Chúa Nhật XXII Thường Niên Năm A
 
 


Thánh giá cuộc đời

Trong cuộc hành trình của người Kitô hữu nơi dương thế có quá nhiều nỗi lo toan, gian nan và thử thách. Bao gánh nặng của trách nhiệm đè trên vai người làm cha làm mẹ, làm vợ làm chồng. Những công việc bổn phận tưởng chừng như không thể "kham" nổi. Những cơn đau của thân xác vì bệnh tật hành hạ, hoặc những nỗi đau tinh thần dày vò tâm hồn v.v...

Chắc hẳn đã đôi lần chúng ta phải kêu lên như ông Phêrô: "Xin Chúa thương đừng để con gặp phải chuyện ấy". Vâng! Đó là lời kêu xin thường tình của một con người với bao giới hạn và yếu đuối. Để rồi chúng ta ngần ngại không dám dấn thân, không dám xả kỷ, không dám tiến bước trên con đường theo Chúa. Chúng ta có nhiều lý do để từ khước lời mời gọi đi theo Đức Kitô, nhất là lời mời gọi đó ngược với những gì chúng ta mong ước: "Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo..." Lời mời gọi xem chừng như một thách đố, ngược lại với những ước muốn tự nhiên của con người. Tư tưởng của chúng ta không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người.

Quả thật, Thiên Chúa đã quan phòng cho mỗi người chúng ta một hành trình khác nhau trên con đường theo Chúa. Cuộc đời của mỗi người là một con đường để ta tiến bước. Con đường đó là con đường Thập giá mà chính Đức Giêsu đã đi bước trước để chúng ta theo sau. Điều quan trọng là chúng ta có nhận ra và ý thức được lời mời gọi của Ngài hay không.

Có một người vác cây thập giá của mình đến gặp Chúa Giêsu và thưa:

- Thưa Thầy, xin Thầy đổi cho con cây thập giá này, nó nặng quá con không vác nổi!

Ông đặt thập giá của ông vào một chỗ. Chúa liền dẫn ông tới nơi có rất nhiều thập giá đủ cỡ: to, nhỏ, nặng, nhẹ, đẹp, xấu... Ông ta đứng trước hàng ngàn thập giá mà không biết lựa cây nào. Ông đặt lên vai từng cây để thử. Cái thì nặng quá ông không vác nổi, cái thì nhẹ quá nó không đằm vai. Sau một hồi chọn lựa, cuối cùng ông cũng tìm được một cái vừa ý. Ông liền đem đến trước mặt Chúa và khoe:

- Thưa Thầy, con đã tìm được một thập giá vừa ý con.

Chúa nhìn ông với ánh mắt trìu mến và nói:

- Con coi kỹ lại xem, có phải đó là cây thập giá mà con vừa đem đến xin đổi không?

Quả thật, trong cuộc sống nhiều lúc chúng ta cũng có cảm tưởng đi theo Chúa thật vất vả, quá nặng nề, phải hy sinh hết sức... Thế nhưng chúng ta lại quên đi một điều căn bản, đó là: Chúa Giêsu là Con Một Thiên Chúa mà Ngài đã chấp nhận thánh ý Chúa Cha để chịu đau khổ, vác thập giá và cuối cùng chịu đóng đinh vào thập giá vì tội lỗi chúng ta. Nhưng ngày thứ ba Ngài đã sống lại. Đau khổ đã không làm Người chùn bước. Cái chết đã không làm Người tháo lui. Vì có qua đau khổ mới bước vào vinh quang. Như thế, là môn đệ Chúa Giêsu, chúng ta phải có thái độ sẵn sàng khi đứng trước thập giá. Phải vác thập giá đời mình theo Đức KiTô, và phải theo cho đến đỉnh đồi Canvê của cuộc sống.

Lạy Chúa, xin cho chúng con can đảm vác thập giá cuộc đời đi theo Ngài, và được ơn trợ sức của các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể, biết chỗi dậy sau mỗi lần chúng con vấp ngã.

