|
Cách
Thức Cầu Nguyện
Chúa nhật XXIX thường Niên Năm C
Khoa học ngày càng tiến bộ đã giúp con người hưởng nhiều tiện
nghi. Kỹ thuật tân tiến với nhiều máy móc đáp ứng những đòi hỏi
của con người. Ngày xưa người ta phải dùng đến sức lực thì ngày
nay chỉ cần ngồi một chỗ nhấn nút là có thể mở TV, mở quạt trần,
điện... Khỏi nói đến những tiện lợi của máy điện toán, hay việc
bấm nút là máy xe nổ trước khi vào xe.
Mỗi ngày có nhiều cặp vợ chồng thuộc các tôn giáo kết hôn qua
"cửa sổ" (drive thru window) tại Las Vegas mà không
cần phải tới nhà thờ. Có người đề nghị xưng tội bằng điện thoại
cho tiện vì làm như vậy dễ dàng hơn cho hối nhân. Hoặc xem lễ
trên TV cũng được chứ cần gì phải đến nhà thờ. Nếu vậy thì có
ai muốn ăn một bữa tiệc thịnh soạn qua màn ảnh TV không?
Những phương tiện này giúp ích rất nhiều cho cuộc sống hàng ngày.
Nhưng cái gì cũng có hai mặt tốt-xấu. Cái mặt xấu của những tiện
nghi hiện đại là làm cho con người không còn hoạt động nhiều như
trước nữa, lâu ngày trở nên lười biếng, đầu óc thiếu suy nghĩ,
giảm óc sáng kiến, thích hưởng thụ nhiều hơn, giảm thiểu tính
kiên nhẫn. Cũng chính vì chỉ cần nhấn nút là có cái mình muốn
nên chúng ta cũng nghĩ rằng cứ "nhấn nút" cầu xin là
Chúa sẽ cho ngay.
Phúc Âm hôm nay nói về chuyện bà góa đã kêu nài ông quan tòa độc
ác với sự kiên trì nên đã thành công. Phải chăng vì chúng ta đang
bị máy móc hóa, nên chúng ta không còn kiên nhẫn trong việc cầu
nguyện nữa chăng? Để cầu nguyện với lòng chân thành, lời cầu nguyện
phải phát xuất tự đáy lòng chứ không chỉ ngoài môi miệng cho qua.
Cầu nguyện phải kiên nhẫn, cầu nguyện không phải chỉ một lần,
nhưng phải liên tục, vì càng cầu nguyện càng nhận ra sự yếu đuối
và tội lỗi của mình nên càng cần đến lòng thương xót của Chúa.
Cầu nguyện phải tha thiết, phải là lời cầu của người con thảo
đối với cha. Cầu nguyện với lòng khiêm nhường là nhận ra sự yếu
hèn của mình, vì nếu không có Chúa thì ta không làm được gì.
Nhưng trong cuộc sống chạy đua với cái đồng hồ có nhiều người
sẽ nói: "Tôi không có giờ". Phải, chúng ta không có
giờ, vì không ai trong chúng ta có thể làm cho ngày dài hơn hay
ngắn đi được 1 phút. Giờ là của Chúa, Chúa ban cho chúng ta mỗi
ngày 24 giờ. Vậy chúng ta đã dùng thời giờ như thế nào? Mỗi ngày
chúng ta đã dành bao nhiêu giờ cho Chúa? Nếu nói là không có giờ
cho Chúa thì bao nhiêu tiếng đồng hồ mỗi ngày chúng ta làm gì?
Những việc chúng ta làm đó có ích lợi cho linh hồn hay cho thân
xác?
Cái gì quan trọng trong cuộc đời ta? Quyền lựa chọn là của mỗi
người. Nếu cuộc sống này không phải là để chuẩn bị cho cuộc sống
mai sau thì chúng ta sống để làm gì? Xin Chúa cho chúng ta biết
kết hợp với Chúa trong mọi công việc hàng ngày. Đó là đời sống
cầu nguyện mà Chúa muốn chúng ta làm.
Pt.
Trần Luận - NS/Trái Tim Đức Mẹ
Đức
Kiên Nhẫn đáng quí
đáng yêu và đáng học
Chúa nhật 29 thường niên C -2007
Kiên nhẫn là một nhân đức đáng quí. Vào giữa năm học lớp 10,
tôi muốn đi tu nhưng mẹ tôi bảo: "Con học xong lớp 12 rồi mẹ cho đi." Thời gian chờ đợi để vào dòng đã tập luyện cho tôi được sự kiên nhẫn thật đáng
quí. Kết quả là sau khi học xong lớp 12, tôi đã vào Dòng
Trinh Vương và đã kiên nhẫn tu cho đến ngày hôm nay.
Kiên
nhẫn là một nhân đức đáng yêu. Tôi quen biết một đôi vợ
chồng trẻ và học được câu "honey
do." Mỗi lần người vợ muốn chồng làm gì thì nói: "Honey, do this for me." Hay "Honey do that, please." Anh chồng thường không làm ngay điều vợ xin, nhưng thấy vợ có nhân đức kiên
nhẫn đáng yêu hay nhắc đi lập lại "honey do" nên anh cũng làm để vui lòng vợ.
Kiên
nhẫn là một nhân đức đáng học. Mỗi lần về quê, tôi thường dành
giờ đến thăm một bà ở cùng giáo xứ.
Lần nào gặp bà tôi
cũng thấy bà đọc kinh. Tôi nói đùa với bà: "Lúc
nào bà cũng đọc kinh như vậy, chắc Chúa không còn giờ để
ngủ gật." Bà trả lời: "Bà già rồi nên chỉ có việc ăn, ngủ, đi lễ và đọc kinh thôi. Cháu biết không?
Mấy năm nay ngày nào bà cũng cầu nguyện cho cháu." Nghe vậy, tôi rất cảm động. Có lẽ vì sự kiên nhẫn cầu nguyện của bà mà tôi tu
được cho đến bây giờ. Gương kiên nhẫn của bà thật đáng cho
tôi học và ghi nhớ suốt đời.
Trong
3 bài đọc hôm nay, nhân đức kiên nhẫn đều được đề cập đến.
Bài Đọc thứ nhất, Maisen
thắng trận nhờ sự kiên nhẫn
giang tay
cầu nguyện cùng với sự giúp đỡ cuả ông Aaron và ông Hur.
Trong Bài Đọc II, Thánh Phaolô đã khuyên Timôthêô: "Hãy
bền vững rao giảng lời Phúc Âm, dầu thời thế thuận lợi
hay không thuận lợi." Trong bài Phúc Âm, qua dụ ngôn về bà goá Chúa Giêsu dạy hãy cầu nguyện luôn
và đừng ngã lòng. Bà goá đã kiên nhẫn quấy rầy ông quan
toà cho đến khi ông giải quyết vấn đề của bà.
Chúng
ta đang sống trong một thế giới đầy tiện nghi và
văn minh. Đồ ăn thì phải "microwave" để
ăn ngay. Nước thì phải mở chai uống ngay. Làm việc thì
phải có tiền ngay. Đi học thì phải có bằng ngay. Muốn
thứ gì thì ra chợ
mua ngay. Yêu nhau thì phải lấy ngay. Chúa Nhật đi lễ
thì phải xong ngay. Cầu nguyện thì Chúa phải nhận lời
ngay!!!
Nhưng trong
thực tế thử hỏi bao nhiêu lần chúng ta muốn, ta mong,
ta xin mà được ngay đâu? Chính vì vậy mà khi phải chờ
đợi
chúng ta thấy
sốt ruột. Khi không thấy có kết quả là chúng ta nản lòng.
Thế
nên, để có sự bình an trong tâm hồn, chúng ta cần không
ngừng tập luyện và học kiên nhẫn. Thứ nhất, chúng
ta học
đức kiên nhẫn
để khi còn là học sinh, chúng ta kiên nhẫn cố gắng
học hành, trau dồi sách vở, sau này đạt được những bằng cấp
hầu giúp
ích cho gia đình và xã hội. Thứ hai, khi ra ngoài làm
việc, nhân
đức kiên nhẫn giúp chúng ta từ tốn với mọi người, nhất
là với những người làm việc chậm hay kém khả năng hơn
chúng ta. Ngoài
ra, để giữ hạnh phúc trong gia đình, đức kiên nhẫn
giúp
người
chồng, người vợ, con cái biết lắng nghe, nhường nhịn
lẫn nhau và vui vẻ làm việc cả những khi phải làm vì
lệnh "Honey
do!" Sau cùng, chúng ta học đức kiên nhẫn để khi cầu nguyện mà chưa được nhận lời
ngay chúng ta không ngã lòng và bỏ cuộc. Trái lại, chúng
ta sẵn sàng chờ đợi và tiếp tục cầu nguyện liên lỉ để
được sức mạnh
đón nhận ý Chúa. Vì nếu bà goá cứ quấy rầy ông quan tòa
cho đến khi ông xét xử vấn đề của bà, phương chi Chúa
là Thiên Chúa yêu
thương lại có thể làm ngơ trước lời cầu nguyện của chúng
ta và không nhận ra sự kiên nhẫn đáng quí và đáng yêu
cuả chúng ta
hay sao???
