|
Lời
Kinh Đầy Tâm Tình
(Lc
11:1-13)
Không
chỉ là một thái độ, nhưng là một tình trạng
Không
xác định nơi chốn, thánh Lu-ca mô tả Ðức Giêsu đang cầu nguyện,
có các môn đệ vây quanh. Ðâu là lời cầu nguyện đích thực của Vị
Thầy? Khác với lời cầu nguyện của nhà khỗ chế Gio-an Tẩy Giả trong
sa mạc, vị ngôn sứ rao giảng sự sám hối, lời cầu nguyện của Ðức
Giêsu bày tỏ bí mật thâm sâu trong mối tương giao thân mật của
Người với Chúa Cha. Ngoài việc tuân thủ nghi thức và thói quen
của người Do-thái, Ðức Giêsu cho thấy lời cầu nguyện còn có ý
nghĩa sâu xa hơn nhiều.
Ðức
Giêsu cầu nguyện với Chúa Cha rất lâu giờ và cũng tràn đầy tình
yêu mến. Sau cả ngày mệt nhọc với những hành trình rao giảng,
chữa bệnh, Ðức Giêsu vẫn thường rút lui vào chốn thinh lặng để
cầu nguyện. Dường như Người có thể bỏ việc này việc khác, nhưng
không thể bỏ việc cầu nguyện. Ðó là những thời khắc Người tiếp
xúc thân mật, tiếp xúc rất riêng tư với Chúa Cha ; trong đó Người
thông hiệp trọn vẹn với Chúa Cha, đi sâu vào chương trình huyền
nhiệm, và gắn bó trọn vẹn với thánh ý của Chúa Cha. Có lần, dân
chúng và cả các môn đệ, đi tìm Ðức Giêsu. Các ông gặp thấy Người
trong trạng thái đầy vui mừng, hân hoan... Các ông không dám đến
gần, không dám lên tiếng... nhưng cuối cùng các ông cũng xin Người
chỉ cho cách thức cầu nguyện.
Một
tư cách mới, một ý nghĩa mới
Lời
cầu nguyện Ðức Giêsu đưa các ông vượt khỏi suy nghĩ bình thường
của các ông. Lời cầu nguyện có vẻ như cao ngạo, gây gương mù:
Ðức Giêsu truyền cho các ông gọi Thiên Chúa là Cha, Ðấng mà xưa
nay họ vẫn hết mực tôn kính, ngay cả việc gọi tên, các ông cũng
không dám.
Từ
nay trở đi, người nào liên kết với tiếng kêu đầy yêu thương của
Ðức Giêsu, hướng về Chúa Cha, người đó đã làm cho Nước Thiên Chúa
được thực hiện. Họ cũng làm cho danh Thiên Chúa được hiển thánh
khi họ biết trao đổi với Thiên Chúa trong tình yêu, một cuộc trao
đổi đưa họ vào chính trung tâm của lòng thương xót được tặng ban
cho hết mọi người.
Bài
suy niệm này không đề cập đến các lời cầu xin trong lời kinh Ðức
Giêsu dạy cho các môn đệ, mặc dù những lời cầu xin ấy có nhiều
ý nghĩa. Ðiều muốn nói đến ở đây là một mối tương giao, một tinh
thần mới giữa con người và Thiên Chúa. Trong Ðức Giêsu, con người
được biết Thiên Chúa là Cha của mình, và họ phải đến với Thiên
Chúa trong tâm tình của một người con. Trong Ðức Giêsu, Ðấng nhập
thể làm người, nhân loại được gọi Thiên Chúa là Cha, Cha của tất
cả mọi người. Ðầy cũng là mặc khải mấu chốt trong sứ điệp của
Ðức Giêsu, là chìa khoá cho tất cả cuộc đời và hoạt động của Người.
Trong mặc khải này, lề luật của Ít-ra-en được hoàn tất và nảy
sinh một giao ước mới: Thiên Chúa trở thành người Cha thân yêu
của tất cả mọi người.
Như
vậy, so với Cựu Ước, lời kinh của Ðức Giêsu mở ra một viễn tượng
lớn lao, hoàn toàn mới mẻ. Thiên Chúa đến với con người không
phải để dò xét, để trừng phạt, nhưng là để đem ơn cứu độ, đem
ơn tha thứ và tình yêu thương. Ngược lại, con người đến với Thiên
Chúa không phải với tâm tình sợ hãi, e dè, cũng không phải là
để tìm lợi ích cho riêng cá nhân mình, nhưng là hiện diện trước
Thiên Chúa với tâm tình của một người con, sẵn sàng trình bày
với người Cha tất cả những gì liên quan đến mình. Và hơn thế nữa,
con người hiện diện trước Thiên Chúa để tìm hiểu chương trình
của Người, sẵn sàng tuân phục và cộng tác để thánh ý của Thiên
Chúa được thể hiện. Sự hiện diện như thế vượt lên trên mọi suy
tính cá nhân, ích kỷ, để thở thành một sự hiện diện trong quan
điểm của lịch sử cứu độ, trong tương quan mật thiết với Thiên
Chúa đang muốn cứu độ tất cả mọi người.
Ngày
nay, sau hai mươi thế kỷ, vẫn có những người quan niệm Thiên Chúa
theo kiểu Cựu Ước, vẫn có những người tìm đến Thiên Chúa mà chỉ
mong tìm lợi cho mình. Lời kinh Lạy Cha vẫn được đọc lên nhưng
không thấm sâu, không làm thay đổi cái nhìn của con người về Thiên
Chúa. Người ta không cảm thấy vinh hạnh, không cảm thấy sung sướng
khi mình được gọi Thiên Chúa là Cha, khi mình là con Thiên Chúa.