Sr. GM Lệ Tâm

Chúa Nhật 22 thường niên, Năm A 31-8-2014
"A i  Muốn Đi Theo Thầy" (Mt 16:24)

Clarence và Robert là hai anh em. Clarence tham gia các cơ quan từ thiện, các phong trào dành quyền lợi cho người da đen giữa thế kỷ 20, và Robert theo đuổi chính trị. Robert sau này trở thành thượng nghị sĩ và quan tòa của tiểu bang Georgia. Gặp khó khăn trong công tác xã hội, Clarence xin Robert giúp đỡ thì được Robert trả lời: “Em không thể làm được. Em có những nguyện vọng chính trị, vì giúp anh, em có thể mất công việc, nhà cửa, và tất cả những gì em có.”

Clarence nói: Anh cũng có thể mất tất cả.
Robert trả lời: Nhưng... anh lại khác.
Clarence hỏi: Tại sao khác? Chúng ta là những người theo Chúa Kitô.
Robert nói: Em theo Chúa Kitô, nhưng tới một mức độ nào đó thôi.
Ngạc nhiên, Clarence hỏi: Mức độ đó có phải là tới cây thập giá không?
Robert trả lời: Em theo Ngài tới cây thập giá, nhưng không leo lên thập giá. Em không muốn bị đóng đinh?
Clarence cắt nghĩa: Như vậy, anh nghĩ em không phải là môn đệ. Em chỉ là người ngưỡng mộ Chúa Giêsu, chứ không phải là môn đệ của ngài.

“Ai  muốn đi theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo Thầy” (Mt 16:24). Điều kiện để làm môn  đệ Chúa thật không hấp dẫn chút nào! Theo sự khôn ngoan của nhân loại thì điệu kiện đó dẫn đến nhiều thiệt thòi, mất mát, nhưng ngày nay vẫn nhiều người chấp nhận thua thiệt để trở thành môn  đệ của Chúa. Phải chăng họ bị Chúa quyến dụ hay sức mạnh của Ngài  đã quy phục  được họ như tiên tri Giêrêmia thú nhận trong bài đọc nhất: “Lạy Đức Chúa, Ngài đã quyến rũ con, và con đã để cho Ngài quyến rũ. Ngài mạnh hơn con, và Ngài đã thắng” (Giêrêmia 20:7). Phải chăng họ chấp nhận thiệt thòi vì họ muốn trở thành hy lễ, muốn “hiến dâng thân mình làm của lễ sống  động, thánh thiện và  đẹp lòng Thiên Chúa” (2 Rom 12: 1) như lời Thánh Phaolô mời gọi trong bài đọc hai. Dù họ bị Chúa quyến rũ hay họ muốn trở thành hy lễ, có lẽ điều mà họ thâm tín hơn hết là “sự khôn ngoan của thế gian này là sự điên dại của Thiên Chúa” (1 Cor 3:19) và “được lời lãi cả thế gian mà thiệt mạng sống thì có ích gì.” Vì thế, họ chấp nhận thi hành ba việc: từ bỏ chính mình, vác thập giá, và theo Thầy.

Từ Bỏ Chính Mình. Không ai ghét thân xác mình hết (x 5:29). Con người phải có sự tự trọng, phải biết yêu mình trước thì mới có thể yêu thương người khác, nhưng khổ nỗi ở đời, con người thường có khuynh hướng yêu mình quá đáng, xem mình là trung tâm của vũ trụ và mọi người phải phục vụ mình. Trọng ‘Cái tôi’ quá đáng sẽ trở thành con người ích kỷ. Từ sự ích kỷ này nảy sinh ra biết bao nhiêu nước mắt và đau khổ cho chính mình cũng như cho người khác. Cũng vì vậy mà đại văn hào triết gia người Pháp Blaise Pascal đã gọi cái tôi ích kỷ bằng một câu chua chát: “c ái  tôi  đáng chết.” Trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu mời gọi các môn sinh của Ngài tới sự thánh thiện trọn hảo. Người môn đệ không phải chỉ khước từ tự ái, bỏ đi những ước muốn sai trái, những thói hư tật xấu, mà còn phải từ bỏ những khát vọng, những đòi hỏi chính đáng của mình  để nhận lấy khát vọng và  đòi hỏi của người khác. Như Chúa Giêsu bước vào thành Giêrusalem để “chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư... rồi bị giết chết” (Mt 16:21) vì hạnh phúc của chúng ta, vì để cứu độ chúng ta, thì các môn sinh của Chúa cũng phải vì Thầy mà chấp nhận một cuộc sống hiểm nghèo  để  đưa lại hạnh phúc cho người khác.