Sr.
Thu Thủy, CMR - NS-TTĐM
VINH QUANG VĨNH CỬU
“Đây là tất cả những gì cần thiết để trở thành một môn đệ của Chúa Giêsu; đó là từ chối chính mình, và từ bỏ những gì con người mình ưa thích. Chúng ta có mong muốn được hưởng ơn Cứu Độ không? Như vậy thì chúng ta cần phải chinh phục tất cả để được đảm bảo tất cả. Tồi tệ nhất là một linh hồn cho phép thân xác hướng dẫn nó bằng tình yêu tự kỷ!
Hãm mình có hai cách: bề trong(interior) và bề ngoài (exterior). Hãm mình bên trong thì chinh phục được đam mê, và đặc biệt là những đam mê chiếm hữu chúng ta nhiều nhất. Ai không thể vượt qua được những đam mê ấy thì có nguy cơ bị mất. Ngược lại, ai chinh phục được nó sẽ dễ dàng chinh phục được tất cả những yếu điểm còn lại. Tuy nhiên, có một số người bị ảnh hưởng bởi những điểm yếu khác, nhưng họ nghĩ họ là những người tốt vì họ không bị ảnh hưởng bởi những điều xấu mà họ thấy nơi người khác. "Nhưng những gì sẽ ảnh hưởng đến điều này?" Thánh Cyril nói: "một khe hở nhỏ cũng đủ để đánh chìm con thuyền." Lắm lúc chúng ta dùng biện pháp vô ích và nói "Tôi không thể tránh tật xấu này," một ý chí kiên quyết sẽ vượt qua tất cả, khi chúng ta biết dựa vào sự trợ giúp của Thiên Chúa, điều mà chúng ta chẳng bao giờ thiếu.”
- Thánh Alphonsus Maria de Liguori -
Trong thơ của Thánh Phaolô gởi Timôthê (Tm 2:8-13), ngài nói đến Lời Chúa chẳng bao giờ là xiềng xích trói buộc con người, nhưng Lời Chúa dẫn chúng ta đến một vinh quang vĩnh cửu. Chính Chúa Giêsu sẽ là người dẫn chúng ta đến vinh quang vĩnh cửu ấy. Vậy, chúng ta hãy dừng lại chốc lát và ngồi lại với chính mình để cảm nhận trong con tim của mình xem “vinh quang vĩnh cửu” đó có ý nghĩa gì với mỗi người chúng ta. Có lẽ chúng ta đã nghe nói nhiều về “vinh quang vĩnh cửu;” tuy nhiên, chúng ta có thể đã nghe nhiều nhưng có bao giờ cảm nghiệm được ý nghĩa của lời đó bao giờ chưa? Hay chúng ta có bao giờ thắc mắc về ý nghĩa của sự “vinh quang vĩnh cửu” mà Giáo Hội luôn nhắc đến không? Chúng ta có thể nghe lời dạy đó bằng tai, biết bằng trí óc, nhưng sự hiểu biết về những điều Chúa dạy thật sự đến từ con tim của chúng ta. Chỉ có Chúa mới dạy cho chúng ta hiểu những gì Ngài dạy trong con tim của mình.
Nói như vậy thì “vinh quang vĩnh cửu” có phải là một cái gì đó mà chúng ta chỉ có thể cảm nhận được khi chúng ta lìa trần, hay là chúng ta có thể cảm nhận được điều đó ngay khi chúng ta còn sống? Khi nói đến “vinh quang”, chúng ta có lẽ nghĩ đến ánh sáng chói ngời. Chúng ta nghĩ đến những vinh dự trước đám đông hay được tôn vinh. Còn “vĩnh cửu” thì trường tồn hay bất diệt. Để giúp chúng ta hiểu về sự “vinh quang vĩnh cửu”, chúng ta hãy dùng câu chuyện sau đây:
Có một câu chuyện thần bí về một giáo sĩ Do Thái và các học trò của ông. Một ngày kia khi thầy trò đi dạo, người thầy hỏi, “Làm thế nào chúng ta có thể biết được lúc nào là bình minh – lúc mà đêm kết thúc và ngày bắt đầu?”
Không ai dám trả lời câu hỏi ấy ngay, và họ tiếp tục đi. Một trong những đệ tử trả lời: “có phải khi mình có thể phân biệt được giữa con sói và con cừu từ một khoảng cách không xa lắm không?
“Không,” người thầy trả lời. Một khoảng thinh lặng dài tiếp theo.
“Có phải khi chúng ta có thể phân biệt được cây nho và bụi gai,” một người học trò khác mạnh dạn trả lời.
“Cũng không phải,” vị thầy trả lời.
“Hãy dạy cho chúng con biết câu trả lời ấy,” một học trò lên tiếng, “Làm sao có thể biết được lúc nào là bình minh đã xua tan bóng đêm?”
“Bình minh đến với mỗi người chúng ta,” người thầy già khôn ngoan nói, “khi chúng ta nhìn vào khuôn mặt của một người khác và - nhờ ánh sáng đến từ bên trong chúng ta - nhận ra rằng ngay cả một người lạ cũng là anh chị em của chúng ta. Cho đến khi đó, nó vẫn là đêm. Cho đến khi đó, đêm vẫn còn ở với chúng ta.”
Thứ ánh sáng tự bên trong mà có thể xua tan bóng đêm ấy trong câu chuyện chính là ánh sáng chiếu rọi từ “vinh quang vĩnh cửu” của Đấng đã chiến thắng sự tối tăm và đang hiện diện trong chính mỗi người chúng ta qua mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể. Bởi thế sự “vinh quang vĩnh cửu” không phải là một cái gì đó mà chúng ta phải đợi để có thể nhận ra được khi lìa trần nhưng chúng ta có thể sống ngay từ bây giờ, và qua ánh sáng đó chúng ta có thể nhận ra Thiên Chúa trong mỗi người. Ánh sáng đó chính là bình minh trong con tim của chúng ta. Thiên Chúa mà chúng ta tôn thờ khi chúng ta còn sống cũng là Thiên Chúa chúng ta mong mỏi được gặp khi chúng ta lìa trần, và Ngài luôn chia sẻ tất cả những gì là của Ngài cho tất cả mọi tạo vật, kể cả “vinh quang vĩnh cửu” ấy của Ngài.
Nhưng để được hưởng ánh sáng chiếu rọi từ “vinh quang vĩnh cửu” ấy, chúng ta cần phải từ bỏ con người mình (chết đi cái tôi), từ bỏ ánh sáng đến tự chính mình vì thứ ánh sáng ấy không phải là ánh sáng thật và tinh tuyền vì nó mang nhiều màu sắc. Những màu sắc ấy là những gì chúng ta thâu lượm được trên con đường làm người của mình, chẳng hạn như những ham muốn có được những gì chúng ta muốn, hoặc thấy những ai mình ưa thích thì tốt còn những ai làm gì đến mình thì mình gọi họ bằng những lời lẽ không xứng đáng, hoặc chúng ta nhìn người khác mầu da bằng những ánh mắt khinh chê, hoặc chúng ta nhìn người khác với sự đam mê thầm kín.
Như chúng ta cũng đã biết, ánh sáng mang mầu sắc luôn che khuất ánh sáng thật mặc dầu ánh sáng thật luôn hiện diện ở đó, và ánh sáng thật chỉ có thể được lộ diện khi mọi màu sắc được tắt đi. Thật sự màu sắc không phải là thật, vì nếu không có ánh sáng, thì không có màu sắc vì màu sắc là phản ánh của ánh sáng. Thánh Phaolô nói “nếu chúng ta chối bỏ Người, Người cũng sẽ chối bỏ ta” - nếu chúng ta còn để ánh sáng màu sắc của mình chiếu rọi thì ánh sáng tinh tuyền của Thiên Chúa sẽ bị che lấp; “nếu chúng ta không trung tín, Người vẫn một lòng trung tín vì Người không thể từ bỏ chính mình” – ánh sáng thật của Thiên Chúa luôn hiện diện mặc dù lắm lúc chúng ta chọn để cho màu sắc của chúng ta chiếm hữu lấy tâm hồn mình hoặc dùng ánh sáng của chính mình để tự toả sáng và lấp đi ánh sáng của Chúa, nhưng Thiên Chúa không có thể rút Ngài ra khỏi những gì Ngài đã tạo dựng vì chính Ngài là ánh sáng thật duy trì mọi tạo vật, và không có Ngài thì không có gì hiện hữu, không có Ngài sẽ không có ánh sáng, không có bình minh trong lòng con người.
Vì thế, chúng ta cần xin ơn để được chết đi chính con người mình để chúng ta được sống trong sự “vinh quang vĩnh cửu” của Thiên Chúa, để chúng ta được sống trong ánh sáng của Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta. Ước gì chúng ta biết từ bỏ chính mình và những gì mình ưa thích, qua đó chúng ta biết tắt đi những màu sắc bằng cách không nhìn người khác với những đam mê riêng tư hoặc thành kiến của mình, nhưng nhìn mọi người bằng ánh sáng thật phản ánh từ “vinh quang vĩnh cửu” của Thiên Chúa.
