Nhận
diện Chúa Giêsu
ĐỂ ĐÓN RƯỚC NGƯỜI
I. Dẫn vào Phụng vụ
Trong
đời sống có nhiều cơ hội mà chúng ta không nắm bắt được, vì không
biết đó là cơ hội của mình. Cũng thế, có nhiều người đi qua hay
đi bên cạnh cuộc đời của chúng ta mà chúng ta không gặp được vì
không biết họ là ai nên không trân trọng đón rước họ.
Có
thể Chúa Giê-su là một người đi qua, thậm chí đã đến trong cuộc
đời của chúng ta mà chúng ta vẫn không nhận ra Người. Vậy thì
“nhận diện” được Chúa Giê-su là việc hết sức quan trọng. Và để
có thể “nhận diện” được Chúa thì chúng ta cần có Thánh Kinh và
Thánh Thần hướng dẫn và giúp sức. Điều này được khẳng định trong
các Bài Sách Thánh hôm nay. Chúng ta hãy đọc kỹ và nghiền ngẫm
… để rút ra bài học chẳng những cho Mùa Vọng năm nay mà còn cho
cả cuộc đời của chúng ta nữa.
II.
Lắng nghe & Tìm hiểu Lời Chúa trong ba bài Thánh kinh
2.1
Lắng nghe Lời Chúa trong ba bài Thánh Kinh:
Bài
đọc I: Mk 5,1-4:
Vai trò của Bê-lem
1Phần
ngươi, hỡi Bê-lem Ép-ra-tha, ngươi nhỏ bé nhất trong các thị tộc
Giu-đa, từ nơi ngươi, Ta sẽ cho xuất hiện một vị có sứ mạng thống
lãnh Ít-ra-en. Nguồn gốc của Người có từ thời trước, từ thuở xa
xưa. 2 Vì thế, Đức Chúa sẽ bỏ mặc Ít-ra-en cho đến thời một phụ
nữ sinh con. Bấy giờ những anh em sống sót của người con đó sẽ
trở về với con cái Ít-ra-en. 3 Người sẽ dựa vào quyền lực ĐỨC
CHÚA, vào uy danh ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của Người mà đứng lên chăn
dắt họ. Họ sẽ được an cư lạc nghiệp, vì bấy giờ quyền lực Người
sẽ trải rộng ra đến tận cùng cõi đất. Người sẽ chiến thắng Át-sua
4 Chính Người sẽ đem lại hòa bình. Khi Át-sua xâm nhập xứ sở và
giày đạp đất nước chúng ta, chúng ta sẽ đặt bảy mục tử và tám
thủ lãnh chống lại chúng.
Bài
đọc 2: Dt 10,5-10:
Hy lễ theo luật cũ thì vô hiệu
5Vì
vậy, khi vào trần gian, Đức Ki-tô nói: Chúa đã không ưa hy lễ
và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. 6 Chúa cũng chẳng
thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. 7 Bấy giờ con mới thưa: Lạy
Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách
Thánh đã chép về con.
8Trước
hết, Đức Ki-tô nói: Hy lễ và hiến tế, lễ toàn thiêu và lễ xá tội,
Chúa đã chẳng ưa, chẳng thích, mà đó chính là những thứ của lễ
được dâng tiến theo Lề Luật truyền. 9 Rồi Người nói: Này con đây,
con đến để thực thi ý Ngài. Thế là Người bãi bỏ các lễ tế cũ mà
thiết lập lễ tế mới. 10 Theo ý đó, chúng ta được thánh hoá nhờ
Đức Giê-su Ki-tô đã hiến dâng thân mình làm lễ tế, chỉ một lần
là đủ.
Bài
Tin Mừng: Lc 1,39-45: Bà Ma-ri-a thăm
viếng bà Ê-li-sa-bét
39 Hồi ấy, bà Ma-ri-a vội vã lên đường, đến miền núi, vào một
thành thuộc chi tộc Giu-đa. 40 Bà vào nhà ông Da-ca-ri-a và chào
hỏi bà Ê-li-sa-bét. 41 Bà Ê-li-sa-bét vừa nghe tiếng bà Ma-ri-a
chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được đầy tràn Thánh
Thần, 42 liền kêu lớn tiếng và nói rằng: "Em được chúc phúc
hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được
chúc phúc. 43 Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế
này? 44 Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con
trong bụng đã nhảy lên vui sướng. 45 Em thật có phúc, vì đã tin
rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em".
