Suy Niệm Thường Niên
Chúa nhật 29 Thường niên, năm A
Lm Vũđình Tường
Tuần 29a thường niên
Lm Vũđình Tường 2020
TRUNG TÍN
Nhóm Pharisiêu và Herodian thoả hiệp, tạm thời để sang bên những khác biệt, cùng nhau tìm cách hãm hại Đức Kitô. Họ đồng í đưa ra câu hỏi, mà theo họ, Đức Kitô trả lời 'đồng í hay không đồng í' đều không tránh khỏi phiền toái lớn. Họ chắc chắn đến độ Đức Kitô keo này sẽ thua đặm, coi như mất hết tiếng tăm và hỗ trợ của đám đông. Câu hỏi gần với chính trị hơn là tôn giáo. Họ hỏi Ngài. Xin cho biết 'Có nên đóng thuế cho Caesar không?'. Nếu câu trả lời là 'Nên đóng thuế', Đức Kitô sẽ mất trắng, mất hết mọi hỗ trợ của dân chúng, vì toàn dân đặt trọn hy vọng nơi Ngài. Lòng tin vào Ngài bị tiêu hủy bởi ai cũng trông đợi Ngài như Đấng Cứu Tinh giúp giải thoát họ khỏi ách đô hộ của ngoại bang. Nếu Ngài đáp 'không nên đóng thuế' nhóm Herodian sẽ tức thời báo cho chính phủ thuộc địa Rôma biết là Đức Kitô đang khuyến khích dân nổi loạn chống lại quân Rôma, như thế máu sẽ chảy, đầu sẽ rơi, thân xác đổ gục, nhà cháy thành tro, phố đầy tiếng bi ai, dân làng than khóc. Họ hí hửng chờ câu trả lời của Đức Kitô. Tập thể lãnh đạo Pharisiêu và Heordian họp hành, bàn tán. Tự tin tập thể luôn đúng. Tập thể sai lầm.Cả tập thể thua cá nhân Đức Kitô.
Biết sự xảo trá của tập thể lãnh đạo. Đức Kitô bảo họ cho coi đồng xu dùng đóng thuế. Ngài hỏi họ, tên và hình của ai trong đồng xu. Họ đáp đó là hình hoàng đế Casear. Đức Kitô nói với họ, 'Những gì thuộc về Caesar thì trả cho Caesar, những gì thuộc về Thiên Chúa trả cho Thiên Chúa' c.16. Gài bẫy Đức Kitô, giờ chính họ rơi vào cái bẫy chính họ giăng ra. Đức Kitô dậy họ hai nhiệm vụ. Thứ nhất, mọi công dân có nhiệm vụ đóng thuế cho chính quyền nơi họ đang cư ngụ. Thứ hai, mọi thụ tạo đều phải tôn thờ Thiên Chúa, Đấng tạo dựng nên chúng. Đức Kitô có lần các xác nhận với một luật gia khi ông hỏi Ngài điều răn nào quan trọng nhất. 'Mến Chúa hết sức, hết linh hồn, hết trí khôn, và yêu thương đồng loại như chính mình' Mt 22,37. Đây là nhiệm vụ không phải dành riêng cho Kitô hữu, mà cho toàn thể nhân loại, dù tin Đức Kitô hay không tin cũng cần tình yêu để sống. Đức Kitô nhận biết tâm trí con người, đọc được tư tưởng trong óc, biết rõ cảm xúc trong tim người khác. Làm sao Ngài lại không biết tên và hình của ai trong đồng xu. Ngài hỏi điều đó để chính tập thể Pharisiêu phải bộc lộ điều họ dấu kín trong tâm. Đó là sự gian trá của họ. Môi miệng họ ca tụng 'Đức Kitô là Đấng công chính, giáo huấn của Ngài thuộc về Chúa... Ngài không quị lụy ai' c.18 nhưng trong tâm họ tìm cách triệt hạ Đức Kitô. Họ thần phục quân đô hộ Roma, ham thích quyền hành, lợi lộc quân đô hộ ban phát. Bởi ham lợi hơn thương dân, thích lợi lộc hơn trung tín nên họ bất trung, thất tín với Thiên Chúa. Họ không hoàn thành trách nhiệm phục vụ dân, trái lại còn chèn ép dân với sưu cao, thuế nặng. Tăng thuế Đền Thờ, nâng cao vật giá dâng hiến lễ vật. Đứng ngay trong Đền Thờ bàn thảo việc chính trị, việc đóng thuế cho hoàng đế Roma. Những việc này làm ô uế Đền Thờ. Đức Kitô có lần nói với họ 'Không được biến nhà Cha Ta thành hang trộm cướp' Mt 21,13.