Củ Khoai, 10/2013
KIÊN TÂM
(Xh 17, 8-13; 2Tm 3, 14 - 4, 2; Lc 18, 1-8)
Truyện kể: Wilma Rudolph bị bạo bệnh ngay từ lúc mới sinh. Cô là một đứa trẻ sinh non thiếu tháng, bị viêm phổi, cảm hồng chẩn và bị bại liệt. Bệnh bại liệt làm cho một chân bị teo cơ và bàn chân mang tật. Tới lúc 11 tuổi, Wilma chân đi khập khễnh bị niềng bởi miếng kim loại. Tại nhà, cô bé xin chị coi chừng, trong khi cô thực tập bước đi không mang vật niềng. Cô bé tập tành mỗi ngày, nhưng sợ rằng cha mẹ của cô khám phá ra việc cô đang làm và có thể ép buộc cô phải ngưng. Cuối cùng, cảm thấy có lỗi. Cô trình bày mọi sự việc đang diễn tiến, bác sĩ qúa ngạc nhiên. Tuy nhiên, ông cho phép cô tiếp tục thực tập nhưng chỉ trong khoảng thời gian ngắn. Dù thế nào đi nữa, câu truyện rút ngắn lại. Wilma tập bước đi cho tới khi cô bé đã rời bỏ đôi nạng vĩnh viễn. Cô bé tiến bộ trong việc tập chạy. Khi cô lên 16 tuổi, cô đã thắng giải huy chương đồng trong cuộc chạy đua tiếp sức ở Melbourne Olympics. Bốn năm sau, tại Rome Olympics, cô trở thành người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử thắng ba huy chương vàng môn điền kinh. Cô trở về với băng ghi dấu được đón chào tại Hoa Kỳ và gặp riêng tổng thống Kennedy và nhận Giải Thưởng Sullivan (Sullivan Award) như vận động viên nghiệp dư hàng đầu của quốc gia.
Trong cuộc lữ hành về Đất Hứa, dân Do-thái gặp nhiều bước gian truân cả đối nội lẫn đối ngoại. Đối đầu gian khó cả tinh thần lẫn thể chất. Thiên Chúa thanh luyện lòng dân qua rất nhiều biến cố khó khăn. Họ lo lắng về nơi ăn chốn ở và sự an toàn cuộc sống. Dân sống chết với cuộc sống bấp bênh lang thang trong hoang địa. Đi qua các vùng dân cư ngoại bang, họ phải tranh đấu để sống còn. Có nhiều nhóm dân thù nghịch đã dấy lên gây chiến với họ. Người Amalec đã đưa quân chinh phạt Israel: Trong những ngày ấy, người Amalec đến giao chiến với Israel tại Raphiđim (Xh 17, 8). Ông Môisen đã phải cầu khẩn với Thiên Chúa suốt ngày. Ông giang tay kiên tâm cầu nguyện, luôn đặt mình trước sự hiện diện của Thiên Chúa để cầu xin cho dân thắng trận: Khi ông Môsê giơ tay lên, thì dân Israel thắng trận, còn khi ông hạ tay xuống một chút, thì người Amalec thắng thế (Xh 17, 11). Ông Môisen và dân chúng một lòng kiên trì cậy trông vào quyền năng của Thiên Chúa. Quyền phép của Chúa thức hiện nhãn tiền qua từng giây phút.
Môisen đã kết hợp lòng trí một cách rất chân thành với Thiên Chúa Giavê. Ông khẩn cầu cùng Thiên Chúa trong mọi bước đường sướng khổ. Chúa đã dùng ông như khí cụ dẫn đưa Dân riêng ra khỏi Ai-cập để vào miền Đất Hứa. Chương trình cứu độ tiếp tục trải dài suốt dọc lịch sử của Dân Do-thái cả mấy ngàn năm. Đôi khi chúng ta tự hỏi, tại sao Thiên Chúa chuẩn bị chờ đợi một thời gian qúa dài để đón nhận Đấng Cứu Thế xuống trần? Chúng ta không thể nào hiểu thấu ý định nhiệm mầu của Thiên Chúa. Thiên Chúa hằng hữu đi vào thời gian và không gian hữu hạn. Thiên Chúa luôn kiên trì chờ đợi sự tiến triển của con người. Tính theo thời gian năm tháng của đời sống con người trần thế thì qúa lâu dài. Đã có biết bao nhiêu dòng dõi nối nghiệp cưu mang sứ vụ đón nhận ơn cứu độ.
Thiên Chúa bước vào tiến trình lịch sử của một dân tộc và đồng hành từng bước cùng với sự u mê, ương ngạnh và dại khờ của con người. Thiên Chúa dõi bước qua mọi trạng huống thăng trầm của lịch sử. Chúng ta biết tâm hồn, tính tình và cõi lòng của con người đổi thay chẳng tốt lành gì. Kinh Thánh đã nêu danh một số vị tiêu biểu được Chúa chọn làm người lãnh đạo như vua Saulê, Đavít, Solômon và các vua kế vị, nhưng được mấy vị tốt lành và trung tín. Thiên Chúa ưu đãi và ban muôn ân phước lộc cho các vị lãnh đạo, nhưng hầu như vị vua nào cũng nhiều lần bị sa ngã phạm tội và rơi vào tham sân si của trần đời. Dân Riêng cũng đã nhiều lần quay lưng phản bội lại với Thiên Chúa để chạy theo tôn thờ các thần dân ngoại. Thiên Chúa luôn tín trung với lời đã hứa. Chúa kiên tâm chờ đợi. Chúa đánh phạt họ, rồi Chúa lại tha.
Chúa Giêsu dùng dụ ngôn dạy các tông đồ về sự kiên trì trong lời cầu nguyện, đừng khi nào chán nản: Chúa Giêsu dạy các ông phải cầu nguyện luôn, đừng ngã lòng (Lc 18, 1). Dụ ngôn nói về sự kiên tâm của người đàn bà góa trước quan tòa. Vì bà quấy rầy qúa, nên ông đã xét xử cho bà. Chúa dùng hình ảnh việc hầu tòa để nói về sự cầu nguyện luôn. Chúng ta cần kiên trì trong cầu nguyện. Có nhiều khi điều chúng ta xin hôm nay không được, ngày mai lại đổi sang lời cầu khác. Chúng ta muốn được Chúa đáp lời cho thỏa mãn các nhu cầu ngay lập tức. Đôi khi chính chúng ta cũng không biết mình cần gì hay xin gì cho phải lẽ. Mỗi lần cầu xin chúng ta kể ra một chuỗi dài những ơn cần thiết, nhưng chúng ta lại chẳng thiết tha chờ đợi. Nghĩ rằng cầu xin rồi, Chúa muốn ban hay không cũng chẳng sao. Có thể chúng ta cầu mà chưa được vì cầu xin không đúng cách. Chúng ta dễ chán nản trong lời cầu xin là thế!
Với tâm tình khoan dung nhân hậu, Chúa Giêsu dạy chúng ta cách cầu nguyện. Không lẽ nào Thiên Chúa không nhận lời chúng ta cầu xin, nếu chúng ta thiết tha kêu cứu đêm ngày: Vậy Thiên Chúa lại không minh xử cho những kẻ Người tuyển chọn, hằng kêu cứu với Người đêm ngày, mà khoan giãn với họ mãi sao? (Lc 18, 7). Đây là chìa khóa của việc cầu nguyện. Hãy tập trung tinh thần cầu nguyện kết hợp mật thiết với Chúa. Vì không phải xin nhiều hay nói nhiều là được nhiều. Chúng ta phải biết cầu xin và biết lắng nghe. Lời cầu cần sinh ích lợi cho phần rỗi của linh hồn của chúng ta. Nhìn lại cuộc đời, Chúa đã ban cho chúng ta nhiều hơn điều chúng ta mong ước cầu xin.
Cầu nguyện cần sự kiên trì. Kiên trì chờ đợi như người mẹ mang thai chờ đợi sinh con. Người mẹ không thể cắt bớt thời gian năm tháng phát triển của thai nhi trong cung lòng. Thời gian là nguồn ân phước để cưu mang và sinh thành. Cuộc sống của chúng ta cũng thế, thời gian và môi trường chung quanh vẫn cứ trôi. Mọi loài thụ tạo theo tiến trình tự nhiên cứ phát triển. Con người cần có sự kiên nhẫn đợi chờ trong tất cả mọi diễn tiến tự nhiên. Chúng ta không thể cắt bớt thời gian để tìm đạt kết qủa ngay. Người ta nói: Dục tốc bất đạt. Trong vấn đề cầu nguyện cũng thế, cầu xin là trải lòng ra một cách khiêm tốn để nhận biết thân phận yếu hèn, tội lỗi, thiếu thốn và bất xứng, xin Chúa đoái thương và ban ơn phúc.
