dongcong.net
 
 


Đại lễ Giáng sinh Năm C
(Dec. 25, 2015)

Lc 1,

Lễ Mừng Chúa Giáng Sinh  C  25-12-2015
Đêm An Bình! Đêm Gặp Gỡ Yêu Thương (Lc 2,1-14)

Tại Châu Phi, Châu Á, có hàng trăm triệu người bỏ nhà không vườn trống, bỏ nghề nghiệp tổ tiên để tha phương cầu thực. Họ chen chân đến những thành phố lớn để xin ăn, để bán sức lao động với giá rẻ mạt. Những tên lửa, những con tàu vũ trụ, những vệ tinh đã thoát khỏi trọng lực của trái đất để bay lên, nhưng những trọng lực khác như bạo lực, hận thù, bất công, tệ nạn, bệnh tật, lòng ích kỷ xem ra càng ngày càng kéo con người và các dân tộc xuống bùn đen, vực thẳm.

Trong những ngày ấy, khoa học và kỹ thuật không ngừng phát triển, để phát minh ra những quyền lực mới. Thí dụ quyền lực thông tin! Chỉ trong vài giây, thông tin chạy cùng khắp trong năm châu bốn biển. Quyền con người đã phát động ý thức toàn cầu. Những sáng kiến nhân đạo, tình liên đới đã vược qua các đại dương và sa mạc. Một thời đại mới mang bộ mặt con người đang loay hoay tìm cách sinh thành. Trong những ngày ấy, khi màn tối âm u còn che phủ thế giới, Thiên Chúa đã mặc xác phàm và sinh ra để ở giữa con người như một Mặt Trời mọc giữa đêm đen. Thật vậy, Mặt Trời đã mọc giữa một đêm đông lạnh giá, hầu mang lại ánh sáng, niềm vui, và bình an đến cho nhân loại. “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương”. Tiếng hát thiên thần đã loan báo tin vui cho nhân loại được thấy và nhận ra một Hài Nhi bé bỏng đã được sinh ra cho chúng ta. Hài Nhi đó là Cứu Chúa, là Đấng Em-ma-nu-el. Thiên Chúa ở giữa loài người. Một niềm vui lớn đã vỡ oà trong đêm Giáng Sinh. Người lớn cũng như trẻ nhỏ đều hân hoan đón mừng.

Công Đồng Va-ti-ca-nô II trong Hiến chế “Vui mừng và hy vọng” đã cho chúng ta biết: “Thiên Chúa nhập thể là vì Ngài muốn sống cuộc sống nhân loại, để hành động với bàn tay nhân loại, để suy tư với một khối óc nhân loại, để yêu thương với một trái tim nhân loại. Tóm lại, Chúa nhập thể và nhập thế chỉ vì Ngài yêu thương nhân loại.” Nói đến tình yêu là nói đến gặp gỡ. Gặp gỡ ngoài đường, ngoài chợ chưa đủ. Gặp gỡ trong quán ăn, trong tiệm giải khát, trong những cuộc vui chơi... cũng chưa đủ. Phải gặp gỡ tha nhân nơi chính họ sinh sống, nơi công xưởng làm việc, trong làng mạc, trong xứ sở của họ, và khẩn thiết hơn nữa là gặp gỡ những con người bất hạnh, những con người bị xã hội bỏ quên, những mảnh đời cùng đinh nghèo khổ, cơ bần. Vì tình yêu trọn vẹn đòi hỏi phải gặp gỡ tha nhân trong chính cuộc đời của họ đang là... đang có.

Đàng khác, nói đến tình yêu là phải nói đến chia sẻ: chia sẻ một tấm bánh, một ly rượu chưa đủ. Chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn, niềm âu lo, suy tư cuộc sống... vẫn chưa đủ. Nhưng là chia sẻ với tất cả tình yêu thương phát xuất từ một trái tim đến trái tim, cùng đồng lao cộng khổ với mọi anh chị em chung quanh mình. Nói cách khác, Chúa Giêsu tiếp tục nhập thể nơi người anh chị em, và Ngài tiếp tục nhập thể nơi chính mỗi người Kitô hữu chúng ta hôm nay. Ngài mời gọi chúng ta cộng tác với Ngài, hay đúng hơn, Ngài muốn thể hiện tình yêu của Ngài qua mỗi người chúng ta. Ngài cần đến đôi tay chúng ta để phục vụ. Ngài cần đến môi miệng chúng ta để nói lời động viên an ủi. Ngài cần đến con tim và trí hiểu chúng ta để sống tình liên đới yêu thương. Ngài cần đến đôi chân chúng ta để đến với mọi người, không phân biệt kỳ thị, chúng tộc, giai cấp.

Hôm nay chúng ta mừng lễ Chúa Giáng Sinh, chúng ta hiểu, sống và thực hiện bài học Giáng Sinh, đó cũng là cách chúng ta nhập cuộc vào sự liên đới với nhau và với mọi người. Chúa đã nhập cuộc, Chúa đã vào đời và Ngài đã mời gọi chúng ta cùng với Ngài vào đời, nhập cuộc để đem ánh sáng đến cho những người đang tìm kiếm ánh sáng. Đem hy vọng đến cho những tâm hồn đang sống trong thất vọng. Đem sức sống đến cho những ai không còn thiết tha muốn sống. Đem yêu thương đến cho những ai đang thiếu vắng tình thương, đang cần được sưởi ấm bằng tình người.

Lạy Chúa là nguồn ánh sáng thật, xin đến chiếu soi vào cuộc đời tăm tối của chúng con, và xin soi dẫn cho chúng con biết tìm đường về với Chúa Cha là nguồn hạnh phúc đích thực.

Sr. GM Lệ Tâm

 

BAO MÙA GIÁNG SINH 2012… 

Năm nào cũng vậy, cứ đến độ mùa đông về, hầu hết khắp mọi nơi trên hoàn vũ người người nô nức đón chào lễ Giáng sinh. Không biết từ bao giờ, Giáng sinh đã trở thành một lễ hội lớn trong nhân loại, không phân biệt tôn giáo, sắc tộc, giai cấp… Giáng sinh chính là niềm vui lớn của nhân loại. 