Hàng chữ ghi trên đồng xu có nghĩa 'Caesar, con chúa Augustus, Thầy Cả Thượng Phẩm'. Chữ khắc nơi đồng xu nói lên tính kiêu ngạo, tự nhận là chúa của mọi người. Dù biết thế nhưng tập thể Pharisiêu yêu thích đồng xu đó, sẵn sàng làm nô lệ cho đồng xu đó. Họ luông mang đồng xu tà thần bên mình, gần trong tâm trí họ. Không nhận biết tên và hình hoàng đế trong đồng xu, Đức Kitô nói cho tập thể Pharisiêu biết hoàng đế Caesar và Augustus là vua trần gian như mọi vị vua khác, không phải là chúa. Với Đức Kitô chỉ có một Thiên Chúa duy nhất, Đấng tạo dựng vũ trụ và mọi sự trong đó, ngoài ra không còn chúa nào khác. Của cải vật chất cần thiết cho cuộc sống nhưng con người đừng làm nô lệ cho chúng. Nó được tạo dựng nên cho ta dùng. Chúng ta xin ơn biết tôn thờ một Chúa duy nhất, trung tín với giao ước tuyên thệ khi lãnh nhận bí tích Thanh Tẩy, và lập lại điều hứa này mỗi khi tuyên xưng đức, tin tóm tắt trong kinh Tin Kính, thường tuyên xưng mỗi Chúa Nhật và các ngày lễ trọng.
TiengChuong.org
Faithfulness
The Pharisees and the Herodians temporarily put aside their differences to work out a plan to destroy Jesus. Their trickery question that whatever answer Jesus gave, 'agree or disagree', He would have deadly consequences. They were so certain, that Jesus was in a 'lose/lose' situation. The question related to politics when they asked Him: "Is it lawful to pay taxes to the emperor, or not?" Saying 'yes', Jesus destroyed the hope of His people. Saying 'no', Jesus would be judged as exciting revolution against the Roman Empire.
Jesus knew their evil trick. He asked them to show Him the coin that was used to pay tax. He asked them to identify the image on the coin. They told Him it was the Emperor; Caesar. Jesus told them: 'Give back to Caesar what belongs to Caesar, and to God what belongs to God' v.16. Jesus' answer made them fall into their own trap. His answer made them know their obligations. There were two obligations everyone must do. First, every citizen has an obligation to pay tax to the land governing authority; and second, all creatures must worship God. Jesus once confirmed to the lawyer that: 'Love God with all one's mind and heart and soul, and love one's neighbours as oneself' Mt 22,37 is everyone's obligation. Jesus could see our hearts and read our minds. He knew the name, and the emperor's image, and scripts on the coin, but He asked the Pharisees to identify the name of the Emperor on the coin for a specific purpose. And that way He revealed their untruthfulness. On the outside they praised Jesus that, 'You are an honest man and teach the way of God.... a man of rank' v. 18 but inside, they planned to trap Him. Again, they appeared to worship God, but deep inside they worshipped not God, but the Roman Empire, their power and their money. Apart from untruthfulness, they were unfaithful to God. Raising funds to upkeep and maintain the Temple was a right thing to do. Standing on the Holy ground to discuss the taxing matters to the emperor, demanding worshippers to pay extra tax, and selling hiked price sacrifices offering defiled the temple. In doing that, the house of prayer, said Jesus, became 'a robber's den' Mt 21, 13.