Thánh Phaolô khuyên chúng ta hãy biết sống lời Chúa để sinh hoa trái trong cuộc sống đạo. Tất cả chân lý mạc khải về Thiên Chúa và vũ trụ con người đã được ghi chép trong Kinh Thánh: Tất cả Kinh Thánh đã được Chúa linh hứng, đều hữu ích để giảng dạy, biện bác, sửa dạy và giáo dục trong đàng công chính (2Tm 3, 16). Lời linh hứng sống động được truyền đạt qua bao đời. Giáo Hội có một kho tàng khôn ngoan vô giá là Thánh Kinh và Thánh Truyền. Sự khôn ngoan của Thiên Chúa được in ghi trong lịch sử cứu độ để giúp con người đạt tới cứu cánh của mình. Chúng ta không phải tìm nơi nguồn nào khác. Thánh Kinh giúp chúng ta tìm ra tận nguồn chân thiện mỹ.
Đừng ngại dùng Lời Chúa để rao giảng, thuyết phục và hướng dẫn. Phaolô đã nhấn mạnh: Con hãy rao giảng lời Phúc Âm, hãy xúc tiến việc đó, dầu thời thế thuận lợi hay không thuận lợi; hãy thuyết phục, hãy khiển trách, hãy khuyên lơn với tất cả lòng kiên nhẫn và quan tâm giáo huấn (2Tm 4, 2). Chúng ta không xấu hổ vì rao giảng lời Chúa. Không sợ hãi khi làm chứng nhân cho Chúa. Không hổ thẹn khi trưng dẫn lời Chúa. Chúng ta hãy can đảm đọc, lắng nghe và thực hành lời Chúa trong cuộc sống mỗi ngày.
Lạy Chúa, Chúa rất nhân từ và khoan dung đại lượng. Chúa chẳng bỏ rơi những ai chạy đến với Chúa xin ơn trợ giúp. Xin cho chúng con biết tín trung và bền vững dõi theo bước đường Chúa đã đi.
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
Bronx, New York.
October 19, 2013
Thái độ của chúng ta khi ta cầu nguyện (1) (Lc 18:1-8)
Thánh sử Luca kể lại hai dụ ngôn về cách chúng ta cầu nguyện: cách thứ nhất qua dụ ngôn về bà goá và người quan tòa bất lương (Lc 18:1-8); thứ hai qua dụ ngôn người biệt phái và người thu thuế (Lc 18:9-14); và hai dụ ngôn này dậy về thái độ của chúng ta khi ta cầu xin. Đây cũng là phần kết luận cho bài học mà Chúa Giêsu dậy chúng ta về đức tin trong chương 17. Hãy duyệt qua ba điểm sau đây: sự tình của bà góa, cách hành xử của quan tòa, và nghĩ về thái độ của chúng ta khi ta cầu nguyện.
Xã hội Trung Đông đề cao vai trò của nam giới! Hầu hết các công việc ngoài xã hội - từ buôn bán ngoài chợ cho tới văn phòng - vẫn còn do nam giới điều động cho đến ngày nay. Người đàn bà thuộc quyền sở hữu của đàn ông; khi còn là con gái thì thuộc về cha; khi lấy chồng thì thuộc về chồng; và nếu chồng chết mà con trai còn vị thành niên hay không có con trai thì người góa phụ đó không có người nam đứng ra thay mặt mình trong đời sống ngoài xã hội. Sự góa bụa cũng đồng nghĩa với hoàn cảnh của những người thấp cổ miệng bé - họ rất dễ bị xã hội áp bức và không có ai đứng ra bênh vực họ. Điều này không khác gì những người ở Việt Nam bị Cộng Sản đàn áp mà đã không hay chưa thể kháng cự lại.
Trong xã hội Do Thái, các Rabbi hay các luật sỹ thường là người đóng vai quan tòa để xử lý những tranh chấp trong xã hội địa phương. Chỉ những vấn đề có tầm vóc quan trọng thì mới cần đến tòa án và những tòa này đóng vai trò Tòa Án Tối Cao (Sanhedrin) như tòa đã xét xử Chúa Giêsu. Luật pháp thì đã được ghi chép trong Torah (năm quyển sách đầu của Cựu Ước) và những gì được truyền lại theo khẩu truyền hay truyền thống. Trong thời của Chúa Giêsu, người La Mã nắm toàn quyền về những tranh tụng ngoài đời và người Do Thái chỉ có quyền phán quyết về những gì liên quan tới Do Thái Giáo mà thôi. Vị thẩm phán trong dụ ngôn theo chương 18 của Thánh Sử Luca là một người chẳng biết sợ Thiên Chúa lại còn không kiêng nể ai khác cũng giống như Đảng Cộng Sản Việt Nam và những tay sai công an cán bộ, họ là những người chỉ biết xử lý theo quyền lợi của đảng hay của mình.
Bà góa trong dụ ngôn theo chương 18 của Thánh Sử Luca là người bị đặt vào hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan, và do đó bà đã quyết định liều chết cho đến cùng để tìm một giải pháp theo công lý cho những oan ức của mình. Người quan án, tuy dù chẳng biết sợ Thiên Chúa lại còn không kiêng nể ai khác, ông cũng phải nhượng bộ vì sự cương quyết của bà này; ông nghĩ rằng nếu ông không giải quyết vấn đề của bà góa này thì ông cũng sẽ bị bà làm mất mặt hay sỉ nhục trước công chúng. Nhiều khi chúng ta nghĩ rằng những vấn đề chúng ta cầu xin Chúa giải quyết chưa được Chúa trả lời; và nếu chúng ta có đủ lý do để tìm công lý trước tòa Chúa thì ta phải kiên trì nài van. Thiên Chúa là một thẩn phán chí công hay là một người cha mẹ sẽ không cho con mình con rắn khi nó xin con cá hay nó xin quả trứng mà lại cho nó con bọ cạp (Lc 11:5-13). Chúa Giêsu muốn rằng tất cả chúng ta hãy tin vào Chúa hoàn toàn và cứ cầu nguyện liên lỷ vì Thiên Chúa của chúng ta sẽ không như vị thẩm phán bất lương kia mà thiên hạ thường nghĩ.
LM JP Vũ Minh
*******************************
Our attitude when we pray (1) (Lk 18:1-8)
Saint Luke the Evangelist told us about two parables on the way we pray: the first one was in the parable of the widow and the unjust judge (Lk 18:1-8); the second one was in the next parable of the Pharisee and the tax collector (Lc 18:9-14); and these two parables taught us on our attitude when we pray. This also would be the conclusion on the lessons of faith mentioned in chapter 17. Let us review three points: the widow’s situation, the judge’s approach, and consequently on our attitude when we pray.
The Middle Eastern society was in favor of male gender. Most of the public activities - from the transactions in market place to clerical administration - have been in the hands of man to this present day. Woman are man’s possession; a young woman belongs to her father; she belongs to her husband when married; when her husband dies without having a son or having a son but he is still a juvenile then that woman will not have any male figure to represent her in public. Widowhood is synonymous to vulnerability; people in this condition are exposed to all kinds of exploitation by others and they have no one to defend them. This situation is almost like the circumstance of the people living in Vietnam, who are under the Communist’s oppression in all areas that they could not or were not yet able to stand up for themselves.
In Jewish society, the rabbis or scribes played the arbiter’s role in all litigations taken place in communal life. Only matters of great importance would be brought to court, and it would be the Supreme Court (Sanhedrin) such as it had judged and condemned Our Lord Jesus. In the time of Our Lord, the Romans were in control of all judicial matters and the Jews were only authorized to pronounce judgment in areas related to religious life. The Jewish laws were written in the Torah and all additional oral and living traditions. The judge in chapter 18 of Saint Luke’s, who neither feared God nor cared what people thought, would resemble the Communist regime in Vietnam. Through its cadres and polices, they rule the land in ways that only satisfied their own interests.
The widow in chapter 18 of Saint Luke’s was in between the devil and the deep sea; she has decided to seek justice for unjust treatments imposed upon her to the point of risking her life. The judge, even though he did not fear God or respected any human being, has gave in to the widow’s relentless badgering; he thought that if he did not render justice to the widow’s petitions, she might end up by giving him a black eye or shaming him in public. Many among us often thought that the problems we brought to God through prayer have not been answered. If we believed that our requests have sufficient merits then we must keep on praying. God is a just judge or a good parent; He would not give His children a snake when they ask for a fish, or hand them a scorpion when they ask for an egg (Lk 11:5-13). Our Lord Jesus wanted that we must be persisting in our prayer as we completely place our trust in God, because our God is not like that unjust judge as people have thought.
Rev. JP Minh Vũ
CÓ CÒN TIN KHÔNG?
Có biết bao nhiêu lời cầu xin diễn ra hằng ngày trong đời sống. Mỗi lời xin đều mang một nội dung nhất định. Bất kể là lời cầu xin tiêu cực hay tích cực, nhưng đã biết cất lời nài xin là đồng nghĩa với việc chân nhận bản thân bất toàn của mình. Vì còn thiếu nên tôi mới xin, còn khiếm khuyết, còn sơ suất… mới cần xin sự bù đắp, bỏ qua.
Không phải lời cầu xin nào cũng được chấp nhận và đáp ứng. Đơn giản vì nhân loại bất toàn như nhau, lấy đâu ra sự thiện toàn bù đắp phần thiếu sót? Đó là chưa kể đến việc con người bỏ qua, bưng tai bịt mắt trước những lời xin thống thiết của đồng loại. Nói gì đến việc tìm được công lý giữa thời đại tranh tối tranh sáng trà trộn này.