2.2
Trong ba bài Thánh Kinh trên, chúng ta khám phá ra Thiên Chúa
là Đấng nào?
Bài
đọc 1 (Mk
5,1-4)
là những lời loan báo của ngôn sứ Mi-kha (rao giảng vào khoảng
năm 721 trước Công Nguyên) về sứ mạng trọng đại của Bê-lêm và
của nhân vật sẽ xuất thân từ xứ sở nhỏ bé và vô danh này.
Trong
đoạn Sách Mi-kha 5,1-4 trên, chúng ta khám phá ra dung mạo, uy
quyền (có từ thời trước, từ thuở xa xưa; quyền lực Người sẽ trải
rộng ra đến tận cùng cõi đất; Người sẽ chiến thắng vua ngoại và
sẽ đem lại hòa bình cho dân Chúa) và sứ mạng (thống lãnh và chăn
dắt Ít-ra-en) của Vị Thiên Sai là Chúa Giê-su Ki-tô.
Bài
đọc 2 (Dt 10,5-10) là những lời khẳng định
của Thánh Phao-lô Tông đồ về lý do thâm sâu tại sao Chúa Giê-su
đến trong trần gian. Đó là để thực thi thánh ý của Thiên Chúa
Cha và dâng hiến mình làm của lễ đẹp lòng Chúa Cha, thay thế các
lễ tế và lễ vật của Cựu Ước.
Qua
đoạn thư Do Thái 10, 5-10 trên, chúng ta nhận ra Thiên Chúa là
Đấng vô hình, siêu việt, chẳng ưa thích gì những lễ tế vật chất
như máu thịt chiên bò xúc vật. Lễ dâng đẹp lòng Người là tấm lòng
của con người, là việc thực hiện thánh ý của Người là cứu độ muôn
dân, muôn họ.
Bài
Tin Mừng (Lc 1,39-45) là tường thuật về
cuộc viếng thăm người chị họ (là bà Ê-li-sa-bét) của Đức Ma-ri-a.
Nói bằng ngôn ngữ bình dân Việt Nam thì là đây đúng là cảnh “bà
bầu đi thăm bà bầu”. Bà bầu Ma-ri-a đang mang trong lòng cả một
BÍ MẬT của Trời Đất (là Giê-su Cứu Chúa) đến thăm bà bầu Ê-li-sa-bét
đang mang trong lòng một ngôn sứ vĩ đại của lịch sử Cứu Độ (là
Gio-an Tiền Hô). Hai bà bầu gặp nhau cũng là hai con trẻ gặp nhau.
Thật diệu kỳ! Bà Ê-li-sa-bét vừa ca ngợi người em họ Ma-ri-a của
mình, vừa chúc tụng Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ của muôn dân.
Qua
đoạn Phúc Âm Lu-ca 1, 39-45 trên, chúng ta nhận ra Thiên Chúa
là Đấng Quan Phòng và Mạc Khải tuyệt diệu. Chúa quan phòng để
hai người mẹ và hai người con gặp nhau chẳng bao lâu trước ngày
Gio-an và Giê-su chào đời. Chúa tự mạc khải qua cảm nghiệm tâm
linh và lời công bố đầy Thần Khí và bất ngờ của Bà Ê-li-sa-bét.
2.3
Qua ba bài Thánh Kinh trên, Thiên Chúa muốn gửi sứ điệp gì cho
chúng ta?
Sứ
điệp của Lời Chúa hôm nay là:
(a)
Chúa Giê-su là Đấng
- sinh
ra ở Bê-lem (là một địa danh khiêm tốn và vô danh),
- sinh
ra bởi Đức Ma-ri-a, một thiếu nữ đơn sơ, giản dị, nhưng thánh
thiện tuyệt vời (vô nhiễm nguyên tội) của Ít-ra-en và của cả
nhân loại,
- được
ngôn sứ Gio-an Bao-ti-xi-ta, con ông bà Gia-ca-ri-a và Ê-li-sa-bét,
dọn dường bằng lời rao giảng và bằng phép rửa kêu gọi sám hối.
(b)
Chúa Giê-su đến để thực thi thánh ý của Thiên Chúa Cha là cứu
chuộc, hướng dẫn và chăn dắt (hay chăm lo) hết mọi người, mọi
dân.