Thiên Chúa là Cha - loài người là con: đó không phải là kiêu ngạo,
nhưng là ý nghĩa đích thực và sâu xa nhất của Ki-tô giáo.
Trong
kiên trì và tín thác
Tiếp
đó, Ðức Giêsu nói lên điều cốt yếu của việc cầu nguyện. Người
nhấn mạnh những đặc tính hết sức quan trọng là kiên trì và tín
thác.
Thiên
Chúa biết rõ mọi nhu cầu của con người. Không cần họ phải lên
tiếng, Thiên Chúa cũng đã thấu suốt mọi điều họ xin. Nhưng tại
sao Thiên Chúa lại để cho người ta phải cầu nguyện, phải năn nỉ?
Thật
ra, dụ ngôn trong bài Tin Mừng hôm nay chỉ là một hình ảnh. Việc
cầu nguyện liên lỉ nối kết con người với Thiên Chúa cách sâu xa
hơn, khiến họ ý thức rõ hơn về sự thiếu thốn, sự bất lực của mình.
Khi đó họ sẵn sàng dâng hiến trọn vẹn cho Thiên Chúa và sau khi
được Thiên Chúa nhận lời, họ nhận biết Người cách rõ ràng hơn.
Bởi đó, việc cầu nguyện liên lỉ, việc chờ đợi không phải là điều
đau khỗ, nhưng lại là một hổng ân lớn lao, một sự vươn tới Thiên
Chúa cách quyết liệt và cũng là một tâm tình đích thực.
Ngoài
ra, Thiên Chúa là Ðấng thông suốt, Người cũng biết con người cần
gì. Lòng thương xót của Người thật vô biên, nhưng Người lại muốn
con người phải hoàn toàn tín thác, trông cậy nơi Người. Tại sao
vậy?
Thiên
Chúa không chỉ đáp ứng những nhu cầu vật chất của con người -
trong thực tế, lời cầu nguyện của con người thường chỉ có những
điều này. Nếu con người hiện diện trước Thiên Chúa một cách đích
thực, nếu mối tương giao của họ với Thiên Chúa không phải để tìm
lợi ích cá nhân, thì hẳn việc cầu nguyện chân thành sẽ phải là
để cho Thiên Chúa hoạt động, là mở lòng đón nhận Thiên Chúa, hơn
là buộc Thiên Chúa phải chiều theo những suy nghĩ, những tính
toán tầm thường của mình. Nếu Người có làm thinh như không nghe
thấy, chính là để con người đạt tới một điều rất cần thiết, một
hổng ân lớn lao mà Ðức Giêsu hứa ban, đó là Chúa Thánh Thần. Hổng
ân này vượt lên trên cả nhu cầu về bánh ăn cũng như mọi nhu cầu
tinh thần khác.
Mở
rộng tâm hồn và sẵn sàng
Hãy
xin thì sẽ được - không phải lúc nào cũng như thế.
Việc
cầu nguyện khởi đi từ những nhu cầu cụ thể, nhưng sẽ hướng tới
điều bất ngờ, hướng tới sự vô biên của Thiên Chúa. Theo thánh
Augustino, "Việc cầu xin không
nhằm thông báo cho Thiên Chúa, nhưng là huấn luyện con người."
Khi cầu xin, chúng ta thú nhận sự bất lực của mình và công nhận
Thiên Chúa là Ðấng Toàn Năng, là Ðấng Chí Ái. Một lời cầu xin
với Chúa Cha bao hàm hai cuộc hoán cải.
Thứ
nhất, với lời
cầu xin cho lợi ích của Nước Thiên Chúa, chúng ta thấy rằng không
thể xem xét những điều đó theo quan điểm của mình. Vậy, khi cầu
xin, tức là để cho thánh ý Thiên Chúa
được thể hiện.
Thứ
hai, vì ý thức
rõ ràng về lời cầu xin của mình với Thiên Chúa, người Ki-tô hữu
khám phá ra một khát vọng nền tảng: gặp
gỡ Thiên Chúa tình yêu. Lúc ấy, từ những nhu cầu,
chúng ta chuyển sang khát vọng, một cuộc chuyển dịch dần dần và
đau đớn.
Người
cầu xin là người có thái độ của "kẻ
đứng trên con tàu, nắm chắc sợi dây cột tàu vào bờ. Họ không kéo
tảng đá về phía mình, nhưng mình tiến dần tới tảng đá, họ và con
tàu" (Denys l'Arépagite).
Cầu
nguyện, đó không phải là áp đặt ý muốn của mình trên Thiên Chúa,
nhưng là xin Thiên Chúa cho chúng ta sẵn sàng tuân theo thánh
ý, theo kế hoạch cứu độ của Người đối với thế giới.
Cầu
nguyện, đó không phải là làm Thiên Chúa thay đổi, nhưng là xin
Thiên Chúa thay đổi chúng ta, và biến tâm hổn chúng ta thành tâm
hổn của người con.
Nếu
chúng ta kiên trì, chúng ta sẽ được, sẽ tìm thấy và cánh cửa sẽ
mở ra. Vì thế, chúng ta không được quyền nản chí. Cầu nguyện,
trước hết là kiên trì.
G.
Nguyễn Cao Luật
|
|