Có thể khẳng định, trần gian không bao giờ có công lý hoặc có chăng chỉ là dừng ở mức độ tương đối. Chỉ Thiên Chúa mới là sự thiện và là chân lý. Thế giới đã bị tục hóa, khi đồng tiền ngày càng bánh trướng thế lực của nó. Nơi nào tiền bạc được đặt lên vị trí ưu việt, nơi ấy càng không có sự tồn tại những lời cầu xin của kẻ nghèo hèn, thấp cổ bé miệng. Dường như vương quốc của người nghèo với những lời cầu xin chân thành, thống thiết của họ chỉ có nơi thiên quốc. Xã hội ngày càng bị tục hóa, người nghèo có khóc vậy hay khóc nữa thì cũng sẽ thế thôi, chẳng thay đổi được gì khi không có bạc tiền làm thay đổi vận mạng.
Thế giới có thể quên, nhân loại có thể vờ không biết nhưng Thiên Chúa thì hoàn toàn không phải vậy. Ngài thấu hiểu tận đáy tâm hồn mỗi người. Ngài biết hết mọi sự, Ngài cũng không hề bỏ qua bất kể lời cầu xin nào của nhân loại. Tình thương nhưng không vô biên của Thiên Chúa cao cả, mênh mông hơn đất trời, ngay cả khi con người không biết nài xin, Ngài cũng rộng tay ban phát thi ân. Luôn luôn đi bước trước trong tình yêu chính là đặc tính của Thiên Chúa.
Con người thực dụng, chỉ biết xin lợi ích cho bản thân mà quên đi Thiên Chúa và tha nhân. Thiên Chúa là Đấng giàu có vô cùng, Ngài không hề tính toán với nhân loại nhưng là một người Cha chí thánh, nhân lành, Ngài chỉ ban cho họ những gì giúp họ có được sự sống vĩnh cửu đời đời mà thôi.
Ban phát thi ân cho con người, Thiên Chúa không mất đi hay thiệt hại bản thân, bởi Ngài là Đấng Chủ tể muôn loài, là Đấng Tạo hóa toàn năng. Xin là bổn phận của nhân loại, nhưng ban phát là việc của Thiên Chúa. Nếu biết xin những gì làm đẹp lòng Thiên Chúa, thì còn lời cầu xin nào tinh tuyền hơn thế nữa.
Nhân loại lại không vậy, chỉ biết chăm lo lợi ích tư riêng. Một khi không được đáp ứng là quay ra oán trách Thiên Chúa và chối bỏ Người. Nhưng nếu nài xin mãi mà không được cũng khiến con người quay ra nghi ngờ, chán nản. Hiểu được giới hạn đó, Đức Giêsu đã khuyên dạy chúng ta biết kiên trì cầu nguyện. Dụ ngôn quan tòa bất chính và bà góa quấy rầy chính là bài học Ngài muốn gửi đến từng người. Cho dù gặp phải khó khăn gì, cũng cần phải tin tưởng, cậy trông vào Thiên Chúa. Kiên trì, tuyệt đối kiên trì cầu nguyện. Quan tòa bất chính kia, chẳng hề biết coi ai ra gì, vậy mà cũng xuôi lòng trước lời cầu xin của bà góa, với mục đích khỏi bị quấy rầy. (x Lc 18, 5). Còn Thiên Chúa hoàn toàn trái ngược, Ngài không thể bỏ qua một lời cầu xin nào của nhân loại chỉ vì quá yêu thương họ: “Chẳng lẽ Thiên Chúa lại không bênh vực những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người, dù Người có trì hoãn?” (Lc 18, 7)
Cái khó không hệ tại việc xin ơn và trao ơn, nhưng chính là lòng tin. Cuộc sống ngày nay đầy đủ, hiện đại quá, con người đâu cần Thiên Chúa, lấy gì có lời cầu nguyện, nài xin? Đây cũng chính là nỗi đau xé lòng: “Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?” (Lc 18,8)
Lạy Chúa, mải miết lo toan cuộc sống, dường như con đã chẳng còn biết nài xin, cầu nguyện, hay bởi quá kiệt sức vì chờ đợi nguyện xin mỏi mòn nên con cũng buông tay… để rồi con bị tham vọng cuộc sống làm lu mờ đôi mắt tâm linh, không còn nhận ra ân huệ cao vời của Thiên Chúa, những quà tặng nhưng không Ngài trao gửi từng phút từng giây. Dạy con cầu nguyện, không phải cần lời nguyện cầu của con nhưng chính là giúp con biết tín thác vào quyền năng và lòng thương xót của Ngài. Ý thức được như vậy, sao con còn mãi bấu víu vào thiên hạ, vào cuộc sống nay còn mai mất đời này để mà nài xin lòng thương hại cơ chứ? Xin giúp con, nếu có phải cầu xin, chỉ cần biết khẩn cầu một Thiên Chúa. Dẫu cho việc nài xin ấy có phải lặp đi lặp lại mọi ngày, cũng đừng nản chí, bởi chỉ mình Thiên Chúa, Đấng duy nhất có thể lấp đầy thiếu thốn cho con.
M. Hoàng Thị Thùy Trang.
MỘT NỀN TẢNG CỦA ĐỨC TIN: SỰ CẦU NGUYỆN
(Chúa Nhật XXIX TN C)
Sau khi lên các phương kế để dụ Tư Mã ý vào hang động Thượng Phương, Khổng Minh đã sai quân sĩ bịt kín cửa hang rồi dùng hoả công để tiêu diệt viên tướng tài của nước Nguỵ. Đang nắm chắc kết quả, một kết quả có thể xoay đổi tình hình thế sự thời tam quốc phân tranh lúc bấy giờ, hầu đưa nhà Thục thống nhất đất nước, thì bỗng một cơn mưa bất chợt đổ xuống dập tắt đòn hoả công của Khổng Minh và cứu sống Tư mã Ý. Khi ấy Khổng Minh đã than rằng: “Mưu sự tại nhân. Thành sự tại thiên”. Hai từ “trời định” mà dân gian thường dùng nói lên quan niệm về ý định của trời xanh đã chi phối cuộc nhân sinh một cách nào đó.
Niềm tin Kitô giáo cũng có cái nhìn về thiên mệnh nhưng hoàn toàn không theo kiểu thụ động, yếm thế. Chúng ta tin nhận thánh ý của Thiên Chúa, nhưng sự tin nhận này không loại bỏ vai trò của sự tự do mà Thiên Chúa tặng ban cho con người. Thiên Chúa không phải là một vị thần chuyên chế quyết định mọi chuyện thành bại hay được thua của con người. Cách riêng những sự tốt xấu theo chiều kích luân lý thì đều có sự tham gia của sự tự do của chính con người. Giáo lý Công giáo dạy rằng chỉ có hành vi nhân linh nghĩa là những hành vi bao hàm sự hiểu biết và tự do thì mới có giá trị luân lý. Tuy nhiên để đạt được những điều tốt đẹp, Kitô hữu tin rằng phải cần đến ân sủng của Thiên Chúa, Đấng là cội nguồn của mọi sự thiện hảo. Chúa Kitô đề cập đến chân lý này qua hình ảnh cây nho, cành nho và Người đã khẳng định: “Không có Thầy anh em chăng làm gì được”(Ga 15,5).
Sách Xuất hành tường thuật cuộc chiến giữa quân Israel và quân Amalếch. Trong khi tướng Giosuê đem quân đi giao chiến thì Môsê lên núi cầu nguyện. “Khi nào ông Môsê giơ tay lên, thì dân Israel thắng thế; còn khi ông hạ tay xuống, thì Amalếch thắng thế” (Xh 17,11). Dữ kiện này muốn nói rằng sự thắng thua của dân Israel là do bởi Thiên Chúa mà thôi. Chính vì thế nhất thiết cần phải gắn bó với Thiên Chúa, đặc biệt bằng sự cầu nguyện.
“Luật của cầu nguyện là luật của niềm tin” (lex orandi, lex credendi). Câu ngạn ngữ trên đã nói lên mối tương quan mật thiết giữa niềm tin với việc cầu nguyện, cầu nguyện riêng tư hay cầu nguyện công khai chính chính qua các cử hành Phụng Vụ. Dĩ nhiên nếu hiểu văn phong dụ ngôn thì chúng ta sẽ nhận ra ý nghĩa chính của câu chuyện dụ ngôn Chúa Giêsu kể về “ông quan toà chẳng sợ Thiên Chúa mà phải chào thua sự lì lợm của một bà goá”(x.Lc 18,1-8). Ý nghĩa của câu chuyện dụ ngôn đã được thánh sử Luca nói ngay đầu đoạn tin mừng đó là “để dạy các môn đệ phải cầu nguyện luôn, không được nản chí” và cái lý do được nêu lên ở câu cuối đó là lòng tin.