Lễ Giáng sinh hay Noel, Emmanuel, Christmas cũng chính là lễ kỉ niệm Chúa Giêsu sinh ra đời, mang niềm vui, niềm hy vọng đến cho nhân loại. Theo dòng lịch sử, con người đã trông chờ một Đấng Cứu thế đến thay đổi bộ mặt trái đất, giải thoát họ ra khỏi ách kìm kẹp, đô hộ, áp bức của thế lực sữ dữ, bóng tối và sự chết. 

Như lời đã hứa, Thiên Chúa ban chính Con Một của Ngài đến trần gian, khai mở con đường cứu độ, đưa nhân loại về với nguồn sự sống vĩnh cửu. Đó chẳng phải là một niềm vui trọng đại và lớn lao hay sao? 

Thiên Chúa đã ghé mắt trông nhìn đến những tiếng khẩn nài kêu cứu của con người trước những đau khổ, mất mát, đói nghèo và bất công trong cuộc sống. Ngài đã ban cho nhân loại một vị Vua Hòa bình và Công chính, một Đức vua toàn năng và hằng sống. Sự giáng thế của Ngài là một sự kiện lịch sử trọng đại, đã vén mở bức màn bí mật về Thiên Chúa và khai thông con đường dẫn đến sự sống vĩnh cửu. Nếu như trước đây, nhân loại chỉ mãi đắm chìm trong tội lỗi và sự ác, thì ngày nay đã có một Đấng cứu tinh, Ngài đến thay đổi bộ mặt trái đất, đưa con người đến cuộc sống hạnh phúc đích thực. 

Thế nhưng, cái thế giới hạnh phúc vĩnh cửu mà Thiên Chúa ban tặng ấy, không phải ở trần gian. Trần thế chính là con đường đưa họ đạt đến nước hằng sống mà thôi. Con Thiên Chúa đến không phải để thiết lập một vương quốc trần thế, nhưng là thiết lập một vương quốc công bình bác ái trong tâm hồn con người. Không thể có hạnh phúc nơi một thế giới đầy đủ, sa hoa về của cải vật chất, danh vọng, bạc tiền… nhưng thiếu tình thương nơi trái tim nhân loại. 

Việc cứu độ của Thiên Chúa đã được thực hiện. Ngài đã đến để sống và làm tất cả những gì Ngài có thể khiến cho con người hạnh phúc. Thế nhưng, vấn nạn hệ tại lòng đáp trả của nhân loại. Người đã hiểu sai đường lối và mục đích của Thiên Chúa, kẻ thì nắm bắt, hiểu biết nhưng không muốn tin, không muốn sống… vì ngại phải bỏ mình, ngại hy sinh! 

Vẫn còn không ít những con người hiểu sai đường lối Thiên Chúa. Họ vẫn kêu trách, oán than trước những đau khổ, bệnh tật và mất mát. Họ trông đợi vào những phép lạ nhãn tiền chứ không học hỏi con đường, cách thức đón nhận đau khổ, nghèo đói theo thánh ý như chính Con Thiên Chúa đã sống và dạy con người sống. Quả thật, Con Thiên Chúa đến gánh mọi tội lỗi trần gian không phải để đánh đổi cho họ có một cuộc sống thế trần giàu sang, sung túc, không bao giờ phải đau khổ và phải chết, nhưng là để dạy cho con người học biết vâng phục và yêu mến. Chính Ngài đã sống và dạy cho nhân loại cách thức đón nhận đau khổ như một phương thế giúp họ đạt đến cuộc sống vĩnh cửu. 

Không niềm vui nào lớn lao hơn niềm vui của chính Con Thiên Chúa làm người, nói cho nhân loại biết về chính Ngài và Vương quốc của Cha Ngài. Không niềm vui nào cao cả hơn niềm vui của người được Con Thiên Chúa đến ở với mình, sống trong mình và cứu độ mình. Vậy mà, không hiểu tại sao nhân loại vẫn không vui, họ vẫn không thể vui? Phải chăng Đức Kytô không phải là điều nhân loại chờ đợi và mong mỏi. 

Con người sẽ phải đau khổ và phải chết nếu như đi chệch ý muốn Thiên Chúa. Tất cả những ai biết mở rộng trái tim, giang rộng vòng tay đón nhận ơn cứu độ và can đảm bước theo con đường Ngài đã đi, sẽ không còn phải chết và đau khổ bao giờ. Vì chưng, cái chết và mọi nỗi khổ đau của họ lúc này đã trở thành linh dược chữa lành những vết thương tội lỗi của họ. 

Lạy Chúa, đã bao mùa giáng sinh qua đi, nhưng mỗi giáng sinh là một giáng sinh, Đức Giêsu lại giáng sinh trong tâm hồn con, khai mở con mắt linh hồn đã mờ đục trong tội lỗi và sự dữ. Bao năm trôi qua, bao mùa giáng sinh đã đến, thế mà trái tim con vẫn nguội lạnh hơn băng tuyết, những giọt nước mắt của hận thù, khổ đau đã làm khô cứng tảng băng ích kỉ lạnh lùng trong lòng. Xin đốt lên trong lòng con, chỉ cần một ngọn nến ấm áp của tình yêu thương, chỉ cần một ánh sao sáng của ơn cứu độ, cũng đủ giúp con can đảm bước kiên trung bước đi đến cùng trên con đường dương thế. Hơn bao giờ hết, tâm hồn con còn nghèo nàn, trống trải lắm. Cả một cõi lòng tan tác, trống rỗng vì cơm áo gạo tiền, không có đủ nhân đức, sự hy sinh và tình yêu thương để xứng đáng đón Chúa vào lòng. Nhưng con tin Ngài vẫn đến, Ngài vẫn chọn một nơi trú ngụ trong tâm lòng con, cho con sự sống, cho con niềm vui và hy vọng. Ước gì, con cũng sẽ là một mùa giáng sinh của Chúa, đầy niềm vui và hạnh phúc bên những sống quanh con, cứ như là không còn mùa giáng sinh khác vậy… 

