng đại của chủ nhà khi đi mướn thợ vào những lúc khác nhau trong ngày. Phải chăng chủ nhà có thể đã động lòng trắc ẩn đối với những kẻ thất nghiệp, ngược lại với tình trạng vườn nho của ông đang cần thợ làm? Vấn nại này kết thúc nhưng vẫn để ngỏ để chúng ta bàn cãi. 

NHỮNG TRANH CÃI 

Những người được mướn đầu tiên coi như đã được đối sử hợp lý, công bằng và vô tư. Sự than phiền của họ không cần thiết cho đến khi người thợ được mướn sau cùng nhận tiền công; nhưng nếu chủ nhà tỏ ra quá quảng đại với người thợ sau cùng, thì lúc đó chắc chắn ông chủ phải thưởng công cho họ vì công khó nhọc họ phải chịu nóng nực suốt này.  

Một số người đã cố gắng làm giảm thiểu sự bất công bằng cách cắt nghĩa là,

có lẽ giá trị việc làm của những người được mướn vào giờ chót trong ngày tương đương với công việc mà những người kia làm suốt cả ngày. Một số người lại dùng lý nói rằng “giao kèo là giao kèo”, do đó những người được mướn trước tiên không vì bất cứ lý do gì mà than trách về tiền công của mình. Nhưng về quan điểm lý luận và hoàn toàn con người, họ vẫn có lý do để than phiền. Tuy nhiên, câu chuyện dụ ngôn này không thuộc vấn đề điều hành sức lao động theo lẽ công bằng và luân lý, mà là do bản tính thực của lòng quảng đại, nỗi trắc ẩn của Thiên Chúa và vương quốc nước trời rộng mở. Cốt lõi của câu chuyện dụ ngôn như nói ở những câu 19:30 và 20:16  được ghi lại ở những câu 20:8-9 là những người thợ chẳng những được trả tiền công ngược đời (xem có vẻ vô lý) mà còn ngang hàng / tương đương với công khó của những người khác! Câu chuyện dụ ngôn đạt tới tột đỉnh vấn đề là ở câu 15: “Chẳng lẽ tôi lại không có quyền -ông chủ trả lời- được tùy ý định đoạt về tiền bạc của tôi hay sao? Hay vì thấy tôi quảng đại mà ông bạn sinh lòng ghen tức?” Ông chủ vườn nho dành quyền của mình để trả công cho thợ không dựa trên công sức của thợ mà là do chính lòng trắc ẩn cảm thông của ông chủ! 

LÒNG QUẢNG ĐẠI BỊ KẾT ÁN LÀ BẤT CÔNG 

Tại sao lòng quảng đại như vậy lại bị cáo buộc là bất công?  Ý tưởng này có căn gốc và ý nghĩa xâu thẳm nhất -theo Cựu Ước- là hiểu biết Thiên Chúa là đấng sáng tạo tốt lành và quảng đại đối với tất cả những ai đến với Người. Đây là Thiên Chúa mà đức Giesu tin cậy và sống với, nhưng trong con người của đức Giesu, lòng trắc ẩn cảm thông và tốt lành thương sót có tính Thiên Chúa ấy lại vượt quá cả sự công bằng của Thiên Chúa. Do đó tất cả những ai theo đức Giesu làm môn đệ và làm bạn thì phải cương quyết noi gương, bắt chước lòng trắc ẩn phi thường và tính quảng đại vô biên của Chúa, không bao giờ thắc mắc, chối từ hoặc đem lòng ghen ghét đố kỵ.   

Thiên Chúa là Cha của Chúa Giesu Kito của chúng ta đã thể hiện căn tính của Người cho chúng ta biết qua bài đọc 1 hôm nay sách Isaiah: “ Vì tư tưởng của ta không là tư tưởng của ngươi, cách thức hành sử của ta cũng không phải cách thức của ngươi. Vì thế thiên đàng thì cao hơn trần thế, nên cách thức của ta cũng cao hơn cách thức của ngươi, cũng như tư tưởng của ta cao hơn của ngươi’ (Is 55:8-9). 