Vác Thập Giá. Nhiều người thích mang thánh giá trên cổ trên tai như đồ trang sức, nhưng không có mấy người muốn vác thánh giá vì thánh giá đồng nghĩa với khổ đau. Nhưng nghĩ cho cùng, dù nghèo hèn hay cao sang quyền quý cách mấy cũng không thoát khỏi đau khổ. Vì thế, nhiều người tả cuộc đời vỏn vẹn trong bốn chữ: Đời là bể khổ.  Đối với các Kitô hữu, Giáo Hội cũng khẳng định “con  đường của sự trọn hảo phải  đi qua thập giá” (GLCG 2015). Như vậy,  k hổ  đau  được coi là  định mệnh chung của kiếp con người, nhưng Kitô hữu phải có cái nhìn như thế nào về thập giá  để thập giá không phải “là một sự điên rồ, mà là nguồn ơn cứu độ, là sức mạnh của Thiên Chúa” (1 Cor 1:18). Khi Kitô hữu chiêm ngưỡng Chúa Kitô trên thập giá thì họ nhìn thấy tình yêu và sự tha thứ của Thiên Chúa đánh bại tính ích kỷ và kiêu căng của con người, sức mạnh vô song của Thiên Chúa chiến thắng sự hư hèn của con người, ánh sáng phục sinh của Thiên Chúa xóa tan bóng tối tội lỗi... Thiên Chúa đã biến dụng cụ giết chết người thành dụng cụ giải thoát con người khỏi án tử đời đời; Thiên Chúa đã biến đổi cây gỗ có sức nhục mạ thành khí cụ yêu thương, thứ tha. Với cái nhìn  đức tin này, người Kitô hữu không nguyền rủa, kêu trách khi gặp đau khổ phiền muộn trong cuộc sống; người Kitô hữu không tránh né  đau khổ bằng cách buông xuôi trong thất vọng, lẩn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác, hay tìm quên lãng trong danh vọng, tiền tài, lạc thú. Qua việc vác thánh giá với thái độ của Chúa Kitô, người Kitô hữu có thể nói như Thánh Phaolô: “Giờ đây, tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Ðức Kitô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh.” (Col 1:24)

Theo Thầy.  Hai  chữ ngắn gọn nhưng chất chứa nhiều ý nghĩa cho các môn  đệ của Chúa. Theo  ở đây có nghĩa là trở thành người học trò, người noi gương bắt chước Thầy mình. Theo ở đây cũng có nghĩa là bước sau Thầy và bước vào con  đường mà Thầy  đã  đi qua. Các môn  đệ học nơi Thầy sự bỏ mình, vác thánh giá. Trong bài Phúc Âm hôm nay, các môn đệ còn học nơi Thầy sự phản kháng mãnh liệt trước những cám dỗ, nhất là những cám dỗ đưa người môn đệ đi ngược lại với thánh ý của Thiên Chúa, với sứ mệnh của người Kitô hữu. Khi nghe Chúa nói về những  đau khổ và cái chết mà Ngài phải chịu thì Phêrô, với tất cả ý ngay lành, kéo Chúa riêng ra và nói: “Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy” (Mt 16:22). Chúa Giêsu trách mắng Phêrô, gọi ông là Sa-tan! Ở đây, Chúa muốn nói với Phêrô là ông  đã  đề nghị cho Chúa một con đường mà Sa-tan đã đề nghị từ khởi đầu công việc truyền giáo của Ngài (x Mt 4:1-11). Theo gương Chúa Kitô, các môn  đệ phải rất tỉnh với những cám dỗ mặc hình thức nhẹ nhàng, yêu thương, nhưng nó lại từ từ dẫn họ đi xa đường lối của Thiên Chúa, nghịch lại với những giáo huấn của Giáo Hội.

