Người trộm lành (Lc.23:35-43)
Tôi
còn nhớ vào lúc lên 12 tuổi, vừa bắt đầu vào lớp trung học, cái
thú của tuổi trẻ là đấu kiếm và mê "Thần tượng Đồ Long Đao,
chém một nhát 7 đầu người khỏi cố". Trong lóp tôi có một
người bạn giỏi đấu kiêm mà cả lớp không ai địch lại được những
đường lả lướt của hắn. Ai cũng tôn hắn là "Đại Ca mắt lươn".
Bao nhiêu trận đụng độ với các lớp, chúng tôi đều phải nhờ đại
ca mắt lươn này dàn trận.
Thần
tượng của giới học sinh là ông thầy giỏi, là bà cô giỏi.
Thần
tượng của đám trẻ chơi là người bạn có mưu cao và có tài biến
báo.
Thần
tượng của các tay anh chị Bến Nghé là Dũng Đakao hoặc Năm Mỏ Lét.
Thần
tượng của Tôn Giáo là đấng sáng lập nên tôn giáo đó (Như Thích
Ca Mâu Ni, như Lão Tử, như Khổng Tử hay như Chúa Giêsu...) Các
ngài đã tìm ta một con đường giúp người ta giải thoát khổ nạn
và tìm được niềm hạnh phúc.
Đọc
cuốn sách "Những bộ xương khô" của một nhà sưu tầm tôn
giáp Pháp, kể lại chuyện của những nhà sư nổi tiếng trở lại Công
Giáo, trong đó có một cầu chuyện rằng: Nhà sư T..... áo vàng Ấn
Độ ngồi trên xe lửa bên vị Linh Mục. Dựa vào cảnh toa xe không
có khách, hai vị tu hành ngồi nói chuyện tôn giáo với nhau. Vị
khất tu T.... đặt câu thắc mắc:
-
Tại sao nhân sinh lại theo nhiều tôn giáo khác nhau? Sao Cha lại
theo Chúa Giêsu mà không thờ đức Thích Ca là người dẫn đường đi
trước? Vị Linh Mục trả lời:
-
Chuyện đó dễ thôi, thế giới ngay nay người nào giỏi thì được tôn
làm đại ca. Nhưng những đại ca gở thì ai thèm ngó tới. Tôi rất
kính phục các vị đại ca của các tôn giáo, vì các ngài đã tìm ra
một lối giải thoát cho con người. Còn tôi, tôi không phục hết
cả các ngài trừ ra đấng Đại Ca của tôi. Xưa kia tôi cũng là một
nhà sư như đại đức đây. Cũng chính tại nghĩ đến lời đại đức vừa
nói mà tôi tìm ra được vị đại ca tối cao này. Vị đại ca có quyền
thế trên các vị đại ca khác là Đức Kitô. Tôi trà tầm hết cả các
đường lối dẫn độ của các tôn giáo, nhưng tôi chỉ thấy có một vị
dám xưng là "Chúa, là Thượng Đế, là Đấng Tối Cao trên toàn
cõi đất" Các vị khác không ai dám xưng như vậy.
Điều
chứng minh Ngài chính là đại ca đã nhiều người được thấy tận mắt
những việc Ngài làm mà chúng tôi gọi là phép lạ chứ không phải
là phép phù thủy.
Ngày
thứ 6 tuần thánh, Chúa Giêsu bị người Do Thái tố cáo rằng Ngài
tự xưng là vua. Do đó quan Philatô hỏi:
-
Ông tự xưng là vua Do Thái ư? (Mt.27:11).
Philato
đâu có ngờ đó là một sự thật, sự thật mà Chúa không thể nói cách
nào khác để tránh né. Ngài phải nhận:
-
Tôi là vua.
Ngài
cũng đã dám tuyên xưng vương quyền của Ngài chẳng phải ở thế gian
này và giáo lý của Ngài không ai áp đảo được như thánh Phaolô
nói:
-
Ngài là vua đứng đầu mọi thụ tạo. Ngài là vua vô hình và mọi loài
trên trờ dưới đất đều phải thờ lạy. Ngài cai quản mọi loài, và
Ngài có trước mọi loài.
Người
trộm lành trong giây phút cuối cùng đã đặt hết hy vọng vào Ngài
, nên Ngài đã hé môi "Hôm nay con sẽ được ở cùng Ta trên
thiên đàng" Chúng ta đang sống trong cảnh thiếu hạnh phúc
cũng cần nhằm đến một thần tượng, một vua bất diệt.
Chuyện
kể rằng: Trong lúc phong ba bão lớn, người nào cũng tin có Đấng
Thượng Đế tối cao có quyền trên biển cả, nên họ kêu gào cầu cứu.
Nhiều khi họ hứa sống hứa chết thay đổi cuộc đời xin Ngài cứu
thoát. Tiếng lòng thành kêu xin được đáp lời ai nấy đều sửng sốt
nói lên lời cảm tạ. Nhưng tháng ngày trôi qua, việc an lành đã
đến, lúc đó họ chỉ còn nhìn thấy "thần Dolas" trước
mắt. Họ cố gắng quên lời thể hứa đã qua.
Thần
tượng của đời này được người ta tôn thờ là "Thần Tài, Thần
Danh" Thực ra đó chỉ là phương tiện mà chúng ta đặt lên làm
cứu cánh, còn chính Chúa Giêsu là cứu cánh, chúng ta hạ xuống
làm phương tiện. Phương tiện cũ rồi không xài nữa, để cho màng
nhện chăng. Chúa lúc nàu cầu không thiêng, thôi dẹp.
Nhân dịp cuối năm, Giáo Hội mừng kính Chúa Kitô là vua, nhắc nhở
chúng ta xét lại quan niệm sống và cách xử đối với Đấng là Vua,
là minh chủ, là đại ca mà chúng ta tôn thờ. Hãy tôn vinh Người
là vua thực sự trong tâm hồn, trong cuộc sống, trong gia đình
và ngoài xã hội (21.11.2004).
Lm.
Thu Băng, CMC
|