CHÚNG TA LÀ NHƯNG NGƯỜI THỢ GIỜ THỨ 11 

Có lẽ nhiều người trong chúng ta đồng ý với những người thợ được thuê đầu tiên. Chúng ta hẳn cũng thường thấy có những ông chủ tính tình kỳ cục hay thưởng công quá hậu cho những nhân viên lười biếng mà không nhận biết những nhân viên trung thành, chăm chỉ, ngày ngày tận tụy làm việc giúp chủ. Ở đây, chúng ta có thể tự hỏi: Tại sao Thiên Chúa lại bất công như vậy? Tại sao Thiên Chúa lại không để mắt nhìn đến những người thợ trung thành nhất của Người? Ngay từ khởi thủy, lúc bắt đầu có tôn giáo, người ta cũng cho rằng xác chết cũng kèn cựa, mặc cả với Thiên Chúa để có được những điều họ muốn. 

Biết bao nhiêu lần chúng ta đã cảm thấy như vậy trong phạm vị riêng của chúng ta và trong khi phục vụ Giáo Hội? Có những người càu nhàu than trách là họ làm những công tác đáng tin cậy lâu ngày không biết mệt mỏi, đáng lẽ phải được thưởng công, tăng lương, nâng cất lên chức vụ cao hơn, có nhiều ưu tiên và uy tín hơn.  Đúng ra trong những lúc như vậy, chúng ta phải khiêm tốn nhận biết là chúng ta giống như những người thợ giờ thứ 11. Không ai trong chúng ta xứng đáng được nhận những ân phúc mà Thiên Chúa đã sửa soạn cho chúng ta. Càu nhàu than trách và lườm huýt thường chỉ đưa đến những phẫn uất khó lường được hậu quả. Tất cả những việc tốt chúng ta làm thì không cần phải kể công với Chúa. Chúng ta chẳng có quyền đòi hỏi gì cả, ngay cả khi chúng ta hoàn thành tất cả những việc chúng ta phải làm mà đáng lẽ chúng ta phải được vinh danh và Thiên Chúa thưởng công một cách đặc biệt là những nhân vật xứng đáng và cần thiết. 

Danh từ “Chức Tước/Quyền Hành” không có trong ngôn ngữ Vương quốc  của Thiên Chúa. Chỉ có một phương thuốc cho những tình cảm như vậy là ngắm nhìn dung nhan nhân từ của Chúa Giesu, từ đó nhận ra được sự quảng đại vô biên của Thiên Chúa bằng da bằng thịt. Lý luận của loài người thì giới hạn, nhưng lòng thương xót và ân sủng của Thiên Chúa thì bô biên. Thiên Chúa không hành động theo những tiêu chuẩn của chúng ta và của loài người. Cho nên chúng ta phải coi và chấp nhận Thiên Chúa trong tình nghĩa anh chị em như Người mong muốn. Khi Thiên Chúa chọn một nhân vật, Người ban cho nhân vật đó những ân sủng đặc biệt hay những tặng phẩm quí giá thì Người cũng không từ chối hoặc cắt xén bớt của người khác những ân sủng của Người. Ân sủng và phúc lành của Thiên Chúa thì vô biên, mỗi người chúng ta được những ân sủng dành riêng cho mình. Được Thiên Chúa chọn cũng không phải là lý do để kiêu hãnh hay ngược lại khi bị từ chối. Chỉ khi nào cả hai bên biết sống khiêm nhường và đơn sơ và cùng nhau nhận ra tình yêu và lòng thương xót của Chúa trong khi làm việc thì họ mới được coi là bắt đầu học hỏi ý nghĩa thực sự của tình yêu và lẽ công bằng nơi Thiên Chúa. Sau cùng nhờ đó, sự hòa giải và hiểu nhau mới có được. 

ĐÔI LỜI KẾT 

Trong Tân Ước, Chúa Giesu dạy chúng ta phải lướt thắng ganh ghét và thèm muốn. Ý nghĩa đó thể hiện trong bài dụ ngôn những người thợ làm vườn nho được chủ thuê vào những giờ khắc khác nhau nhưng lại được thưởng công bằng nhau. Những người được thuê đầu tiên càu nhàu trách móc ông chủ thì ông chủ trả lời:

  -Bạn ơi, tôi không ăn gian tiền công của bạn…Hay là bạn ganh tức vì tôi rộng lượng? (Mt 20:13-15)   

SÁCH GIÁO LÝ CÔNG GIÁO

Chúng ta hãy coi lại hai câu sau đây trong sách Giáo Lý Công Giáo:

#2552-Điều răn thứ mười cấm Tham Lam Thái Quá sinh ra do sự ham mê quá độ mọi của cải và quyền quí.