(c)
Chúa Giê-su có sứ mạng hòa giải con người với Thiên Chúa bằng
của lễ toàn thiêu mà Ngài dâng lên Thiên Chúa là chính mình Ngài
trên thập giá. Một khi con người được hòa giải với Thiên Chúa
rồi thì con người sẽ được hưởng hòa bình và thịnh vượng. Vì thế
Chúa Giê-su là Vua Hòa Bình.
III.
Sống Lời Chúa hôm nay
Thực
thi sứ điệp Lời Chúa hôm nay là chúng ta “nhận diện” được Chúa
Giê-su Ki-tô là Đấng đã đến trần gian để thực hiện Thánh Ý của
Cha. Người là Chúa Cứu Thế, là Vua Hòa Bình, là Lãnh Đạo của toàn
Dân Chúa. Chúng ta cần biết nhận ra Người ở những nơi Người hiện
diện:
- Trước
hết là trong Thánh Kinh là Lời Thiên Chúa, là lịch sử Cứu Độ
của Thiên Chúa: “Không biết Thánh
Kinh là không biết Chúa Giê-su” (Thánh Giê-rô-ni-mô,
linh mục tiến sĩ Hội Thánh).
- Và
trong Thánh Thể là Bí Tích Tình Yêu, là Lễ Dâng đẹp lòng Thiên
Chúa hơn mọi lễ dâng khác của Cựu Ước và của loài người.
- Kế
tiếp là trong Cộng Đoàn, là Gia Đình của Chúa: “Hễ
ở đâu có hai, ba người tụ họp vì Danh Thày thì Thày có mặt ở
đó.”
- Và
trong những con người chúng ta gặp hằng ngày, nhất là những
người bé mọn, nghèo hèn vì mọi người đều là hình ảnh của Thiên
Chúa, đều là anh chị em của Chúa Ki-tô: “Ai
làm việc ấy (hay không làm việc ấy) cho một trong những người
bé mọn đây là làm (hay không làm) cho chính Ta” (xem
Mt 25).
- 3.5
Sau cùng là trong các biến cố cuộc đời, vì mỗi sự việc xẩy ra
đều do Chúa cho phép và đều mang theo một lời nhắn, một sứ điệp
cho chúng ta.
IV.
Cầu nguyện (có thể dùng
làm Lời nguyện Giáo dân)
1.
Lạy Thiên Chúa Cha là Đấng tạo dựng vũ trụ muôn loài và điều hành
lịch sử nhân loại, chúng con cảm tạ, ngợi khen, chúc tụng Chúa
vì Chúa đã chọn Bê-lem là nơi “nhỏ bé nhất trong các thị tộc Giu-đa”
làm nơi sinh ra cho Đấng Cứu Thế và Chúa đã ban Chúa Giê-su Ki-tô,
Con Chúa, cho chúng con. Lạy Chúa xin nhận lời chúng con. Xin
nhận lời chúng con.
2.
Lạy Chúa Giê-su Ki-tô, Chúa đã đến trần gian để thực thi thánh
ý của Thiên Chúa Cha, chúng con cảm tạ, ngợi khen, chúc tụng Chúa
vì Chúa đã làm đẹp lòng Chúa Cha và giải hòa chúng con với Thiên
Chúa bằng lễ tế toàn thiêu là cuộc sống và cái chết của Chúa trên
thập giá. Lạy Chúa xin nhận lời chúng con. Xin nhận lời chúng
con.
3.
Lạy Chúa Thánh Thần là Đấng đã “ngự xuống trên Trinh Nữ Ma-ri-a”
chúng con cảm tạ, ngợi khen, chúc tụng Chúa, vì nhờ có Chúa mà
Đức Ma-ri-a đã thụ thai Con Một Thiên Chúa và vì Chúa đã luôn
cùng sống và cùng hoạt động với Chúa Giê-su Ki-tô để cứu độ chúng
con. Lạy Chúa xin nhận lời chúng con. Xin nhận lời chúng con.
4. Lạy Chúa Thánh Thần là Đấng đã tác động và soi sáng cho bà
Ê-li-sa-bét để bà công bố Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ngôi Hai đang được
Đức Ma-ri-a cưu mang trong long và vì Chúa luôn tác động và soi
sáng các tâm hồn để mọi người nhận ra Ơn Huệ của Thiên Chúa. Lạy
Chúa xin nhận lời chúng con. Xin nhận lời chúng con. Amen.
Giêrônimô
Nguyễn Văn Nội
Seattle
(WA/USA) ngày 10.12.2006
|