suy niệm của linh mục vũđình Tường
2016-2019
Trong tầm tay-CN 26 TN-C
Lm Vũđình Tường- 26/Sep/2019
Dụ ngôn nhà phú hộ không biết tên và người nghèo khó tên là Lazarô cho thấy cuộc sống hiện tại ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống mai hậu. Trường hợp nhà phú hộ và người nghèo thì cuộc sống đời này, và đời sau hoàn toàn đổi ngược. Anh nghèo trở nên giầu có trong nước trời. Anh giầu tình Chúa mến thương. Được Chúa đón nhận vào nước trời. Còn người giầu lại trở nên khốn khó. Anh bị xua đuổi và anh sống trong đau khổ tột cùng vì cuộc sống của anh không phải chỉ thiếu tình thương Chúa, mà chính là hoàn toàn vắng bóng tình thương Chúa. Cuộc sống không tình thương là cuộc sống buồn nản, cô độc và tuyệt vọng. Muốn chết cũng không thể chết được. Dụ ngôn cho biết cuộc sống mai hậu không phải chỉ thay đổi cuộc sống hiện tại, mà còn thay đổi cả í nghĩa của giầu sang, nghèo hèn. Giầu và nghèo trong nước Chúa hoàn toàn khác với giầu nghèo theo nghĩa thông thường chúng ta hiểu. Giầu nghèo trong nước Chúa chính là giầu tình thương, lòng mến của Thiên Chúa. Điều này Thiên Chúa ban riêng cho từng cá nhân. Không cá nhân nào có thể san sẻ cho cá nhân khác, ngay cả cho người thân; cũng như không cá nhân nào có thể đánh cắp được ân sủng này, bởi có Chúa làm bảo chứng cho ân sủng của Ngài.
Giầu có trên trần gian có thể hiểu là đặc ân Chúa ban. Không phải vì đặc ân này mà cá nhân người đó bị án phạt sau khi qua đời, mà chính là cách cá nhân đó xử dụng đặc ân Chúa ban như thế nào? Cuộc sống trường sinh ảnh hưởng rất nhiều vào cách cá nhân người đó xử dụng đặc ân Chúa ban khi còn sống. Con người cần í thức là tất cả những gì ta hiện có đều đến từ Thiên Chúa. Thiên Chúa trao ban cho. Chúng ta chỉ là người quản lí của cải, tài năng Chúa đặt vào tay ta. Chúng ta không phải là chủ nhân của những gì chúng ta đang có. Chúng ta là người quản lí coi sóc của cải vật chất Chúa ban. Bởi là quản lí nên cần chia sẻ vật chất đó cho tha nhân. Nhận thức mình là người quản lí là điều tối quan trọng trong việc phân chia của cải Chúa trao ban cho ta cầm giữ. Sau khi qua đời người quản lí bị phán đoán, xét xử dựa trên việc thi hành đúng đắn trách nhiệm quản lí lúc còn tại thế. Là quản lí tốt lành sẽ được tình thương Chúa, là quản lí vô trách nhiệm sẽ bị tước hết tình thương Chúa và đó là cuộc sống của người giầu có trong dụ ngôn. Bài giảng trên núi (Mat 5) và ngày dụ ngôn Phán Xét (Mat 25,31-46) cho biết ai giúp đỡ, yêu thương tha nhân chính là đón tiếp, giúp đỡ Đức Kitô. Người quản lí khôn ngoan, làm tròn trách nhiệm là người biết dùng của cải, vật chất, chức tước Chúa ban để làm ơn, giáng phúc cho tha nhân. Đó là cách làm giầu trước mặt Chúa và điều này nằm trong tầm tay của mỗi cá nhân. Sau khi hoàn tất hành trình dương thế, Chúa đong đầy đời họ với tình thương Ngài.
Dụ ngôn đưa ra hai cách sống hoàn toàn trái ngược. Người giầu yến tiệc linh đình, mặc gấm vóc; anh nghèo đói khổ triền miên, khi ngủ bao tử rỗng, bạn của anh là chó hoang. Anh sống không xa, ngay ngoài cánh cổng nhà phú hộ. Cả hai đều chết. Người giầu chết, không rõ lí do. Người nghèo chết có thể vì đói, dơ bẩn gây nên bệnh tật. Cả hai đến trước mặt Chúa. Người nghèo khó được Chúa đón nhận, người giầu bị tổ phụ Abraham xua đuổi. Trong đau khổ, người giầu hai lần van xin và cả hai lần đều bị từ chối. Lần thứ nhất tổ phụ Abraham nói giữa anh và người nghèo có khoảng cách ngàn trùng. Khoảng cách này do chính anh tạo thành khi còn sống. Chỉ cách nhau một cánh cổng mà hai cuộc sống khác biệt. Lần thứ hai tổ phụ Abraham đáp nếu thân nhân anh không nghe lời tổ phụ và các vị vọng, tiên tri thì lời thường dân đâu đáng họ để tai.