M. Hoàng Thị Thùy Trang.

 

BẢN TÌNH CA MÙA ĐÔNG 

Một bản hợp xướng đầy thi vị của mùa đông là những bài thánh ca bất hủ. Một giai điệu se kết giữa đất và trời, một kết nốt giữa những con người với nhau.  Silent night ( của Franz Grubert-Joseph Mohr), Jingle bells ( của James S. Pierpont), we wish you a merry christmas( tác giả khuyết danh), hang Bê-lem ( của Hải Linh). Thật tuyệt diệu khi người nhạc sỹ tài hoa Giê-su bé bỏng đã lấy nguồn gợi hứng từ một đêm sinh hạ , để viết nên những bản hợp xướng cho mùa đông của nhân loại. 

Ngài cảm tác từ những kết tinh của muôn vàn tinh tú, của hàng vạn vì sao và của những sinh linh đang hiện hữu trên mặt đất này. Người nghệ sỹ tài ba giữa trùng điệp của hỗn mang, đã khéo léo qua sự sắp đặt tài tình, để dệt nên bài tình ca huyền nhiệm cho vạn vật. Xuất phát từ cảm hứng hư vô, Thiên Chúa đã say mê dệt nên những tiết tấu, âm điệu, giai điệu làm rung động cõi lòng. Con người. Giai điệu của chọn lựa tinh tuyền mà Mầu nhiệp Nhập Thể phải đến thế. Như trong một bản Sonat, có những khúc êm đềm, có những lúc hoành tráng, và cũng không thiếu những giai điệu bi ai…Con người trong Mầu Nhiệm Thiên chúa làm người, cũng kinh qua ngọt ngào pha cay đắng, chen lễn trong  những hợp âm thuận lòng và những hợp âm trái lòng. Con người. Với tất cả những lung linh của điệu nhạc không lời hay có lời. Mãi mãi, người nhạc sỹ đã sáng tác nên bài tình ca cho nhân loại, qua hơn hai ngàn năm, và Ngài vẫn hẹn hò, đưa đón và hát với con người, qua dòng chảy của lịch sử Cứu độ, và lịch sử nhân loại. Con người, mỗi ngày soi bóng mình trong gương để nhận ra mình. Cũng vậy, mỗi lần soi bóng mình qua cuộc sống, thăng trầm, hay thịnh vượng, để nhận ra Đấng tác thành nên mình và vạn vật. Người nghệ sỹ là cha đẻ của những đứa con tinh thần. Công chúng có quyền đón nhận và khen chê. Đó là tự do mà mỗi người ai cũng có, để chọn lựa. Có những tác phẩm vẫn còn dang dỡ, con người hãy viết tiếp những chương cuối mà Thiên Chúa vẫn còn để lại những khoảng trống. 

Và rồi bản tình ca mùa đông đó đây được cất lên. Thiên Chúa, tác giả chính của những âm giai diệu vời ấy, cứ rung lên, khẽ khàng, nhẹ nhàng, bay bỗng để tìm đến với con người khi gió đông ấm lạnh theo về. 

Lm Giacobe Tạ Chúc

 

KHI THIÊN CHÚA BỊ CHỐI TỪ   

Vụ bắn giết kinh hoàng vừa xảy ra tại nước Mỹ, trong trường tiểu học Sandy Hook Elementary School ở Newtown, tiểu bang Connecticut, nơi mà một cuộc tàn sát thê thảm đã xẩy ra lúc 9:30 buổi sáng thứ sáu ngày  14/12/2012 đã làm rung động cả thế giới. Tử vong kể cả phạm nhân lên tới 28 người, trong đó có 20 con trẻ lớp 1 tuổi từ 6 cho đến 7, gồm 8 trai 12 gái. Nhiều em là giáo dân cuả giáo xứ St. Rose of Lima.

Adam Lanza, một thanh niên mới 20 tuổi còn ở với mẹ, đã bắt chết mẹ mình rồi vác 3 khẩu súng máy, lái xe tới trường, phá cửa kính xông vào và, không nói một lời, bắn giết 2 lớp học rồi tự sát. Có những thi thể bị bắn tới 11 viên đạn. Cuộc thảm sát xảy ra khi ngày lễ Giáng sinh đã gần kề, những nạn nhân, phần lớn là các em nhỏ, miệng vẫn còn măng sữa. Sự việc xảy ra, giữa thế kỷ 21, một thế kỷ được cho là thành công của những công nghệ tin học, y học và khoa học. Nhưng tại sao con người lại quá man rợ không khác gì vào những thời nguyên thuỷ, hoang sơ của các bộ lạc khi phải đấu tranh sinh tồn. 

Có thể vô vàn những lý do, nhiều những chẩn đoán được đưa ra bàn luận, và cũng có những kết luận. Có thể Adam Lanza là một con người bất bình thường, khi có một hành động gây bao đớn đau cho nhiều người. Nhưng có một điều ít ai để ý: thế giới đang bị huỷ hoại về tình yêu, mà tình yêu đó,  từ nguồn mạch là Thiên Chúa. Thiếu đi nhịp thở yêu thương ấy con người trở nên man rợ đối với anh em đồng loại của mình. Thiên Chúa trong xác thân của một em bé cất tiếng khóc oa oa chào đời cũng đã bị con người khước từ. Thánh Gioan ghi nhận điều này là: “ Ngài đã đến trong nhà ngài, nhưng người nhà đã không tiếp nhận Ngài” (Gá,14). 

