Cây vả và tôi
Chủ
vườn.
Cây vả.
Người làm vườn.
“Có
người trồng một cây vả trong vườn nho mình. Ông đến tìm quả ở
cây đó mà không thấy, ông liền bảo người làm vườn rằng: “Kìa,
đã ba năm nay ta đến tìm quả cây vả này mà không thấy có. Anh
hãy chặt nó đi, còn để nó choán đất làm gì! Nhưng anh ta đáp rằng:
“Thưa ông, xin để cho nó một năm nay nữa. Tôi sẽ đào đất chung
quanh và bón phân, may ra nó có quả chăng, bằng không năm tới
ông sẽ chặt nó đi” (Luc 13:6-9).
Thiên
Chúa.
Con người.
Đức Kitô.
Qua
trích đoạn Tin Mừng trên, chúng ta nhận thấy rất rõ ràng về mối
tương quan giữa Thiên Chúa, con người, và Đức Kitô. Vai trò trung
gian của Đức Kitô được nhận rõ qua hình ảnh người làm vườn vừa
siêng năng, vừa có trách nhiệm. Dĩ nhiên, cũng là người làm vườn
tốt. Nếu Thiên Chúa là chủ vườn, thì cây vả chính là hình ảnh
của nhân loại, và Đức Kitô là người làm vườn.
Như
người chủ vườn mặc dù không mấy vui khi thấy cây vả không sinh
hoa trái, tuy nhiên, ông vẫn nhẫn nại chờ đợi đến 3 năm. Thiên
Chúa hẳn cũng không vui gì khi thấy con người vẫn mải xa ngài,
quay lưng lại với ngài, nhất là không sinh hoa trái tốt về đời
sống tâm linh.
Cũng
như người chủ vườn khi trồng cây vả, ông muốn nó sinh hoa, kết
trái. Thiên Chúa khi đưa chúng ta vào đời, ngài cũng muốn chúng
ta mang lại những hoa trái thiêng liêng tốt lành. Và cũng như
người chủ vường đã cắt đặt một người làm vườn chăm chỉ và siêng
năng lo chăm bón cây quý ấy, Thiên Chúa cũng đã sai Con Ngài là
Đức Kitô làm công việc giải thoát và cứu con người khỏi những
khó khăn và trói buộc của tội lỗi, của đam mê và tính xấu, những
cái làm cho thui chột và không đem lại hoa trái tinh thần của
đời sống Kitô hữu.
Tình
thương.
Thời giờ.
Ơn Cứu Chuộc.
Tuy
không còn nghi ngờ gì về tình thương Thiên Chúa dành cho mỗi người
chúng ta và cho toàn thể nhân loại. Một tình thương bao trùm vũ
trụ. Một tình thương không dừng lại ở tội lỗi của con người, như
lời Ngài đã thề hứa sau khi con người đầu tiên là Adong và Evà
đã sai phạm giới luật. Và mặc dù buồn lòng vì thấy con người phủ
nhận tình thương, chối bỏ mối thân tình và quay lưng lại với ngài,
Thiên Chúa vẫn không nỡ loại bỏ con người như ngài đã loại bỏ
Lucifer. Chúng ta hãy nghe ngài nói với Đức Kitô qua môi miệng
người chủ vườn nói với người làm vườn: “Kìa,
đã ba năm nay ta đến tìm quả cây vả này mà không thấy có.”
Nhưng khác với người chủ vườn, Thiên Chúa không muốn nói câu:
“Hãy chặt nó đi, còn để nó choán đất
làm gì!”
Và
mặc dù không nói “hãy chặt nó đi, còn
để nó choán đất làm gì!” nhưng Chúa Giêsu cũng đã
hiểu ý và đã đứng ra hòa giải con người tội lỗi chúng ta với Cha
ngài. Bởi ngài biết rằng thời gian có mặt trên dương thế của mỗi
người, tuy là thời giờ để lập công, để sinh hoa trái tốt, nhưng
nó lại rất giới hạn. Nó không phải là một chuỗi ngày dài vô tận
để con người lãng phí, và quên sót bổn phận sinh hoa kết trái
của chính mình.
Thiên
Chúa liệu có mất bình tĩnh như ông chủ vườn đã làm đối với cây
vả không? Chắc là không. Không như ông chủ tỏ vẻ bất mãn với cây
vả và muốn loại bỏ nó, nhưng con người lại là những kẻ bất nhẫn
với chính mình. Nó sẽ tự mình tách mình ra khỏi tình yêu Thiên
Chúa một khi nhận ra mình đã không trung thành, không sống xứng
đáng với ơn gọi cao cả của mình. Và đó là điều tại sao người làm
vườn, tức là Đức Kitô phải xin với Cha mình khoan dãn.
Người
làm vườn đào đất, tưới bón. Chúa Giêsu thì trở nên chính phân
bón cho phần rỗi và ơn cứu chuộc của con người.
Thật
vậy, ơn cứu chuộc đã đến với con người và nhân loại qua cái chết
của Chúa Giêsu trên thập tự giá. Không phải là phân bón. Không
phải là nước. Chúa Giêsu đã hy sinh chính mạng sống mình và trở
thành phân bón cho cây phần rỗi chúng ta. Và máu ngài đổ ra trên
thập tự giá là dòng nước mát tưới vào những gốc cây khô cằn của
mỗi tâm hồn.
Thánh
ký không nói đến mùa vả tới, và đây chính lại là một mầu nhiệm
mà chúng ta cần phải tự mình suy nghĩ. Và đó cũng là câu hỏi mà
chính mỗi người chúng ta phải tự hỏi lấy mình. Tình thương Thiên
Chúa còn đó, luôn chờ đợi. Giá cứu chuộc của Chúa Giêsu đã đủ
để tới gội những gốc cây cằn cỗ là tâm hồn chúng ta. Nhưng liệu
chúng ta có muốn đón nhận, và có sinh được hoa trái tốt hay không?!!!
T.s.
Trần Quang Huy Khanh
|