Một vấn nạn: “Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?”(Lc 18,8). Câu than thở của Chúa Kitô khiến chúng ta phải giật mình và cảnh tỉnh. Khi nhân loại ngày càng văn minh tiến bộ, khi nên công công nghệ ngày càng tinh xảo và tân kỳ, thì dường như sự tự cao tự đại đang ngày càng xuất hiện dưới nhiều hình thức. Dù nhiều người với cái thói kiêu căng cho rằng ‘bàn tay ta làm nên tất cả…” đã từng “trắng mắt ra” khi đối diện với những nghịch cảnh vượt quá sức mình, thế nhưng vẫn còn đó những hình thái ngông nghênh cao ngạo bằng sự độc tôn, độc đoán, độc quyền, chuyên chế… Những hình thức tự tôn vinh, thần thánh hoá bản thân hay tập thể của mình lên hàng muôn năm hay bất diệt vẫn còn nhan nhãn đó đây. Một khi sự tự tin đã biến thành sự tự tôn thì lòng tin vào Đấng Tối cao sẽ suy giảm và rồi sẽ biến mất. Khi con người đã không còn tin vào Đấng Tối cao thì chắc chắn sẽ làm được sự gì tốt đẹp đúng nghĩa. Như thế, lòng tin hay đức tin, nói theo ngôn ngữ Kitô giáo, chính là nền tảng của mọi thành quả tốt đẹp mà con người đạt được.
Kitô giáo luôn khẳng định rằng tin là đón nhận Thánh ý Thiên Chúa và dấn thân hết mình để sống theo thánh Ý đã lãnh nhận. Hai mẫu gương lớn của lòng tin thường được giáo hội nói đến đó là Tổ phụ Abraham và Mẹ Maria. Đang là người sinh sống bằng nghề chăn nuôi súc vật thế mà Abraham đã can đảm vâng nghe lời Thiên Chúa mời gọi lên đường đi đến nơi chưa từng biết. Nếu nơi ấy là nơi thiếu cỏ hay thiếu nước thì việc chăn nuôi sẽ phá sản. Tuổi đã cao, người phối ngẫu đã qua thời sinh nở thế mà Abraham vẫn vâng lệnh Thiên Chúa để hiến tế người con trai duy nhất, kẻ sẽ nối dõi tông đường, người sẽ giúp ông tránh được sự bất hiếu với tổ tiên. Khi đón nhận và “xin vâng” như lời sứ thần truyền thì Mẹ Maria đã chấp nhận sự hiểu lầm của người bạn đời, Giuse và chấp nhận cả cái án hình bị ném đá theo luật bấy giờ.
Làm sao có thể đón nhận và thực thi Thánh ý Chúa nếu chúng ta không gặp gỡ và lắng nghe Người phán dạy? Và làm sao chúng ta có thể gặp gỡ Thiên Chúa nếu không chuyên chăm cầu nguyện? Cầu nguyện là nâng tâm hồn lên, gặp gỡ Thiên Chúa, kết hiệp với Người, lắng nghe Người phán dạy để rồi can đảm thực thi. Cầu nguyện là cách thế biểu lộ niềm tin và cũng là phương thế củng cố niềm tin. Vì chúng ta tin nên chúng ta cầu nguyện. Nhờ chúng ta cầu nguyện nên niềm tin của chúng ta được củng cố.
Ai có thể tự hào rằng mình đã vững vàng trong đức tin? Ai có thể tự nhận rằng mình sẵn sàng hy sinh mạng sống để thực thi giới luật yêu thương Chúa Kitô truyền dạy? Ngoại trừ các thánh nhân, có thể nói chúng ta, từ người giáo dân hèn mọn đến vị mục tử trọng chức, thảy đều non kém đức tin, chưa dám xả thân, hiến mình để sống yêu thương đến cùng. Chính vì thế việc chuyên chăm cầu nguyện là điều như tất yếu. Tuy nhiên cần khẳng định rằng cầu nguyện không phải là để bắt Chúa thực hiện ý muốn của chúng ta, nhưng là để chúng ta biết cách thực thi thánh ý Chúa, nghĩa là để sống đức tin. Và xin đừng quên đức tin chính là chìa khoá dẫn chúng ta đến sự sống đời đời.
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XXIX TN ( C) ( Lc 18,1- 8)
ĐỪNG THẤT VỌNG !
Vâng ! Kính thưa quý vị, có thể nói chủ đề Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay, là một chủ đề khá quan trọng đối với phạm vi đức tin. Theo đó, câu Lời Chúa quan trọng nhất của đoạn Tin Mừng hôm nay chính là câu cuối( Lc 18, 8b).” ... Khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy LÒNG TIN trên mặt đất nữa chăng? ”
Vâng ! Thiên Chúa vốn dĩ là một mầu nhiệm, nên chi, không ai biết về Thiên Chúa, nếu Thiên Chúa không mặc khải cho, vì vậy, cầu nguyện không phải chỉ là xin ơn vật chất, mà chính là lúc phàm nhân bày tỏ sự đáp trả ơn mặc khải từ Thiên Chúa một cách khiêm tốn và trung thành, từ đó , khi cầu nguyện, chính là lúc phàm nhân “trả nợ “ cho Thiên Chúa ,vì họ đã “mắc nợ” Thiên Chúa. Chứ không phải Thiên Chúa mắc nợ chúng ta.
Hiểu như vậy, người ta sẽ không nản chí khi cầu nguyện, trái lại, cầu nguyện là bổn phận tâm linh, vì cầu nguyện là nâng tâm hồn lên để kết hiệp cùng Thiên Chúa là Cha nhân từ. Mặc nhiên, khi con người được kết hiệp cùng Thiên Chúa, thì họ không còn cần đến nhu cầu theo ý họ. Mà là chính Thiên Chúa mới thật là nhu cầu thiết yếu của họ.
Trở lại đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã dùng dụ ngôn của phàm nhân, có nghĩa là cách đối xử của phàm nhân mà dẫn chứng về Nước Trời. Chúa Giêsu bảo: “ đừng nản chí khi cầu nguyện” (c 1). Ông quan tòa chiếu cố đến bà góa, không phải vì ông ta tốt, mà là vì bà góa kiên trì. Một sự kiên trì dai dẵng đã làm cho quan tòa phải thực hiện lời yêu cầu của bà góa.
Như vậy , qua dụ ngôn : ” quan tòa bất chính và bà góa quấy rầy” (Lc 18, 1-8), Chúa Giêsu đã mặc khải cho chúng ta biết sự kiên trì cầu nguyện. Vì Thiên Chúa sẽ bênh vực kẻ cậy trông Ngài, dù Thiên Chúa có trì hoãn. (c7).
Và tại câu (8a), Chúa Giêsu đã khẳng định: “Thầy nói cho anh em biết, Người sẽ mau chóng bênh vực họ”. Tại sao? Thưa quý vị, thưa vì chính Người là Thiên Chúa, một lý do đơn giản như vậy.
Nhưng vấn đề là: “... Khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?” (c 8b). Vâng, Chúa Giêsu đã nhìn thấy trước vấn đề về “ đức tin” của con người, và Người đã cảnh báo. Có nghĩa là lòng tin của phàm nhân sẽ giảm sút đến độ không còn, nếu họ chạy theo vật chất và nhu cầu trần thế hơn nhu cầu thiêng liêng. Đó là điều đáng buồn, vì chính Chúa Giêsu đã cảnh báo như thế. Đây cũng chính là trọng tâm mà Đức Benedicto XVI đã ban hành “NĂM ĐỨC TIN” vậy. Đức Nguyên Giáo Hoàng đã tâm niệm và ấp ủ câu Lời Chúa nầy để cho ra đời năm ĐỨC TIN. Có nghĩa là “năm cầu nguyện” cho Đức Tin được bền đỗ.
Như vậy, nhân ngày KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO, chúng ta cầu nguyện cho Giáo Hội trung tín tiến bước theo Chúa Kitô một cách trọn vẹn hơn nữa trong mọi sự như ý Chúa muốn. Muốn vậy, từng Kitô hữu một phải kiên tâm cầu nguyện, để kết hiệp cùng Thiên Chúa trong mọi thời gian hầu vững tin vào Lời Chúa Giêsu, Đấng là Đường là Sự Thật và là Sự Sống.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã dạy chúng con cầu nguyện và kiên trì cầu nguyện, xin cho chúng con biết thực thi Lời Chúa dạy, để Thiên Chúa là Đấng Hằng Hữu mưu ích cho phần thiêng liêng của chúng con cho tới ngày Chúa lại đến ./. Amen
20/10/2013
P. Trần Đình Phan Tiến ( Bước Theo)
SUY NIỆM CHÚA NHẬT 29 NĂM C-Lc 18,1-8
CẦU NGUYỆN TÍN THÁC VÀ KIÊN TRÌ
Ai cũng biết mỗi một tôn giáo đều có cách thức cầu nguyện riêng, phù hợp với gíao lý của mình. Là người Công giáo, ai mà không biết hoặc đã từng được dạy về cầu nguyện. Hằng ngày trong các sinh hoạt Giáo xứ, Hội đoàn, các gia đình luôn có những giờ cầu nguyện. Thánh Vịnh 63 dạy:
“Lạy Thiên Chúa, Ngài là Chúa con thờ,
ngay từ rạng đông con tìm kiếm Chúa.
Linh hồn con đã khát khao Ngài,
tấm thân này mòn mỏi đợi trông,
như mảnh đất hoang khô cằn, không giọt nước.