Khước từ Thiên Chúa, con người không thể chấp nhận tha nhân là anh em mình. Hài Nhi Giê-su đã không có một chỗ nào cho Ngài. Hàng quán, quán trọ, ai cũng hất hủi và Hê-rô-đê thì tìm mọi cách để giết Ngài. Thiên Chúa trong dáng dấp của một bé thơ, vô phương tự vệ, chỉ biết phó thác hoàn toàn cho những sáng kiến của Thánh Giuse, trước sự truy sát của bạo vương Hê-rô-đê. Các trẻ thơ vô tội đã chết trước lòng hận thù trào dâng của con người. Cain giết Aben. Thảm hoạ cho nhân loại khi thế giới vắng bóng Thiên Chúa.

Những trẻ thơ đã tắt thở khi chưa kịp cất tiếng khóc và mở mắt chào đời. Con người không nhận ra trẻ thơ Giê-su chính là Ngôi Hai, con Thiên Chúa đã Giáng sinh trong một con người. Trật tự thế giới rơi vào tình trạng hỗn mang khi Thiên Chúa bị xua đuổi. Nếu xưa trong vười địa đàng, chiều chiều, bước chân Thiên chúa đến dạo chơi cùng con người, thì hôm nay, con người không còn tiếp nhận Ngài đến nữa. Hài nhi Giê-su đến đem bình an, tuổi thơ của Thiên Chúa mang đến cho nhân loại tình thương, sự sống và những ngọt ngào dịu vợi. Sự ác không đến từ Thiên Chúa, chỉ con người một khi nhẫn tâm đẩy Thiên Chúa ra xa lạ, thì tăm tối và tội lỗi sẽ lên ngôi. 

Tội nghiệp cho Thiên Chúa, trong một đêm sinh hạ, lẽ ra con người kính thờ Ngài, thì trái lại họ khước từ Ngài. Mãi mãi trong những đêm đông của mùa tuyết rơi, Hài Nhi Giê-su vẫn bị chối từ bởi sự ích kỷ, lòng kiêu căng, thói tự phụ của con người. 

Lạy Chúa Hài Đồng, xin mở lòng chúng con để chúng con đón nhận Ngài vào trong cuộc đời của mình, trong đêm Giáng sinh an bình tình yêu. 

Lm Giacobe Tạ Chúc

LỄ GIÁNG SINH

(Lễ Ngày)

Is 52,7-10 ; Dt 1,1-6 ; Ga 1,1-18

 

BÀI ĐỌC I: Is 52,7-10

 

          7 Đẹp thay trên đồi núi bước chân người loan báo tin mừng, công bố bình an, người loan tin hạnh phúc, công bố ơn cứu độ và nói với Xi-on rằng: "Thiên Chúa ngươi là Vua hiển trị." 8 Kìa nghe chăng quân canh gác của ngươi cùng cất tiếng reo hò vang dậy; họ sẽ được thấy tận mắt Đức Chúa đang trở về Xi-on.9 Hỡi Giê-ru-sa-lem điêu tàn hoang phế, hãy đồng thanh bật tiếng reo mừng, vì Đức Chúa an ủi dân Người, và cứu chuộc Giê-ru-sa-lem. 10 Trước mặt muôn dân, Đức Chúa đã vung cánh tay thần thánh của Người:ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta, người bốn bể rồi ra nhìn thấy.

 

ĐÁP CA : Tv 97

 

Đ.       Toàn cõi đất này đã xem thấy

          ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta.      (c 3cd)

 

1 Hát lên mừng Chúa một bài ca mới,vì Người đã thực hiện bao kỳ công.Người chiến thắng nhờ bàn tay hùng mạnh,nhờ cánh tay chí thánh của Người.

2 Chúa đã biểu dương ơn Người cứu độ, mạc khải đức công chính của Người trước mặt chư dân;3ab Người đã nhớ lại ân tình và tín nghĩa dành cho nhà Ít-ra-en.

3cd Toàn cõi đất này đã xem thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta. 4 Tung hô Chúa, hỡi toàn thể địa cầu,mừng vui lên, reo hò đàn hát.

5 Đàn lên mừng Chúa khúc hạc cầm dìu dặt, nương khúc hạc cầm réo rắt giọng ca. 6 Kèn thổi vang xen tiếng tù và,tung hô mừng Chúa, vị Quân Vương!

 

BÀI ĐỌC II : Dt 1,1-6

 

          1 Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ;2 nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử. Thiên Chúa đã nhờ Người mà dựng nên vũ trụ, đã đặt Người làm Đấng thừa hưởng muôn vật muôn loài.3 Người là phản ánh vẻ huy hoàng, là hình ảnh trung thực của bản thể Thiên Chúa. Người là Đấng dùng lời quyền năng của mình mà duy trì vạn vật. Sau khi đã tẩy trừ tội lỗi, Người lên ngự bên hữu Đấng Cao Cả trên trời.4 Danh hiệu Người được thừa hưởng, cao cả hơn danh hiệu các thiên thần bao nhiêu, thì Người lại trổi hơn họ bấy nhiêu. 5 Thật vậy, có bao giờ Thiên Chúa đã phán cùng vị thiên thần nào: Con là Con của Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con hoặc là: Ta sẽ là Cha Người, và chính Người sẽ là Con Ta.6 Khi đưa Trưởng Tử vào thế giới loài người, Thiên Chúa lại nói: Mọi thiên thần của Thiên Chúa, phải thờ lạy Người.

 

TUNG HÔ TIN MỪNG :

 

          Hall-Hall : Ngày thánh đã bừng lên chiếu rọi chúng ta, muôn dân hỡi, đến mà thờ lạy Chúa. Vì hôm nay, ánh huy hoàng rực rỡ, tỏa xuống khắp cõi trần. Hall.