Dụ ngôn xác định rõ mỗi cá nhân sẽ lãnh nhận phần thưởng đời sau tuỳ vào cách hành xử của người đó với tha nhân. Tốt lành với tha nhân sẽ nhận ân sủng, tình thương Chúa. Chối bỏ tha nhân, khinh thường tha nhân sẽ bị Chúa chối từ bởi đời họ thiếu kinh nghiệm ban phát tình thương. Lời Đức Kitô rao giảng hết sức rõ ràng. Đó là mến Chúa, yêu người. Mến Chúa, yêu người là sứ mạng của Chính Đức Kitô và cũng là sứ mạng của mỗi chúng ta. Tiên tri Isaiah 61,1-12 đã mặc khải rõ khi ngài nói: Thánh Thần Chúa ngự xuống trên tôi, sai tôi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó. Sứ mạng trần gian của mỗi chúng ta là mang tin mừng cho tha nhân. Giầu có nơi trần gian không bảo đảm giầu có trong nước Chúa, trừ khi người đó biết phân phát, làm tròn trách nhiệm quản lí Chúa trao. Ai cũng biết khi chết ra đi hai bàn tay trắng, nhưng mấy ai đủ can đảm chia sẻ của cải cho tha nhân khi sức còn dư, lực còn thừa, tinh thần còn minh mẫn và trí còn thông suốt. Cơn cám dỗ dựa vào sức mạnh vật chất lớn nhất trong các cơn cám dỗ. Người có can đảm từ chối đó đáng lãnh phần thưởng gia nghiệp Chúa ban.
Không nhận được tình thương của người phú hộ, anh nghèo Lazaro sống cuộc sống âm thầm. Trong thầm lặng anh đặt trọn niềm tin vào Chúa, hy vọng ngày mai sẽ tươi sáng. Anh không nhận được hy vọng đời này, nhưng chết trong hy vọng. Thiên Chúa biến hy vọng đời này thành hiện thực đời sau. Đời anh tươi sáng, sống hạnh phúc. Câu tâm niệm của chúng ta tuần này là:
Đức Kitô trở nên nghèo khó cho chúng ta giầu có trong Ngài 2 Cor.8,9.
TiengChuong.org
Controllable
The story of the rich man who had no name, and the poor man, named Lazarus, seems to suggest, that life after death is the reversal of the present life. The rich became poor, and the poor became rich. Life after death is not just simply the reversal of the present life style each individual took, but it was also the reversal of the meaning of wealth as well. Rich and poor in eternal life has nothing to do with the material world as we understand it, but it is much to do with God's love and mercy, which is permanent and nothing can take away. Having material riches can be understood as a sign of God's blessing. It is not the blessings that one is being judged on after death, but rather it is the way of using the blessings entrusted to us in our present life. We need to remember that we are only the stewards of God's gifts. This recognition helps us to know, that what we own is not for our interests only, but we need to share our goods with others. Those who help others, help Jesus himself as we hear from The Beatitudes (Mat 5) and the Last Judgement (Mat 25,31-46). Those who help others will enrich themselves both in the eyes of the world, and more importantly in the eyes of God.
The parable gave a contrast of the life styles of the two men. The rich man wore beautiful clothes and feasted lavishly; while the poor man was covered with sores and went to bed with an empty stomach, and was a friend of dogs. After their deaths, Lazarus was God's friend and the rich man was in Hades. In his agony the rich man made two requests. First he asked Abraham for help but Abraham told him that it was too late to change his fate. His second request was relating to his relatives who enjoyed the same life style as his, but Abraham told him that it was none of his business, but of the living. His relatives should listen to God's faithful witnesses.
The parable certainly made clear that individuals will be rewarded according to how they had treated others in this present life. The heart of Jesus' message focussed at the poor and the marginalized. Jesus' mission, and also ours, was to befriend of the poor.
The spirit of the Lord has been given to me to bring the good news to the poor Is. 61,1-2
Being rich in this world may not be rich in God's eyes, unless the wealth one owns is utilised to ease the burden of life for others, who don't have a decent place to lay their heads, and who don't have clean water to drink. We all know that wealth gives comfort to life but it won't guarantee that wealth and happiness go hand in hand, and yet the temptation to accumulate wealth for life security is not an easy task to break. It is much easier to fall into complacency on wealth and ignore God's voice calling us to return to God's way.
The poor man Lazarus abode right outside the gate of the rich man, and he had received not even the leftover food from that castle. He probably died of hunger after losing to inhumanity. Lazarus turned his hope to God, trusting that one day God would satisfy his longing, and he was right. God has rewarded him in eternal life with abundant blessings.