#2553- Ganh Tị là cảm thấy buồn phiền vì phúc lộc của người khác và ước ao chiếm đoạt về mình một cách vô độ. Đây là tính xấu chủ chốt. 

Ganh tị là một tật xấu của bản tính con người, khiến người ta không thể nhận biết ra được vẻ đẹp và tính đặc thù của người khác, nên nó không chấp nhận quyền quí vinh quang của tha nhân. Để đến gần Chúa là đấng nhân lành,  huy hoàng đẹp đẽ và quảng đại, thái độ này cần phải tự thân dẹp bỏ. Ganh tị làm người ta trở thành mù quáng không nhìn thấy sự thật. Mắt bị mây mù ganh tị che phủ. Ganh tị và tham lam thái quá là tội phạm vào điều răn thứ mười. Chúng ta phải làm gì để vượt qua sự mù quáng và tâm hồn trai đá ấy?    

BÁC ÁI TRONG SỰ THẬT

Dưới ánh sáng bài Phúc Âm ôm nay, đề nghị chúng ta cũng nên cùng nhau đọc và suy ngẫm đoạn #63 của Tông thư BÁC ÁI TRONG SỰ THẬT của Biển Đức XVI về Phát triển con người.: 

Không để ý đến sự liện hệ trực tiếp giữa Nghèo Đói và Thất Nghiệp thì không thể hiểu biết được sự phát triển của con người. Trong nhiều trường hợp, nghèo đói là do vi phạm nhân phẩm của người lao động, hoặc bởi cơ hội làm việc bị giới han (như thất nghiệp, thu dụng dưới khả năng) hoặc vì “giá trị và quyền lợi lao động bị đánh giá thấp, nhất là quyền được trả lương xứng đáng và bảo đảm cá nhân công nhân và gia đình họ.”  Vì lý do này, ngày 1-5-2000, nhân dịp Năm Thánh của người lao động, vị tiền nhiệm đáng kính của tôi là Đức Gioan Phaolo II đã đưa ra lời kêu gọi một “Liên Minh Thế Giới để cỗ võ ‘việc làm tương xứng’”, yểm trợ kế hoạch của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế. Trong chiều hướng đó, ngài đã nồng nhiệt ủng hộ mặt luân lý của mục đích của tồ chức, coi đó như là khát vọng của tất cả mọi gia đình trên thế giới. Danh Từ “tương xứng”có nghĩa gì khi đi với việc làm? Nó có nghĩa là việc làm phải nói lên được nhân phẩm thiết yếu của người nam cũng như nữ trong bối cảnh xã hội đặc biệt của họ: việc làm phải được tự do lựa chọn, phối hợp một cách hiệu quả với các công nhân, nam cũng như nữ, với sự phát triển cộng đồng của họ; việc làm khả dĩ phải giúp người công nhân được nể trọng và hoàn toàn không bị kỳ thị; việc làm phải giúp các gia đình đạt được những nhu cầu thiết yếu, con cái họ được cắp sách đến trường mà không buộc phải lao động; việc làm phải cho phép công nhân được tự do tổ chức cho mình, và tiếng nói của họ phải được lắng nghe; việc làm phải để chừa thời giờ đủ cho họ có thể tìm lại gốc nguồn của mình trên bình diện cá nhân, gia đình và thiêng liêng; việc làm phải bảo đảm cho những người về hưu có được mức sống xứng hợp…. 

Fleming Island, Florida
Sept.17, 2014
Fxavvy@aol.com

NTC        

- dongcong.net - September 19, 2014

 

 

 
     

Tỉnh Dòng Đồng Công Hoa Kỳ
1900 Grand Ave - Carthage, MO 64836
Phone: ( 417) 358-7787 Fax: (417) 358-9508
cmc@dongcong.net (văn phòng CD) - web@dongcong.net (webmaster)