 

TIN MỪNG : Ga 1,1-18

 

1 Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa.2 Lúc khởi đầu, Người vẫn hướng về Thiên Chúa. 3 Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành,và không có Người,thì chẳng có gì được tạo thành. Điều đã được tạo thành 4 ở nơi Người là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho nhân loại.5 Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng. 6 Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gio-an. 7 Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin. 8 Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng.9 Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người. 10 Người ở giữa thế gian,và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người. 11 Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận.12 Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa.13 Họ được sinh ra, không phải do khí huyết, cũng chẳng do ước muốn của nhục thể, hoặc do ước muốn của người đàn ông, nhưng do bởi Thiên Chúa. 14 Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người,vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật. 15 Ông Gio-an làm chứng về Người, ông tuyên bố: "Đây là Đấng mà tôi đã nói: Người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi."  16 Từ nguồn sung mãn của Người, tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác. 17 Quả thế, Lề Luật đã được Thiên Chúa ban qua ông Mô-sê, còn ân sủng và sự thật, thì nhờ Đức Giê-su Ki-tô mà có.18 Thiên Chúa, chưa bao giờ có ai thấy cả ; nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha,chính Người đã tỏ cho chúng ta biết.

         

LOÀI NGƯỜI PHẢI ĐƯỢC TÁI SINH

TRONG CHÚA GIÊSU

          Niềm vui ơn cứu độ khai mào từ mầu nhiệm Giáng Sinh, phải được nối dài và mở rộng nhờ :

  • Sứ giả Tin Mừng loan báo cho nhân loại đang sống trong cảnh lầm than, có Đấng Toàn Năng từ trời đến cứu giúp họ.
  • Ngài là Ngôi Lời Thiên Chúa đến tạo dựng và tái tạo vũ trụ cho loài người được sự sống của Thiên Chúa.
  • Ngài là ánh sáng thật đến biến dữ ra lành : Từ bóng tối bật lên ánh sáng ban sự sống.
  • Ai đón nhận được Ngài, là được Ngài tái sinh làm con Thiên Chúa.
  • Ngài cho con người được đồng hóa với Ngài.

 

1/ SỨ GIẢ TIN MỪNG LOAN BÁO CHO NHÂN LOẠI ĐANG SỐNG TRONG CẢNH LẦM THAN, CÓ ĐẤNG TOÀN NĂNG TỪ TRỜI ĐẾN CỨU GIÚP HỌ.

          Sứ giả Tin Mừng phải tự đặt mình trong tâm trạng của ngôn sứ Isaia, được Chúa sai đến với dân Ngài trong hoàn cảnh dân đang bị cảnh nô lệ dưới ách thống trị của đế quốc Babylon, đi loan báo Tin Mừng cho dân Chúa biết : Hãy phấn khởi vui mừng, vì Chúa dùng bàn tay ông Kyros, vua ngoại giáo giải phóng cho dân khỏi ách nô lệ, và cho dân trở về quê hương. Đặc biệt vua lấy ngân quỹ quốc gia cung cấp cho dân Chúa tái thiết đền thờ Giêrusalem (x Is 52,7-10 : Bài đọc I). Nhưng biến cố trên chỉ là tiền trưng cho ơn cứu độ Thiên Chúa thực hiện, khởi đi từ mầu nhiệm Giáng Sinh : Con Một Vua Cả trên trời uy quyền mạnh sức hơn vua Kyros, thương loài người đang chịu bao cảnh đau khổ bởi những quyền lực sự ác, nhất là các dục vọng đang thống trị tâm hồn con người. Ngài mới đích thực là Đấng giải phóng toàn diện hồn xác tất cả những ai tin theo Ngài, để tái thiết cuộc đời của họ, trở nên Đền Thờ đích thực Thiên Chúa ưa chuộng (x 1Cr 3,16), hơn đền thờ Giêrusalem thuở xưa được tái thiết bằng những vật liệu quý giá.

          Thánh Gioan nối tiếp sứ mệnh của ngôn sứ Isaia loan báo Tin Mừng cho cả loài người biết đón nhận Đấng Giải Phóng đích thực, đối với những tâm hồn đang khao khát sống đời hoàn thiện.

2/ NGÀI LÀ NGÔI LỜI THIÊN CHÚA ĐẾN TẠO DỰNG VÀ TÁI TẠO VŨ TRỤ CHO LOÀI NGƯỜI ĐƯỢC SỰ SỐNG CỦA THIÊN CHÚA.

          Thuở ban đầu vũ trụ này được thành hình, muôn vật hiện hữu đều tốt đẹp khi Lời Thiên Chúa phán ra (x St 1). Lời ấy hôm nay trở thành một Ngôi vị, thánh Gioan gọi là “Ngôi Lời”, Ngài chính là Thiên Chúa, Ngài xuất hiện trên trần gian để tái tạo những gì tốt đẹp do tội loài người đã làm hư hỏng, Ngài bảo tồn nó trong quyền năng và danh dự của Ngài. Không có Ngài thì không sự gì được tạo thành, điều đặc biệt đã được tạo thành nơi Ngài là sự sống thật dồi dào, cho loài người được thông dự vào sự sống phong phú của Thiên Chúa (x Ga 1,1-3 : Tin Mừng ; Ga 6,57).

3/ NGÀI LÀ ÁNH SÁNG THẬT ĐẾN BIẾN DỮ RA LÀNH : TỪ BÓNG TỐI BẬT LÊN ÁNH SÁNG BAN SỰ SỐNG.

          Trong trình thuật sáng tạo thuở ban đầu, Thiên Chúa đã tạo ra ánh sáng trước nhất (x St 1,3), để rồi từ ánh sáng đó, Chúa tiếp tục hoàn tất sáng tạo vạn vật trong vũ trụ. Khi Ngôi Lời Thiên Chúa đến tái tạo vũ trụ, Ngài không làm thêm ánh sáng vật chất, vì Ngài là ánh sáng ban sự sống, ánh sáng của Ngài mạnh hơn ánh sáng mặt trời đến viếng thăm chúng ta (x Lc 1,78). Mà ánh sáng thì không có đối thủ, ánh sáng đến tiêu diệt bóng tối : Ngôi Lời Thiên Chúa là ánh sáng đến tiêu diệt sự ác, lại biến tội lỗi của con người thành ơn huệ dồi dào hơn lòng họ mơ ước (x Rm 5,20 ; Ep 3,20). Trong khi đó, nhiều người đã lầm tưởng Gioan là Đấng Cứu Thế (x Ga 1,20 ; 3,28). Thực ra, ông Gioan chỉ đến làm chứng cho sự sáng, nếu ai gọi ông là ánh sáng, thì ánh sáng của ông chỉ như chiếc đèn (x Ga 5,35), làm sao so sánh được với Đức Giêsu còn hơn ánh sáng mặt trời (x Lc 1,78). Vì ánh sáng này làm cho những kẻ đang ngồi trong bóng tối sự chết, hướng chân họ thẳng đường bình an (x Ga 1,4-9 : Tin Mừng ; Lc 1,79).