The inscription on the coin was 'Caesar, son of the divine Augustus, high priest'. Augustus claimed he was divine. The idol, emperor coins, were close to the Pharisees' hearts and were even in the Temple. By not acknowledging the name and image of the emperor on the coin, Jesus explicitly told the Pharisees, that there were no other gods, except the One True Creator, His Father. He is the God they must worship. Wealth is good and necessary but no one must mastered by it. The Pharisees were there for people, not people for wealth. After Jesus' desert experience, the devil tempted Him three times. Each time he failed, but he vowed to come back Mt. 4,1-11. The third temptation was all about wealth and worldly glory. The devil falsely claimed the world and its splendour belong to him. He would give to Jesus if He worshipped him. Jesus replied: 'Be off, Satan. You must worship the Lord your God, and serve Him alone' v.10. St Luke added, 'the devil left Jesus, but promised to return at the appointed time' Lk 4,13. Jesus pointed out to the Pharisees that outside they worshipped God in the Temple, but inside, represented in their pocket was the image of an idol emperor. Who they did vow allegiance to was in question. Faithfulness to God must be both in words and deeds, not words alone.
CHÂN TƯỜNG
- CN 29 TN-A-2014
Cuộc sống kẻ ít, người nhiều đều có kinh nghiệm bị dồn vào ngõ bí, dồn vào chân tường hầu như không lối thoát. Hoàn cảnh đó gây lo lắng cho cá nhân và âu lo cho thân nhân, thân hữu. Bị dồn vào chân tường ít hay nhiều lệ thuộc vào hoàn cảnh sống và công việc người đó làm. Đức Kitô trong cuộc đời rao giảng công khai cũng có kinh nghiệm bị người dồn vào chân tường. Hoàn cảnh trớ trêu này xảy ra không phải vì Ngài nói hay làm điều gì sai trái mà do ghen vì Ngài nổi tiếng hơn chúng, họ tức nên tìm cách chống đối. Căm thù vì giáo huấn của Ngài cắn rứt lương tâm họ, làm cho họ ăn không ngon, ngủ không yên, lương tâm dầy vò do những thủ đoạn xem ra tốt lành nhưng thật ra là những hành động ác độc, tội lỗi họ chủ trương nhằm thu lợi cho cá nhân. Thái độ của họ cho biết họ không những từ chối lắng nghe Chúa giảng dậy, kêu gọi họ thống hối mà còn chống lại giáo huấn của Đức Kitô. Một khi từ chối hay chống lại í kiến người khác có nghĩa là từ chối học từ người đó. Vì thế họ không học được những gì tốt đẹp, cao quí, tha thứ, yêu thương từ Đức Kitô. Thái độ kiêu ngạo này được thêm dầu bằng những cuộc họp kín với mục đích tìm cách hại Đức Kitô. Họ tin tưởng vào tài trí của nhóm gom lại sẽ thắng Đức Kitô dễ dàng vì thế họ họp kín dàn trận mong Đức Kitô sập bẫy. Cái bẫy họ giương ra xem có vẻ khiêm nhường nhưng thực tế không phải vậy bởi họ tính toán với nhau một câu hỏi mà trả lời đồng thuận thì bị trói chân tay mà trà lời bất đồng sẽ dẫn đến cái chết thảm. Họ muốn giết người nhưng không muốn tay mình vấy máu
Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người chân thật và cứ sự thật mà dậy đường lối của Thiên Chúa. Thầy cũng chẳng vị nể ai, vì Thầy không cứ bề ngoài mà đánh giá người ta. Vậy xin Thầy cho biết í kiến: có được phép nộp thuế cho Xêda hay không? Mat 22,16-17
Viên thuốc bọc đường này nhìn thì ngọt ngào bắt mắt nhưng nuốt vào sẽ là độc dược huỷ diệt toàn lục phủ, ngũ tạng. Đức Kitô biết rõ thâm í họ. Phần đầu của câu hỏi mang tính cách tôn giáo. Họ ca tụng Đức Kitô ngoài miệng nhưng trong lòng họ không tin điều họ nói ra. Nếu tin như những gì họ ca tụng Đức Kitô họ đã không tìm cách gài bẫy Ngài. Phần sau của câu hỏi lại dính đến chính trị đương thời và đó là mấu chốt của cái bẫy. Tất cã nhưng phần khác của câu nói chỉ trang trí, mong đánh lạc hướng người nghe. Theo họ nghĩ Đức Kitô không còn chọn lựa nào khác ngoại trừ hai câu trả lời là thuận nộp thuế hoặc chống nộp thuế. Nếu Đức Kitô dậy là nộp thuế họ sẽ ghép Ngài vào hàng ngũ những người cộng tác với ngoại bang, cộng tác với quân xâm lược đế quốc Roma mà toàn dân đang oán hận. Nếu Đức Kitô trả lời là không nên đóng thuế họ sẽ mau mắn tố cáo với đế quốc là Đức Kitô không những chống lại nộp thuế mà còn xúi dân chúng làm loạn và như thế chính Đức Kitô chọn lựa tròng thòng lọng vào cổ mình do đế quốc Roma giết chết. Đức Kitô đã không sập bẫy nhưng còn mượn dịp chúng sốt sắng lắng nghe dậy cho chúng một bài học khác biệt về của cải chóng qua, mau tàn trần thế và của cải vĩnh cửu trên nước trời.
Ngài dậy chúng những gì thuộc về trần gian là của trần gian, những gì thuộc về Thiên Chúa là của Thiên Chúa. Thật là sai lầm khi so sánh của cải hư nát trần thế với của cải muôn đời tồn tại trên Thiên Quốc.
Đầu óc con người thường bị tư tưởng chính hướng dẫn và ngày đêm tư tưởng chính đó chỉ đạo, ảnh hướng tới lối sống, cách suy nghĩ của người đó. Thí dụ tù nhân sống trong trại khổ sai, thiếu dinh dưỡng nên ngày đêm cái tư tưởng đói khát hành hạ con người. Người đang khao khát tìm việc luôn nghĩ đến cách làm sao có việc, việc gì cũng được miễn là có việc rồi hãy hay. Chính trị gia mỗi lần xuất hiện trước công chúng quan tâm chính của họ không phải là nói những gì nhưng nói sao để được tiếng. Người không may mắc bệnh nan y luôn sốt sắng nghe đâu hay là cầu nơi đó. Tương tự như vậy nhóm chống đối Đức Kitô ngày đêm luôn tìm cách làm sao hạ được Ngài, càng sớm càng tốt, càng thê thảm càng mừng. Sau khi đóng đanh Đức Kitô vào thập giá nhóm chống đối họp nhau mở tiệc mừng. Cách nhìn về cuộc sống giữa nhóm chống đối và Đức Kitô quả khác biệt không cách nào hoá giải. Họ coi Đức Kitô như là đá tảng ngăn cản con đường họ đang tiến. Không lăn được tảng đá Kitô đi họ không thể thi hành được quỉ kế bóc lột kẻ khác. Đức Kitô trái lại coi sứ mạng của Ngài nơi trần gian là mang lại sự sống vĩnh cửu, giải thoát họ khỏi đam mê tội lỗi.
Ngài xác định Ngài đến để giải thoát nên mọi thế lực trần thế cố thể dồn Ngài vào chân tường đều thất bại. Riêng Ngài tự chọn làm tảng đá góc, nền tảng hạnh phúc muôn đời cho những ai bước theo con đường Ngài hướng dẫn, đó chính là xây nhà trên nền đá..
Lm Vũđình Tường
October 19, 2023