|
BÁC ÁI VÀ CÔNG BẰNG
“Đâu có công bằng thì
ở đó không có bác ái”. Đã
có một thời tôi đọc và suy ngắm câu này. Vì câu nói ấy đã làm
tôi thật sự khó hiểu.
Sống
trong một thế giới mà người giầu ức hiếp người nghèo. Kẻ thấp
cổ bé miệng bị khinh thường, coi rẻ, một thế giới cá lớn nuốt
cá bé, thì giữ được công bằng trong cách sống và cách đối xử với
đồng loại đã là khó lắm rồi. Đôi khi tôi nghĩ rằng nếu tôi không
dùng quyền hành để chiếm đoạt tài sản của kẻ khác, không dùng
sức mạnh để ức chế người này, người khác, và không dùng tiền của
để mua chuộc và lợi dụng những kẻ sa cơ, lỡ bước, như vậy là phúc
cho người khác lắm rồi. Sống như vậy đã là bác ái đối với đồng
loại rồi.
Nhưng
không hẳn là thế, qua trích đoạn Tin Mừng của Thánh Luca, một
ánh sáng mới đã chiếu soi trong tâm hồn, và tôi nhận ra rằng,
công bằng mà thôi vẫn chưa đủ. Tôi còn phải sống và thực hành
đức ái với anh chị em của tôi nữa.
Thật
vậy, trong câu truyện dụ ngôn mà Chúa Giêsu kể giữa người phú
hộ giầu có và người hành khất nghèo đói Lazarô, tôi không thấy
có gì lỗi công bằng trong đó cả. Người phú hộ đương nhiên có quyền
hưởng dùng những gì ông ta có. Ông tiệc tùng, liên hoan là tiền
của ông, đâu phải tiền mà ông đã cướp giật của anh nghèo Lazarô
đâu. Ông không hề bóc lột, tống tiền, hoặc cưỡng đoạt gì của Lazarô.
Hơn thế nữa, không thấy ngưởi hành khất Lazarô lên tiếng xin nhà
phú hộ lấy một lời, nhưng chỉ nằm ngoài cổng của nhà phú hộ. Ở
một phương diện nào đó, có thể nói là nhà phú hộ đã xử tốt đối
với Lazarô, vì nếu không ông có thể sai gia nhân ra đuổi cái anh
chàng ăn mày đang nằm ngoài cổng kia với mình đầy ghẻ chốc. Sự
ghẻ lở ấy có thể làm cho ông cảm thấy ghê tởm, mà ăn không ngon
. Vậy mà để kết luận, Chúa Giêsu lại nghiêm khắc kết án nhà phú
hộ. Ông đã phải trầm luân hỏa ngục. Ngược lại, Lazarô được phần
thưởng Nước Trời.
Công
bằng thôi chưa đủ. Không lấy của người khác. Không tham lam, cướp
giật, không trục lợi, không tước đoạt của người này, người khác
chưa đủ điểm để vào Thiên Đàng. Đó mới chỉ là “mắt
đền mắt, răng thế răng” (Mt 5:38).. Mà vì công bằng
như vậy, nên không phải là hành động của bác ái.
Bác
ái vượt xa công bằng. Nhà phú hộ giầu sang, tưng bừng yến tiệc,
còn Lazarô nghèo nàn, rách nát phải đi ăn mày đó là công bằng.