Nên con đến ngắm nhìn Ngài trong nơi thánh điện,
để thấy uy lực và vinh quang của Ngài.
Bởi ân tình Ngài quý hơn mạng sống,
miệng lưỡi này xin ca ngợi tán dương”
Thi sỹ công giáo Hàn Mặc Tử với những vần thơ trong nỗi đau về thể xác cũng đã thốt lên:
“Trăng! Trăng! Trăng! Là trăng, trăng, trăng!
Trăng sáng trăng sáng khắp mọi nơi
Tôi đang cầu nguyện cho trăng tôi
Tôi lần cho trăng một tràng chuỗi
Trăng mới là trăng của rạng ngời”
(Trăng vàng trăng ngọc-Hàn Mặc Tử)
Lời cầu nguyện của kẻ thấp hèn
Hình ảnh người đàn bà góa là biểu tượng cho những con người cô thân cô thế, những người mà kinh thánh hay nhắc tới như là: “những người nghèo của Gia-vê”, lời cầu khẩn của bà đã bị viên Quan Tòa bỏ ngoài tai. Bà thấp cổ bé họng, kêu đâu cũng chẳng thấu. Bà làm tất cả và với một lòng kiên trì, không ngã lòng trông cậy. Vị Thẩm phán lẽ ra với nhiệm vụ của mình, ông phải lắng nghe và giúp đỡ cho bà góa này. Viên Thẩm phán quá sức bất công khi ông chẳng kính sợ Thiên, cũng không xem ai ra gì.
Thế nhưng: “nước chảy đá mòn”, bà góa nghèo thay vì bỏ cuộc thì lại đeo bám cho đến cùng. Bà không nản chí, không kiêu căng tự phụ trước thái độ lạnh lùng của vị Thẩm phán bất công. Cuối cùng bà đã được toại nguyện, viên Quan tòa bất chính buộc phải xử kiện cho bà, hay nhận lời kêu xin của bà.
Thiên Chúa trung thành với lời Người đã hứa
Với Kinh Lạy Cha, Chúa Giê-su dạy các môn đệ cầu nguyện, nhưng phải kiên trì và tín thác. Không phải một sớm một chiều, cũng không theo ý muốn của ta. Vị Quan tòa không ngay thẳng rõ ràng không mến yêu Thiên Chúa, cũng không yêu thương gì anh em đồng loại. Động lực thúc đẩy ông ra tay giúp đỡ chính là vì bà này cứ đến quấy rầy mãi. Ông giải quyết cho bà bởi vì bà cứ tới mãi và đã làm ông chấp nhận dù là cực chẳng đã. Nếu hình ảnh vị Quan tòa này để chỉ về Thiên Chúa, thì phải hiểu sao cho khỏi bị méo mó. Con người của vị Thẩm phán không có chi là tốt đẹp, bất chính, không sợ Thiên Chúa cũng không tôn trọng ai, rõ ràng ông ta xấu xa vô cùng. Thế mà, ông đã phải nghe lời van xin của một người đàn bà góa tầm thường trong xã hội Chúa Giê-su. Từ đó, mỗi người mới có thể hiểu hình ảnh của một Thiên cao cả, quyền năng, tình thương biết là dường nào. Ngài tốt lành vô cùng, Đấng thấu suốt mọi nơi bí ẩn sẽ trả công và nhậm lời những ai thành khẩn van xin Ngài. Một lối ẩn dụ quá mạo hiểm để qua đó cho thấy Thiên Chúa sẵn sàng và trả lời cho những ai dẻo dai trong vóc sức, nổ lực trong niềm tin, và tín thác trong sự quan phòng của Ngài, sẽ được Ngài nhậm lời.
Tấm gương về sự kiên trì cầu nguyện
Như Môsê quì giang tay suốt ngày cầu nguyện cho dân Do thái thắng trận, như bà goá suốt bao ngày tháng cầu xin quan toà minh xét cho bà, như thánh Mônica ròng rã 20 năm trường cầu nguyện cho người con là Augúttinô trở lại, chúng ta hãy cầu nguyện liên tục và bền chí, không hề nhàm chán, cả khi xem ra Chúa ngoảnh mặt làm ngơ.
Lạy Chúa xin cho con biết cầu nguyện trong tin tưởng để luôn một dạ sắt son, vâng theo thánh ý Chúa cho tới trọn đời. Amen.
Lm Giacobe Tạ Chúc
LIÊN LỈ QUẤY RẦY (CN XXIX/TN-C – CN TRUYỀN GIÁO)
Trước đây, Đức Ki-tô đã kể dụ ngôn “Người bạn quấy rầy” (Lc 11, 1-13) nói về một người bạn đến xin bạn bánh vào nửa đêm. Trong bài Tin Mừng hôm nay (CN.XXIX/TN-C – Lc 18, 1-8), Người lại kể một dụ ngôn về “quấy rầy”. Chuyện lần này không phải là bạn bè ngang vai phải lứa quấy rầy nhau, mà là chuyện một bà goá quấy rầy một ông quan toà. Quan hệ hai bên là quan hệ giai cấp, giữa một bên là giai cấp thống trị và bên kia là giai cấp bị trị. Không có chuyện bạn bè nể tình nhau, và đối tượng bị quấy rầy lại là kẻ “chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì” (Lc 8, 2). Vậy mà cuối cùng cũng đành thua cái đức “lì” của bà goá.
Trong xã hội Do thái thời đó, các bà goá thường bị xã hội đối xử bất công, bị ức hiếp, bóc lột tàn tệ. Chạy đến với quan toà vì bà nghĩ quan toà là những người chuyên xử án công minh và sẵn sàng bênh vực những kẻ cô thế, cô thân. Nhờ niềm tin ấy, bà hy vọng sẽ đạt được ước nguyện, vì thế, bà kiên trì đến cầu xin người mà bà tin sẽ cứu giúp mình. Bà đã thành công nhờ đã hết lòng tin tưởng vào quan toà và liên lỉ “quấy rầy”. Mấu chốt vấn đề chính ở điểm này: Với một quan phụ mẫu bất lương như thế, nhưng nhờ lòng tin và nhất là sự bền lòng liên tục “quấy rầy” của bà goá, việc bà kêu xin rốt lại cũng được giải quyết. Ngụ ý trong dụ ngôn này đã nổi bật: "Anh em nghe quan toà bất chính ấy nói đó! Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người sao?” (Lc 18, 6-7).
Cả hai dụ ngôn (“Người bạn quấy rầy” và “Quan toà bất chính và bà goá quấy rầy”) đều ngụ ý răn dạy: "Cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở ra cho. Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì sẽ thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở ra cho" (Mt 7, 7-8). Quả thật, khi xin ai một điều gì thì phải biết nhìn lại mình xem có thực sự là thiếu thốn, nghèo đói hay không và nhất là có thực sự tin tưởng vào người mà mình muốn cầu xin hay không. Một cách cụ thể khi cất tiếng cầu xin Thiên Chúa thì không những cần phải có đức tin vững mạnh, mà đồng thời còn phải biết nhìn lại con người tội lỗi, bất toàn của mình, mà cầu xin ơn tha thứ trước khi xin những ơn khác. Ấy là chưa kể khi cầu xin thì không chỉ cầu xin cho bản thân mà còn phải biết cầu cả cho những “người thân cận” trong khắp tứ phương thiên hạ.
Nói cầu xin Thiên Chúa tức là nói đến cầu nguỵên. Thật vậy, phải hết lòng tin tưởng vào Đấng Công Chính mới liên lỉ cầu nguỵên. Dạy môn đệ phương cách kiên trì cầu nguyện, nhưng đến câu kết thúc, Đức Giê-su lại nói: “Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?” (Lc 18, 8). Thật chua xót khi Người nói câu này lại là Người hiện diện trên mặt đất với mục đích thắp sáng lại niềm tin đã bị lu mờ của nhân loại. Con Người ấy, từ cuộc sống vật chất đạm bạc nơi một làng quê hẻo lánh, đến cuộc sống tinh thần vô vàn phong phú bởi những Lời giảng dạy, những câu chuyện kể, những việc làm, thậm chí đến hy sinh cả tính mạng, chỉ nhằm mục đích củng cố lại niềm tin cho loài người để tiến tới mục đích tối hậu là cứu độ nhân loại cho khỏi sự chết đời đời. Con Người kỳ vĩ ấy chính là Con Thiên Chúa, là Thiên Chúa thật, đã đến thực thi sứ mệnh như vậy đó, nhưng những người được gặp, được tiếp xúc, được dạy dỗ… đã đón tiếp như thế nào, để đến độ Người phải thốt lên câu nói chua xót như vậy? Và quả nhiên đó là một lời tiên tri, bởi cho đến ngày hôm nay, số người được nghe lời chân lý vẫn chỉ là một thiểu số khiêm nhường so với con số người chưa được nghe rao giảng. Ngay trong số những người đã được nghe, được biết Tin Mừng cứu độ, thì chẳng hiểu những người thực lòng tin tưởng có được là bao nhiêu phần trăm?