4/ AI ĐÓN NHẬN ĐƯỢC NGÀI, LÀ HỌ ĐƯỢC TÁI SINH LÀM CON THIÊN CHÚA.

          Hết những ai đón nhận được Ngôi Lời Thiên Chúa, thì họ được Ngài tái sinh trở nên dưỡng tử của Thiên Chúa, họ được sinh ra không do khí huyết hay ước muốn của xác thịt loài  người, nhưng được sinh ra bởi Thiên Chúa (x Ga 1,10-13 : Tin Mừng).

          Thuở xưa Chúa dùng bụi đất mà dựng nên con người, làm sao sánh được với nghĩa tử của Thiên Chúa được sinh ra bởi xương thịt của Ngôi Lời nhập thể (x Dt 2,11).

5/ NGÀI CHO CON NGƯỜI ĐƯỢC ĐỒNG HÓA VỚI NGÀI.

          Thiên Chúa vốn dĩ là Đấng toàn năng,  nhưng khi Ngài cứu loài người, Ngài không ngồi trên trời để tỏ lòng thương hại loài người đang lầm than khốn nạn nơi dương thế, mà Con Một Thiên Chúa đã giáng trần, sống kiếp  người như mọi người, ngoại trừ tội lỗi, hầu Ngài cảm thông được những đau khổ của nhân loại. Vì Ngài lại là Đấng toàn năng, nên Ngài dư quyền để cứu độ nhân loại.

          Ơn cứu độ Ngài ban cho loài người một cách cụ thể là dẫy tràn ân sủng và sự thật, bởi vì “từ nguồn sung mãn của Ngài, tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác”. Xưa kia Chúa ban cho dân Ngài Luật qua tay Mô-sê, đã là một ơn huệ lớn lao, không dân tộc nào có được, nhưng Luật ấy vẫn còn giam người ta trong tội lỗi (x Gl 3,22). Luật ấy chỉ có giá trị dẫn dắt người ta đến kết hợp với Ngôi Lời Thiên Chúa (x Gl 3,24), một Đấng mà chưa ai thấy bao giờ, vì Ngài là Con Một Cha trên trời hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Ngài đã bày tỏ cho chúng ta được biết Cha Ngài (x Ga 1,14-18 : Tin Mừng).

          Như vậy, Lời thuở ban đầu Thiên Chúa đã tạo dựng vạn vật, nay Lời ấy trở thành thịt, thành Ngôi vị cư ngụ giữa chúng ta, Ngài kêu gọi hết thảy những ai đang gánh  vác nặng nề, hãy đến cùng Ngài, sẽ được Ngài nâng đỡ bổ sức cho (x Mt 11,28), đối với những ai làm cho Lời Thiên Chúa trở thành xương thịt của mình, cụ thể là :

          C Đón nhận trọn vẹn Chúa Giê-su Phục Sinh qua Bí tích Khai tâm.

          C Thực hành Lời Ngài đã dạy, để đi cùng con đường Đức Giêsu đã đi (x 1Ga 2,6).

          Niềm vui ơn cứu độ trên đây, người ta chỉ cảm nghiệm được khi đến tham dự Phụng Vụ của Hội Thánh trong tin yêu, vì mỗi khi ta tham dự Phụng Vụ, đức tin Công giáo dạy : Ta được trực tiếp nghe Lời Con Thiên Chúa, Hội Thánh chỉ là cái loa Thiên Chúa dùng chuyển Lời đến tai ta (x Dt 1,1-6 : Bài đọc II), để “toàn cõi đất này được xem thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta” (Tv 98/97,3 : Đáp ca).

          Nhưng làm sao ta an tâm, nắm chắc khi dự Phụng Vụ, ta được nghe trực tiếp Lời Thiên Chúa phán ? Muốn thế, ta phải nghe Lời Thiên Chúa, dựa trên ba tiêu chuẩn này :

          a- Bài giảng phải dựa vào những nguyên tắc của Hội Thánh đã dạy, đặc biệt trong Hiến Chế Phụng Vụ của Công Đồng Vatican II :

                    - Hiến Chế Phụng Vụ số 24 dạy : “Trong việc cử hành Phụng Vụ, Thánh Kinh giữ vai trò tối quan trọng. Thực vậy, người ta trích từ Thánh Kinh những Bài đọc, những bài này để dẫn giải trong bài giảng”.

                    - Hiến Chế Phụng Vụ số 52 dạy : “Bài giảng phải căn cứ vào Thánh Kinh, để trình bày các mầu nhiệm đức tin và những quy tắc cho đời sống Ki-tô hữu trong suốt chu kỳ năm Phụng Vụ. Bởi vậy, bài giảng  rất được coi như phần chính của Phụng Vụ”.