Nhà phú hộ không cho Lazarô, vì Lazarô không lên tiếng xin, đó
là công bằng. Nhưng như Chúa Giêsu đã kết luận, cái làm cho Lazarô
được thưởng Nước Trời, và cái làm cho nhà phú hộ bị đọa hình hỏa
ngục là đức bác ái. Đức bác ái của Lazarô là ở lòng yêu mến Thiên
Chúa, chấp nhận thân phận nghèo nàn, ốm đau, và bệnh tật. Không
tham lam, ghen tỵ. Ông đã hiểu và nhận được lời chúc phúc: “Phúc
cho kẻ có tâm hồn nghèo” (Lc 6:20). Còn đức bác ái
của nhà phú hộ là phải vượt qua sự công bằng ngồi chờ kẻ khác
van xin, nhưng rộng tay ban phát và bố thí. Trước đó khi nói về
dụ ngôn người quản lý bất trung chính Chúa Giêsu cũng đã nói:
“Hãy dùng tiền của phi nghĩa mà mua
lấy bạn hữu, để khi mất hết tiền bạc, thì họ sẽ đón tiếp các con
vào chốn an nghỉ đời đời” (Lc 16:9). Tiền của phi
nghĩa là tất cả những gì Thiên Chúa ban cho ta, kể cả sự giầu
sang, phú quí. Bạn hữu đây là những nhân đức, những người mà ta
giúp đỡ cách này, cách khác.
Đến
đây, tôi chợt tự hỏi, vậy còn tôi thì sao? Tôi đã sống công bằng
và bác ái như thế nào? Tôi có được như nhà phú hộ kia về khía
cạnh công bằng chưa? Tôi có bao giờ mắng nhiếc, xỉ vả và khinh
thường những ai nghèo khó, kém cỏi, và sa cơ lỡ vận chưa? Nếu
có thì cần phải nhớ lại thái độ của nhà phú hộ mà Chúa Giêsu vừa
nhắc đến. Ông ta chưa xua đuổi người nghèo và bệnh tật là Lazarô
mà đã phải trầm luân hỏa ngục. Còn nếu có thì sao? Cũng hãy nhớ
lại hình ảnh nhà phú hộ trong hỏa ngục.
“Đâu
có công bằng, ở đó không có bác ái”.
Thật vậy, bác ái là phải cho đi. Mà cho đi là phải chấp nhận thua
thiệt. Không có sự công bằng giữa người cho và người nhận. Phải
thiệt đi, phải nghèo đi một chút. Cũng không có sự công bằng khi
tôi phải thua thiệt và nghèo đi một chút khi giúp đỡ anh chị em
mình. Nếu tôi cho ai mà không nghèo đi một chút thì hành động
giúp đỡ ấy không lột tả ý nghĩa của bác ái. Vì bác ái là phải
thiệt thòi đi một chút. Nếu tôi biếu ai một vật gì, giúp đỡ ai
một món tiền nào đó, mà tôi không thấy xót xa, tiếc nuối, thì
hành động ấy chưa phải là thua lỗ, chưa phải là thiệt thòi, mất
mát đối với chính tôi.
Vậy
ai là những Lazarô quanh tôi lúc này? Đó là vợ, chồng, con, cháu,
ông bà, anh chị em trong gia đình. Và đó là tất cả những ai mà
hằng ngày tôi gặp gỡ, giao tiếp. Nhiều người cần tôi, xin tôi,
và cũng có người không cần xin tôi như Lazarô, thì bổn phận tôi
là phải khám phá ra, tìm gặp nhu cầu của những người này mà giúp
đỡ. Và đây chính là một hành động bác ái.
Người
khác xin mà mình cho chưa phải là hành động bác ái, mà là bố thí.
Bác ái là thấy người khác cần mà mình tự nguyện đem cho. Cho của
dư thừa cũng là một hình thức bố thí, chưa hẳn là bác ái. Bà góa
dâng cúng 2 xu vào hòm khấn nhưng nhiều người đã dâng gấp trăm,
và việc Chúa Giêsu khen bà góa, là thí dụ điển hình về hành động
bác ái của tôi, ngay cả khi tôi đóng góp vào những công tác bác
ái, từ thiện. Bác ái là cho cái thuộc phần mình, là chia cơm,
sẻ áo. Hành động như thế sẽ nói lên tính chất hy sinh, từ bỏ,
và thua thiệt vì yêu mến Thiên Chúa và vì anh chị em.
T.s.
Trần Quang Huy Khanh
|
|