Rõ ràng, Đức Giê-su Ki-tô đã dùng những hình ảnh thật quen thuộc, thật gần gũi và rất hiện thực trong cuộc sống đời thường để dạy dỗ các tín hữu, nên mới nói đến sự quấy rầy khi cầu xin để đạt hiệu quả. Thiên Chúa không phải là người bị quấy rầy trong dụ ngôn “người bạn quấy rầy”, lại càng không phải là nhân vật quan toà bị quấy rầy trong dụ ngôn “quan toà bất chính và bà goá quấy rầy”. Tấm lòng Người Cha Nhân Hậu luôn rộng mở đối với con cái, chưa cần nghe lời cầu xin thì Người đã sẵn lòng minh xét, ban phát ân huệ. Thật vậy, “Người không coi thường lời khấn nguyện của kẻ mồ côi, hay tiếng than van của người goá bụa” (Hc 35, 14).
Duy chỉ có một điều là con cái tội lỗi, bất toàn, có thực lòng ăn năn, thực lòng tin, thực lòng cầu xin hay không, mà thôi. Lời dạy “kiên trì quấy rầy” của Người là muốn các tín hữu kiên trung trong đức tin và liên lỉ trong việc “nâng tâm hồn và trí khôn lên với Thiên Chúa” (cầu nguỵên). Bởi cuộc sống trần thế có muôn vàn khó khăn, thử thách lòng tin của con người, nên phải vững vàng trong đức tin trước đã, nhiên hậu mới nói đến kiên trì cầu nguyện. Và như thế thì còn lo gì “Thiên Chúa lại không minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người sao?” (Lc 18, 7), chẳng lẽ con cái lâm cảnh khốn cùng đến cầu xin mà Người Cha Nhân Hậu lại ngoảnh mặt làm ngơ không ban những của tốt lành sao? (Lc 11, 13).
Bài học về “kiên nhẫn cầu xin” đã sáng tỏ, nhưng còn vấn đề tại sao Giáo Hội lại để bài Tin Mừng này vào Chúa nhật Truyền Giáo? Cũng đã có những ý kiến cho rằng không lẽ Truyền Giáo lại là đi cầu xin những người “chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì” (Lc 8, 2) sao? Mới nghe qua vấn nạn này thì thấy có lý, nhưng suy nghĩ cho thấu đáo thì sẽ thấy ngụ ý trong dụ ngôn hôm nay mới thực sự là vấn đề cốt tuỷ của Truyền Giáo. Truyền giáo ư ? Chắc cũng không cần phải định nghĩa lại việc truyền giáo, vì nó là sứ vụ duy nhất, nhất quán của Giáo Hội, của mỗi Ki-tô hữu (“Hoạt động truyền giáo không gì khác hơn, cũng không gì kém hơn là biểu lộ hoặc bày tỏ ý định của Thiên Chúa và hoàn tất ý định đó nơi trần thế và trong lịch sử thế trần, chính trong lịch sử này mà Thiên Chúa hoàn thành lịch sử cứu rỗi một cách rõ rệt nhờ việc truyền giáo.” – Sắc lệnh “Truyền Giáo”, số 9)
Sứ vụ chỉ có một, nhưng thể hiện ra bằng việc làm, bằng hành động thì muôn màu muôn vẻ, không nhất thiết phải cứ thế này hay thế khác. Hoạt động truyền giáo không chỉ giới hạn trong việc "giảng đạo" (như trước đây ở Việt Nam vẫn có quan niệm như vậy, và do đó mà cho rằng chỉ có các linh mục, tu sĩ, các vị thừa sai... mới được giảng đạo, còn giáo dân thì chỉ việc nghe và chấp hành). Công việc truyền giáo cũng ví như các cành nho (Ki-tô hữu) hút nhựa từ thân cây nho (Đức Giê-su Ki-tô) và có bổn phận phải trổ sinh hoa trái. Chính vị sứ giả truyền giáo vĩ đại Giê-su Ki-tô cũng nhiều lần răn dạy môn đệ: “Thầy là cây nho, anh em là cành” (Ga 15, 5), "Chính anh em là muối cho đời… Chính anh em là ánh sáng cho trần gian” (Mt 5, 13-14). Là cành nho mà không trổ sinh hoa trái, là muối mà nhạt nhẽo, là ành sáng mà lu mờ (như “đèn để trong thùng”), thì liệu công việc có đạt hiệu quả không?
Với nhãn quan truyền giáo đó, nhìn lại dụ ngôn “Quan toà bất chính và bà goá quấy rầy” sẽ thấy nổi bật 2 điểm: Kiên trì cầu nguyện và khiêm nhường chịu lụy. Cầu nguyện là nâng tâm hồn và trí khôn lên với Thiên Chúa (“tâm hồn” chính là tấm lòng “mến Chúa yêu người”, còn “trí khôn” là phải xét xem mình sẽ xin những gì, những điều xin ấy có lợi cho riêng mình đã đành, nhưng có mưu ích cho người khác hay lại làm hại người khác (“ích kỷ hại nhân”)? Ngoài ra, nếu đời sống tâm linh của người truyền giáo được cắm rễ sâu trong hoạt động cầu nguyện hy sinh (khiêm nhường chịu luỵ), thì mọi việc làm đều có giá trị truyền giáo, đều có khả năng làm cho người khác nhận biết Chúa và đem lại rất nhiều lợi ích cho các linh hồn. Nhờ thế, nhìn thấy gương cầu nguyện, gương hy sinh của những người truyền giáo, người ta sẽ được đánh động, được cảm hoá.
Cứ nhìn lại gương các Tông đồ trong Giáo Hội tiên khởi thì đủ rõ. Trước ngày lễ Ngũ Tuần, hoạt động truyền giáo của các ngài vẫn chưa thật sự thăng hoa. Sau khi Chúa về Trời, “Tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy người phụ nữ, với bà Ma-ri-a thân mẫu Đức Giê-su, và với anh em của Đức Giê-su.” (Cv 1, 14), và đến ngày Lễ Ngũ Tuần thì Thần Khí Chúa hiện xuống và kết quả là các ngài đã trở thành những nhà Truyền Giáo kiệt xuất. Các ngài không chỉ trở nên những người loan báo Tin Mừng Cứu Độ bằng phong cách rao giảng tuyệt vời, mà còn bằng cuộc sống khiêm nhường chịu luỵ đến độ hy sinh cả tính mạng mình làm chứng nhân anh hùng cho Cứu Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh.
Trên cánh đồng Truyền Giáotoàn cầu, các Tông đồ tiên khởi đã minh chứng rõ ràng đức tính căn bản của truyền giáo là kiên trì cầu nguỵên và khiêm nhường nhẫn nhục. Cách riêng, trải dài theo lịch sử Giáo Hội Việt Nam, các giáo sĩ và giáo dân trong vai trò rao giảng Tin Mừng Cứu Độ, đã gặp không ít những đối tượng cỡ như viên quan toà “chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì”. Nếu các ngài không kiên trì nhẫn nhục, thì liệu có được cánh đồng màu mỡ như ngày nay không? Nếu các ngài không liên lỉ cầu nguyện và hy sinh thì có được kết quả 130.000 anh hùng tử vì đạo với 117 vị được tuyên phong hiển thánh hay không?
Tóm lại, tính chất “duy nhất, thánh thiện và tông truyền” của Giáo Hội Công Giáo đã có được vì noi gương truyền thống các Tông đồ tiên khởi (TÔNG TRUYỀN) sống hịêp thông (DUY NHẤT) trong tôn chỉ cầu nguyện (THÁNH THIỆN), nên có thể khẳng định Giáo Hội là “một-cộng-đồng-hiệp-thông-và-truyền-giáo”, vì “Sự hiệp thông và việc truyền giáo gắn liền với nhau, xâm nhập và quấn quít nhau và đã trở nên như nguồn mạch, và là hoa trái của việc truyền giáo. Hiệp thông là truyền giáo, và truyền giáo có mục đích thể hiện sự hiệp thông. Chính một Chúa Thánh Thần kêu gọi và hiệp nhất Giáo Hội và sai Giáo Hội đi rao giảng Phúc âm "khắp trên mặt đất" (Acts. 1, 8).” (Tông Huấn “Ki-tô hữu Giáo dân” – Ch. III, số 32).
Ôi! Lạy Chúa Ki-tô! Xin cho con trưởng thành trong việc cầu nguyện. Xin đừng để đời sống tâm linh của con bị xói mòn, kém phát triển vì cách cầu nguyện ấu trĩ và nhất là đầy ích kỷ của con. Xin dạy con biết cầu nguyện, biết sống khiêm nhường nhẫn nhục trước mọi nghịch cảnh như những thử thách trui rèn cho sứ vụ Truyền Giáo mà Chúa đã trao cho con khi con được nhận lãnh Bí tích Thánh Tẩy (tham dự vào 3 chức vụ của Chúa: “ngôn sứ, tư tế, vương giả”). Ôi! Lạy Chúa!
Cúi xin Chúa ban Thần Khí Tình Yêu cho con để con không chỉ cầu nguỵên cho riêng mình, mà là cầu cho cả những “người thân cận” của con trên khắp năm châu bốn biển, như xưa Chúa đã dạy con cầu nguyện bằng kinh Lạy Cha. Amen.
JM. Lam Thy ĐVD.
|
|