Chúa Kitô là đường dẫn tới sự sống (x. Ga 14:6). Bước theo Chúa Kitô là từ bỏ chính mình, là mặc lấy phong cách, thái độ của Chúa Kitô, là vác thánh giá theo Ngài. Nhưng mục  đích tối hậu của cuộc hành trình theo Chúa không phải là đau khổ và sự chết mà là sự sống, là Phục Sinh, là hạnh phúc vĩnh cửu. “Ai mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy” (Mt 16:25).

Sr. Pauline Kim Kiều, Dòng Trinh Vương

 

Chúa nhật 22 thường niên, năm A
trích báo Hiệp nhật tháng 8-2014
by Lm. Jos Nguyễn Thái

"Nếu ai muốn theo Thầy, hãy từ bỏ mình đi, và vác thập giá mình mà theo Thầy"

Trong cuốn sách "the 911 Handbook," Kent Crokett nói rằng ở bên trongmỗi chiếc máy bay có những dụng cụ để quyết định phương hướng cho máy bay. Những dụng cụ này sẽ chỉ dẫn chính xác, ngay cả khi phi công phán đoán một cách khác. Vào ngày nắng ráo, bầu trời trong sáng, phi công có lẽ không cần đến những dụng cụ này, nhưng vào ban đêm hay sương mù, những dụng cụ này quyết định mạng sống của phi công.

Ngày 16-7-1999, John F. Kennedy Jf., con trai của cố Tổng thống John Kenndy, đã bị rớt máy bay ngoài biển đông, gần Matha's Vineyard, tiểu bang Massachusetts, gây tử vong cho vơlag Carolyn Bessette Kennedy và người chị vợ, Lauren Besette. Kennedy đã lái phi cơ bay vào vùng đêm tối ngập sơng mù - haze. Sương mù là sự kết hợp của hơi nóng, độ ẩm và khí ô nhiễm thườn xảy ra trong vùng biển đông của Hoa Kỳ vào những đêm mùa hè. Trời vừa tối, vừa bị sưong mù, Kennedy đã bị mất đường chân trời và vùng đất pía dới cần thiết để hướng dẫn máy bay. Khi đó phi công phải biết sử dụng những dụng cụ máy móc hướng dẫn, và phải có kinhnghiệm. Kennedy không được huấn luyện cẩn thận để sử dụng những dụng cụ này nên bị mất phương hướng, thay vì bay lên trời cao, lại cắm đầu đâm xuống biển.

Bài phúc âm hôm nay, Mt 16:21-28, trình bày một hoàn cảnh giằng co giữa hai phương hướng, Chúa Giêsu theo thánh ý của Thiên Chúa cha, sẽ đi lên Giêrusalem chịu đau khổ và bị giết chết, nhưng ngày thứ ba sẽ sống lại. Còn Phero muốntheo phương hướng trần gian: "Lạy Thầy, không thể thế được! Thầy sẽ chẳng phải như vậy đâu". Chúa Giêsu quay lại mắng Phero: "Hỡi Satan, hãy lui ra đằng sau Thầy... con chẳng hiểu biết những gì thuộc về Thiên Chúa, mà chỉ hiểu biết những sự thuộc về loài người". Rồi ngài dạy các môn đệ: "Nếu ai muốn theo Thầy, thì hãy từ bỏ mình đi, và vác thập giá mình mà theo Thầy".

Từ bỏ chính mình:
Căn bản của sự từ bỏ chính mình là phải quyết định xem ai sẽ kiểm soát cuộc đời của mình. người ta thường nghĩ sẹ từ bỏ mình giống như việc hãm mình trong mùa chay, từ bỏ ăn kẹp, ăn kem, hút thuốc lá... những sự hy sinh hãm mình này vẫn tốt, nhưng không phải là sự từ bỏ mà chúa Giêsu đề cập đến. Điều chính yếu là Ngài muốn chúng ta tin tưởng và phó thác cuộc đời trong bàn tay của Thiên Chúa. Ngài muốn chúng ta chấp nhận sự hướng dẫn và ý định của Ngài cho cuộc đời của chúng ta. Đây mới chínhlà sự từ bỏ thực sự.