                    - Hiến Chế Phụng Vụ số 35 dạy : “bài giảng thuộc phần hoạt động của Phụng Vụ, nên phải có thời gian thích hợp để giảng dạy, phải hết sức chu toàn thừa tác vụ giảng dạy đúng với nghi lễ. Tiên vàn bài giảng phải múc lấy từ nguồn Kinh Thánh  và Phụng Vụ”.

          b- Bài giảng không chỉ dừng ở điểm dạy thương người, đó chỉ là nhân bản. Mà bài giảng phải tiến xa lên cao hơn là làm cho người nghe nhận ra không có Chúa Giêsu đời mất hết giá trị. Bởi vì sứ mạng chính của Hội Thánh là giới thiệu Chúa Giêsu cho thế giới. Vì “ai có Chúa Giêsu thì sống, kẻ không có Chúa Giê-su là chết !” (1Ga 5,12) ; Có kết hợp với Chúa Giê-su để làm điều tốt cho đồng loại, việc ấy mới là việc của Thiên Chúa, có  giá trị cứu độ, làm vinh hiển Chúa ; trái lại, không kết hợp với Chúa Giêsu, chỉ lòng tốt của mình mà phục vụ đồng loại, đó là việc của loài người, trước sau sẽ tan biến  (x Cv 5,38-39)

  • Việc cắt nghĩa Lời Chúa không nghịch với truyền thống đức tin Công Giáo. Dù vị này giảng không giống vị kia, nhưng nếu thu góp các bài giảng ấy, lại làm cho ta hiểu Lời Chúa phong phú hơn, chứ không chống lại nhau. Ta biết rằng, ý nghĩa của một đối tượng rất phong phú, dường như bất tận.

Ví dụ : Có một người sống trên cung trăng đáp xuống trái đất, người đó lượm được một cục phấn, mà không biết nó là gì, liền đi hỏi một nhà giáo : “Đây là cục gì?” Nhà giáo nói : “Đây là phấn dùng viết bảng dạy học trò” ; Người cung trăng lại cầm cục phấn đến hỏi người nhà nông : “Đây là cục gì?” Người nhà nông trả lời : “Đây là loại thạch cao, trồng cây không được ” ; Người cung trăng lại đến hỏi nhà làm tượng : “Đây là cục gì?” người làm tượng trả lời : “Đây là loại thạch cao, nhưng loại này tôi không dùng nắn tượng được” ; Người hành tinh lại đi hỏi nhà khoa học : “Đây là cục gì?” Nhà khoa học trả lời : “Đây là kết tinh của nhiều phân tử can-xi, mỗi phân tử có dương điện tử và âm điện tử, chạy quanh một trung hòa tử.”

 

Như thế, muốn tìm ý nghĩa của một cục phấn, mà bốn người nói khác nhau, nhưng không nghịch nhau, mà chỉ làm phong phú về ý nghĩa của cục phấn. Nếu người hành tinh lười biếng, không đi hỏi nhiều người, chỉ hỏi một người nông dân về cục phấn, thì người hành tinh biết quá ít, quá nông cạn về cục phấn! Nhưng nếu càng chịu khó đi hỏi nhiều  người, thì càng giàu kiến thức về cục phấn.

 

Ấy một cục phấn ý nghĩa còn phong phú đến thế, huống chi Lời Chúa còn phong phú ý nghĩa gấp bội. Chúng ta càng chịu khó nghe nhiều vị giáo sĩ giảng Lời Chúa, chúng ta càng hiểu biết Lời Chúa phong phú hơn!

 

THUỘC LÒNG

 

          Từ sự sung mãn của Chúa Giêsu Phục Sinh, chúng ta lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác (Ga 1,16).

 

http://phaolomoi.net Linh mục GIUSE ĐINH QUANG THỊNH

NGÀY 25 THÁNG 12

THÁNH LỄ RẠNG ĐÔNG

Is 62,11-12 ; Tt 3,4-7 ; Lc 2,15-20

BÀI ĐỌC I :  Is 62,11-12                   Đây là lời Đức Chúa truyền cho khắp cùng cõi đất : Hãy nói với thiếu nữ Xi-on : Kìa ơn cứu độ ngươi đang tới. Kìa phần thưởng của Người theo sát một bên, và thành tích đi ngay trước mặt.12 Chúng sẽ được gọi là "dân thánh", là "những người được Đức Chúa cứu chuộc". Còn ngươi sẽ được gọi là "Cô gái đắt chồng", là "Thành không bị bỏ".

 ĐÁP CA : Tv 96

Đ.        Hôm nay chúng ta được ánh sáng bừng lên chiếu rọi,

            vì Chúa đã giáng trần cứu độ chúng ta.

 1 Chúa là Vua hiển trị, hỡi địa cầu, hãy nhảy mừng lên, vui đi nào, ngàn muôn hải đảo! 6 Trời xanh  tuyên bố Người là Đấng chính trực, hết mọi dân được thấy vinh quang Người.

11 Ánh sáng bừng lên chiếu rọi người công chính, niềm vui làm rạng rỡ kẻ lòng ngay. 12 Trước nhan thánh Chúa, người công chính hãy vui mừng tưởng nhớ Thánh Danh mà dâng lời cảm tạ.

             BÀI ĐỌC II :  Tt 3,4-7            4 Anh em thân mến, khi Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta, đã biểu lộ lòng nhân hậu và lòng yêu thương của Người đối với nhân loại.5 Không phải vì tự sức mình chúng ta đã làm nên những việc công chính, nhưng vì Người thương xót, nên Người đã cứu chúng ta nhờ phép rửa ban ơn Thánh Thần, để chúng ta được tái sinh và đổi mới.6 Thiên Chúa đã tuôn đổ đầy tràn ơn Thánh Thần xuống trên chúng ta, nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Đấng cứu độ chúng ta.7 Như vậy, một khi nên công chính nhờ ân sủng của Đức Ki-tô, chúng ta được thừa hưởng sự sống đời đời, như chúng ta vẫn hy vọng.

 TUNG HÔ TIN MỪNG : Lc 2,14            Hall-Hall : Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương. Hall.

 

TIN MỪNG : Lc 2,15-20            15 Khi các thiên sứ rời những người chăn chiên để về trời, những người này bảo nhau: "Nào chúng ta sang Bê-lem, để xem sự việc đã xảy ra, như Chúa đã tỏ cho ta biết."16 Họ liền hối hả ra đi. Đến nơi, họ gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ.17 Thấy thế, họ liền kể lại điều đã được nói với họ về Hài Nhi này.18 Nghe các người chăn chiên thuật chuyện, ai cũng ngạc nhiên.19 Còn bà Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng.20 Rồi các người chăn chiên ra về, vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa, vì mọi điều họ đã được mắt thấy tai nghe, đúng như đã được nói với họ.