Our mantra this week is that: Jesus became poor so that we might become rich in Him 2 Cor. 8,9.
Lừa gạt
Lm Vũđình Tường
Chúa nhật 26 thường niên, năm C-2016
Chúng ta thường bị tình cảm con người lừa gạt. Lí do rất đơn giản là bạn nghĩ việc đó đã được giải quyết ổn thoả. Bạn cảm thấy yên tâm, không quan tâm đến nữa. Nghĩ như thế là bạn đang bị lừa gạt bởi sự việc có thể rất đơn giản đối với bạn nhưng xem ra phức tạp với người bạn đối xử với họ. Bạn cho vấn đề đó đơn giản bởi do công việc và địa vị trong xã hội khiến bạn từng giải quyết nhiều vấn đề phức tạp hơn trăm lần; tuy nhiên người khác có thể không có kinh nghiệm đó, điạ vị xã hội của họ không phải giải quyết vấn đề phức tạp nên vấn đề đối với họ là phức tạp. Quan hệ tình cảm, bác ái và lòng xót thương luôn đòi hỏi vừa tế nhị vừa công bằng. Thiếu những điều căn bản này vấn đề thay vì giải quyết êm thắm lại trở nên phức tạp. Có nhiều vấn đề bạn quyên bẵng đi vì công việc quan trọng khác chiếm chỗ nhưng nó lại sống động trong tâm não người khác nhất là khi họ cảm thấy họ là nạn nhân, bị đối xử bất công. Để í một chút bạn sẽ thấy hầu hết thời giờ trong các tiệc tùng, họp mặt người ta luôn nói về những vấn đề giao tế và cách xử thế con người đối xử với nhau trong xã hội. Có những chuyện tốt khi nghe kể lại ai cũng vui và cám ơn lòng tốt, lòng bác ái, thương người của kẻ vô danh nào đó. Lại cũng có hành động xảy ra truớc đó vài ba chục năm vẫn còn được khơi lại như chuyện mới bởi vết thẹo trong tim họ chưa lành và sẵn sàng bật máu khi cơ hội nhắc đến nó. Bị xử oan ức, hàm oan; bị coi thường, khinh khi, lăng mạ; bị vu cáo. Toàn là những bị. Những bị này chất trên vai họ khiến lưng họ cong xuống. Chúng nằm trong kí ức khiến tâm trí họ bị khuấy động. Chúng đè nặng con tim nên con tim hận thù hơn tha thứ. Chúng chợt thức giấc khi tiếng động thức tỉnh chúng.
Một số lí luận không làm gì cả là giải đáp tốt nhất. Thật ra không làm gì cả lại là một loại lừa gạt khác bởi hành động yêu thương, bác ái cần được thể hiện trong mọi hoàn cảnh khi có thể. Không thực thi bác ái là một tội. Chính Đức Kitô xác định điều này và đây cũng là điều mà người giầu trong Phúc âm hôm nay phạm phải- thiếu bác ái với tha nhân. Người giầu có đã bỏ qua hành động yêu thương và đó là cái vạ đời anh. Cả người giầu và người nghèo sống cùng một xóm nhưng cuộc sống hai người quá khác biệt. Người giầu có dư ăn, dư mặc, sống cuộc sống hưởng lạc; ngoài cửa nhà anh có người nghèo nhiều tối đi ngủ bụng đói cồn cào vì thiếu ăn, cơn gió lạnh căm khiến anh co rúm vì thiếu mặc. Cả đời chỉ được đứng ngoài hàng rào nhìn ngó thiên hạ dự tiệc, còn anh chưa bao giờ có cái vinh dự đó. Cuối cùng cả hai cùng chết và cùng gặp nhau trước toà Chúa. Người nghèo vật chất được tổ phụ đón chào, người nghèo bác ái thì không. Người nghèo vật chất được sống an vui, người nghèo bác ái khóc than. Người nghèo vật chất tràn ân sủng Chúa, người nghèo bác ái trắng tay. Người nghèo vật chất có bạn bè đón chào; người nghèo bác ái không cô đơn bởi cuộc sống trần thế của anh không có họ nên khi chết đi họ cũng không biết anh.
Ai sống cuộc đời thực thi bác ái, yêu thương họ sẽ được sống trong bác ái, yêu thương của Thiên Chúa. Ai sống chỉ lo hưởng lạc, khi chết tất cả lạc thú chết theo bởi lạc thú trần thế không gây tình cảm, khi chết họ cô đơn. Hãy sống chân thành, sống cho anh em người, lừa mình nhưng thực thi bác ái, công bình, yêu thương là đường dẫn đến tình yêu chân thật và vĩnh cửu.
Lm Vũđình Tường 9/23/2016
TiengChuong.org