Năm 1991, Trung tá Jeff Patton đã lái phản lực cơ chiến đấu F-15 trong trận đánh được mệnh danh là Desert Storm - Bão sa mạc. Ngay đêm dầu tiên của chiến trường, sứ mạng của ông là hộ tống những chiến đấu cơ thả bom xuống những nhà máy chế tạp vũ khí hóa học ở phía bắc Irap. Ngày giờ của cuộc hành quân đã được chọn lựa. Bởi trời tối, không có ánh trăng, lại nhiều mây mù đã giúp cho cuộc tấn công của những phản lực cơ đồng minh cũng không bị theo dõi bởi dàn phòng không của Irap, nhưng cũng rất nguy hiểm cho các phi công. Họ phải hoàn toàn tùy thuộc vàonhừn dụng cụ máy móc điều khiể.

Vừa bay vào không phận Iraq, phản lực cơ của patton đã bị "khóa chặt" bởi dàn ra đa chống hỏa tiễn của Iraq. Ông cố gắng vùng vậy mãnh liệt để thoát ra khoi sự kiểm soát của ra đa. Tuy thành công, nhưng ông lại gặp một vấn đề mới. Sự vùng vẫy đảo lộn trong đêm tối làm ông chóng mặt, và mất phương hướng. Tâm trí ông phán đoán rằng phi cơ quay về bên phải là phóng lên trời cao, nhưng khi kiểm soát lạinhững dụng cụ máy móc, ông thấy rằng chiếc máy bay đang ở vào 60 độ cắm đầu xuống đất! Trong khi lý trí ngĩ rằng phải điều chỉnh lại phi cơ về một hướng khác, thì nhừn dụng cụ hướng dẫn cho biết phải làm ngượclại. Vì đang bay hoàn toàn trong đêm tối, ông phải quyết địnhnhanh chóng tin vào phán đoán củạý trí hay dụng cụ hướng dẫn. Số mạng của ông tùy thuộc vào sự quyết định đúng lúc này. Ông trở cánh phi cơ lại cho thăng bằng và kéo chiếc F-15 phóng thẳng lên trời. Sức kéo mạnh gấp bẩy lần lực hút của trái đấy, để lôi chiếc phi cơ khỏi lao xuống đất. Chỉ trong giây lát, ông nhận ra mình đã quyết định đúng. Nếu ông hạu mũi phi cơ giống như điều đã nghĩ, pi cơ đã đâm vào những dãy núi ở Iraq. Tin tưởng vào dụng cụ hướng dẫnđã cứu mạng sống của ông. Mă2lc dù quyết định theo dụng cụ hướng dẫn, ông cũng nhận ra rằng nếu trỉoãn thêm ba giây nữa thôi, pi cơ vẫn có thể đụng vào núi. Quyết định đúng, nhừn trễ cũng vẫn chết.

Trong cuộc hành trình tinh thần. Thiên Chúa cũng ban cho chúng ta "những dụng cụ hướng dẫn". Đó là tiếng nói của lương tâm, lề luật, Thánh kinh và những giảng huấn của Giáo Hội. Chúng ta phải từ bỏ tính ích kỷ và dục vọng để vâng theo những hướng dẫn tinh thần này là điều kiện căn bản cho đời sống thiên gliên (Pl 2:21). Từ bỏ mình, vâng theo thánh ý Thiên Chúa như chính chúa Giêsu đã làm (Mt 26:39; Ga 3:14; Rm 6:13; 12:1; Gl 1:10) là điều kiện để trở nên môn đệ của Ngài.

2-Hãy vác thập giá:
đây là hành động chứng tỏ việc từ bỏ chính mình để mang lại vinh danh cho Thiên chúa và giúp xây dựng Vương Quốc Thiên Chúa. Thập giá Chúa Giêsu đề cập ở đây không phải là gì áp đặt lên chúng ta, nhưng là điều chính chúng ta đã chọn lựa với sự tự do để trung thành với Chúa Giêsu.

Thập giá là một sự hy sinh như chu toàn bổn phận của một người cha, mẹ, chồng, vợ, con cái ... trong gia đình, việc dậy giáo lý ngày Chúa nhật, viếng thăm người ốm đau. Đó là một lời mời gọi tham gia vào việc tông đồ mục vụ, sứ mạng truyền giáo, hay thi hành một việc từ thiện bác ái trong xã hội.

