CHA TÔI
Khó
tin nhưng có thật:
1.
Ông là một bác sĩ, và vợ ông cũng là một bác sĩ.
Em gái ông là một y tá . Nhưng tai họa đã xẩy ra cho người cha
già của họ, đó là không ai trong hai anh em chấp nhận cho cha
mình ở với mình.
Khi
biết ý định của hai con là sẽ đưa mình vào viện dưỡng lão, ông
đã lần lượt đến quỳ xuống trước mặt mỗi đứa con, khóc lóc và xin
đừng đưa mình vào nhà dưỡng lão. Nhưng kết quả là không một ai
trong hai người con ấy chấp nhận để ông sống chung với gia đình
của họ nữa.
2.
Chị là con út trong gia đình, và cũng là người duy nhất định cư
tại Hoa Kỳ. Ngoài căn bệnh tâm thần, mẹ chị còn phải gánh chịu
những tàn phá ghê gớm do chứng tiểu đường. Bà phải ngồi xe lăn
và di chuyển rất đau đớn, vất vả. Nhưng rồi, bà cũng bị bỏ vào
viện dưỡng lão nơi có những bệnh nhân tâm thần, mặc dù bà không
hề biết một câu tiếng Anh.
3.
Bà là một bác sĩ nổi tiếng, nhưng ông chú bà bị tâm thần và suy
thoái trí nhớ. Tuy ông vẫn có thể sống một mình một cách hết sức
vất vả với sự giúp đỡ của những người do cơ quan y tế cử đến săn
sóc và giúp đỡ. Nhưng khi nghe ai đó đề cập đến người chú của
bà, thì bà lờ đi như không biết gì!!!
Bạn
nghĩ gì về 3 mẩu truyện trên? Và bạn nghĩ gì, nhận định gì về
những cách cư xử của những người đó đối với cha mẹ và thân nhân
của họ? Bạn bảo họ là những đứa con, đứa cháu vô ơn và bất hiếu?
Nhưng tôi lại muốn dùng những mẩu truyện trên để nhắc nhở chính
tôi về mối tương quan với đấng mà tôi gọi là “Cha”, Thiên Chúa
Cha ngự trên trời.
Thánh
sử Luca đã ghi lại lời kinh nguyện mà Chúa Giêsu đã dậy tôi. Là
người anh cả, và cũng là người hiểu và biết Cha tường tận, chính
Chúa Giêsu đã chỉ vẽ cho tôi về mối tương quan cha con ấy. Cũng
như Mẹ Maria trong Kinh Ngợi Khen (Magnificat), Chúa Giêsu trong
Kinh Lậy Cha (Lời tâm sự giữa Chúa và tôi), đã nói với tôi về
một người Cha rất mực nhân từ, xót thương, và luôn luôn quan tâm,
lo lắng đến mọi nhu cầu dù rất nhỏ mọn của tôi.
Lời
trần tình ngọt ngào:
Hãy
nghe Chúa Giêsu dậy tôi gọi Thiên Chúa là “cha”: “Lậy
Cha chúng con ở trên trời”. Để nghe tâm tư của người
Cha được thoát ra từ những tâm tư kinh nguyện ấy. Ở đấy tôi tìm
được hình ảnh của một Thiên Chúa đầy quyền năng, nhưng cũng là
một người cha rất mực yêu thương, chăm lo săn sóc cho từng người
con không những mọi sự về tinh thần, mà còn cả thể chất nữa.
Tôi
chưa thấy Chúa nào, thần nào lo cho tôi từ miếng cơm, manh áo,
như Chúa tôi, cha tôi. Chúa Giêsu bảo tôi hãy xin: “Cha
cho chúng con hằng ngày dùng đủ” (Luc 11: 3).
Cơm
bánh, áo quần, những nhu cầu cần thiết cho cuộc sống thể lý tuy
cần, nhưng cần hơn là sức sống tâm linh. Và đây là những nhu cầu
mà Chúa Giêsu cũng dậy tôi cần thiết phải thưa với Cha mình: “Xin
tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”
(Luc 11:4).
Nhưng
nhất là Chúa tôi, Cha tôi không muốn chính tôi phải đối đầu, phải
đau khổ vì những sự xấu xa, những nỗi đau kinh hoàng. Ngài dậy
tôi hãy thưa với ngài: “Xin đừng để
chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ”
(Mt 6:13). Sự dữ thân xác, sự dữ tâm hồn, sự dữ tâm
lý, mà sự dữ lớn nhất, kinh khủng nhất là tội lỗi. Vì tội lỗi
sẽ làm cho tôi cắt đứt mối giây giao hảo, và sự mật thiết giữa
tôi và Cha, như cành cây bị cắt lìa khỏi cây.
Duy
chỉ nghĩ đến việc được gọi Thiên Chúa là Cha mà thôi cũng đã làm
cho nhiều thánh nhân cảm thấy xúc động và không cầm nổi nước mắt.
Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu đã khóc khi nhìn thấy đàn gà con được
mẹ chúng ủ dưới cánh. Và qua hình ảnh ấy, Thánh nữ đã liên tưởng
đến sự ấu yếm, chở che của Cha trên trời.
Thiên
Chúa là Cha:
Thiên
Chúa là Cha tôi không còn là một điều khiến tôi phải hồ nghi,
mà trái lại, đó chính là điều khiến tôi phải suy nghĩ. Vì làm
cách nào mà tôi có thể sống đúng với danh nghĩa con của một Cha
trên trời, và nhất là làm cách nào để tôi có thể sống đẹp lòng
Người.
Không lẽ tôi cũng đối
xử với cha tôi...
T.s.
Trần Quang Huy Khanh
|