"Theo luật Kanun, đối với nhiều sắc tộc miền núi phía BẮc Albanie thì nợ máu phải trả bằng máu. Cha Dionis Maka, thuộc dòng Phanxico, 92 tuổi, đã suốt đời tranh đấu, tận tụy khuyên nhu dân chúng từ bỏ tập tục ghe gớm đó vì nó gay nên nhiều thẳm trạng và hận thù không bao giờ chấm dứt. Đây là luật rừng trong những vùng Scutari, Dukajini, và Lezhe. Trong vùng xảy ra nhiều vụ ám sát thanh toán lẫn nhau để trả thù nợ máu.

Để tránh những cuộc trả thù đẫm máu, Cha Dionis đã phải tìm hiểu xem bạn bè của họ là ai để làm trung gian điều đình, đền bụ sự thiệt hại, và xin tha thứ. Cha phải hành động một cách bí mật và thận trọng để tránh làm cho đôi bên khó chịu bực mình. ngài đến gặp từng người một và yêu cầu họ giúp đỡ. Cám ơn Chúa, rất nhiều người đã không từ chối mà còn nhiệt tình giúp đỡ nữa.

Cuộc hòa giải có thể thu xếp được nếu kẻ sát nhân nhận lỗi và chịu bồi thường mười hai con bò cho gia đình người bị giết. Cha Dionis Maka đã làm việc tích cực để đưa tinh thần yêu thương của Tin Mừng đến với các sắc tộc này hòng thay đổi sự báo thù. (Viết theo tin của viet-cotholic news, ngày 22/7/2002).

Cha Dionis Maka đã vác thập giá. Trong nhiều cách khi ta phục vụ cho Thiên Chúa qua những người anh chị em mình vì tình yêu thương, ta vác thập giá với Chúa Giêsu như gương Mẹ Teresa Calcutta đã làm. Sách giáo lý công giáo sồ 618 đã nói: "Thập giá là hy sinh độc nhất của Chúa kitô 'vị trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loàingười' (1Tm 2:5). Nhưng, trong Ngôi vị Thiên Chúa nhập thể của Ngài, 'Ngài đã một cách nào đó hiệp nhất với tất cả mọi người,' 'Ngài dành cho tất cả mọi người khả năng kết hiệp với mầu nhiệm Vượt qua của ngài, theo cách thức mà Thiên Chúa biết'. Ngài kêu gọi các môn đệ: 'Vác thập giá và đi theo Ngài', bởi vì 'Ngài đã chịu đau khổ vì chúng ta, Ngài đã vạch cho chúng ta con đường để bước theo ngài' (1Pr 2:21).

3-Bước theo Thầy
Khi ta biến đổi đau khổ thành ơn cứu độ, ta bước theo những vết chân của Chúa Giêsu đã đi. Là người Kitô hữu, đã đón nhận ơn sủng của Thiên Chúa trong đời sống mình, chúng ta phải thể hiện ơn sủng đó ra bằng hành động, qua những công việc bác ái yêu thương đối với những người cần gíúp đỡ. (Pl 3:18-19; Gc 2:24-26; Tt 1:16; Rm 4:12; Ga 8:39). Chúng ta phai sống thế nào để người khác nhìn thấy Chúa Giêsu đang sống trong chúng ta.

Chúa Giêsu đã luôn ao ước và hoàn toàn gắn bó với kế hoạc cứu chuộc của Thiên Chúa Cha trên trời: "Điều này đã mang lại sinh khí cho tất cả cuộc đời của Ngài, bơi cuộc khổ nạn cứu chuộc là lý do hiện hữu của sự Nhập Thể của Ngài" (GLCG #607). Và chúng ta, nếu muốn trở nên hoàn thiện, thì cũng phải bước theo con đường Ngài đã đi như lời Ngài phán hôm nay: "Nếu ai muốn theo Thầy, hãy từ bỏ mình đi, và vác thập giá mình mà theo Thầy" (Mt 16:24).

 

 

 

 
     

Tỉnh Dòng Đồng Công Hoa Kỳ
1900 Grand Ave - Carthage, MO 64836
Phone: ( 417) 358-7787 Fax: (417) 358-9508
cmc@dongcong.net (văn phòng CD) - web@dongcong.net (webmaster)