 

SỐNG YÊU ĐỂ CỨU ĐỘ 

            Thiên Chúa là Tình Yêu (x IGa 4,8). Mà tình yêu thì siêu hình ai nào thấy được ! Do đó nhân loại chỉ cảm nhận được tình yêu của Thiên Chúa khi Ngôi Hai làm người sống cùng, sống nhờ và sống vì, đã được biểu lộ trong gia đình Nadareth (x Lc 2,15-20).

            * SỐNG CÙNG : Ngay khi Đức Giêsu còn là Thai Nhi, Ngài đã cùng với cha mẹ vâng lệnh hoàng đế Augusto ban ra để trở về thành Đavid đăng ký hộ khẩu (x Lc 2,1t). Do đó thánh Phaolô căn dặn môn đệ Ti-tô : “Anh hãy nhắc nhở cho ai nấy phải phục tùng và tuân lệnh các nhà chức trách, các người cầm quyền, phải sẵn sàng làm mọi việc tốt’’ (Tt 3,1). 

            Vậy, sống cùng là sống cùng hoàn cảnh, cùng tham gia vào mọi sinh hoạt với người xung quanh, ngoại trừ tội lỗi !

            * SỐNG NHỜ : Ngôi Hai, Con Một Thiên Chúa, vốn dĩ là Đấng toàn năng, nhưng khi vào đời Ngài lại hoàn toàn sống nhờ cha mẹ trần thế : cho Ngài cái tã, cho Ngài bầu sữa : “Chim trời cá nước Người nuôi sống, gìơ đây chút sữa đã là ngon’’, cho Ngài lời ru êm, Ngài còn nhờ đến hơi thở ấm áp của chiên cừu phà vào ! Nhờ cha Giuse bồng Ngài chạy trốn qua Ai Cập, thoát nanh vuốt bạo chúa Hêrôđê ! (x  Mt 2,13t)

            Lối sống nhờ này phát xuất từ bản tính Thiên Chúa : Ba Ngôi Thiên Chúa bằng nhau, nhưng vẫn lệ thuộc vào nhau và trở nên duy nhất. Thiên Chúa toàn năng mà còn muốn lệ thuộc vào con người hữu hạn, như lời Đức Giêsu nói : “Điều làm Chúa Cha được tôn vinh là: Anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy ’’ (Ga 15,8)

            Như vậy, sống nhờ là bộ mặt khiêm tốn đích thực như máy nổ cần dầu nhớt. Do đó ta phải biết ơn người xung quanh, nhất là những người như óc, như tim, như cánh tay ta, chớ khi nào vô ơn và mù quáng xâm trên mình hai chữ “hận đời”.

            * SỐNG VÌ : Các chú mục đồng gặp Hài Nhi mới sinh, đặt nằm trong máng cỏ (x Lc 2,16), đó là dấu Ngài bỏ ngai Trời bước xuống đời để chia sẻ cho loài người đầy thiếu thốn. Bởi thế thánh Phao-lô nói :“Ngài vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có.’’ (2Cr 8,9). Như vậy, ta phải gắng sức làm mọi việc hầu có thu nhập cao, lại sống cần kiệm, ta mới có điều kiện chia sẻ cho đồng loại, để rồi ta trở nên nghèo, đó là mối Phúc mở đầu và kết thúc trong Hiến Chương Nước Trời (x Mt 5,3.11) làm ứng nghiệm mối Phúc và kết thúc trong Hiến Chương Nước Trời (x Mt 5,3.10).

            Ba chiều kích sống cùng, sống nhờ, sống vì, chính là cuộc “hiển linh do lòng nhân ái của Thiên Chúa bày tỏ,nhằm cứu thoát ta, không phải tự các việc ta làm trong đàng công chính, nhưng chiếu theo lòng thương xót của Ngài, khởi đi từ Phép Rửa tái sinh và sự canh tân đổi của  Thánh Thần” (x Bài đọc II) để “ta được đính hôn với Đức Ki-tô” (x 2Cr 11,2), ta không còn bị mang tiếng là “Đồ bị ruồng bỏ’’, xứ sở hết bị tiếng là “Phận bạc duyên đơn’’, nhưng ta được Chúa gọi “Ái khanh lòng Ta hỡi’’, vì Chúa đã cứu chuộc ta, kẻ được Chúa chiếu cố (x Is 62,11-12 : Bài đọc I), hầu ta được thừa hưởng cơ nghiệp sự sống đời đời (x Tt 3,7 : Bài đọc II).

            Vì Đức Kitô muốn ta sống cùng, sống nhờ, sống vì như Ngài trong gia đình Nadareth, để mỗi Kitô hữu là “Qùa Nhân Ái” Thiên Chúa dùng tặng cho nhân loại, như Chúa Cha đã tặng cho ta Người Con Chí Ái, mà ngay trong Thánh lễ này ta được đón nhận. Ta có tiếp tay với Chúa Giêsu sống yêu như Ngài, ta mới có thể giới thiệu Chúa cho đồng loại, và làm cho mọi người nhận biết : “Hôm nay chúng ta được ánh sáng bừng lên chiếu rọi, vì Chúa đã giáng trần cứu độ chúng ta.” (Đáp ca). Bởi vì Chúa muốn cả nhân loại cùng với các thiên thần chúc tụng Thiên Chúa : “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương” (Lc 2,14 : Tung Hô Tin Mừng).

Truyện kể :

            Có một bà mẹ sau đi dự tiệc, người ta đưa cho bà trái cam để ăn tráng miệng, nhưng vì nghĩ đến đứa con ở nhà, nên bà bỏ trái cam vào túi.

            Đứa con thấy mẹ về nên hớn hở chạy ra đón, bà liền trao trái cam cho con. Em bé mừng quýnh cám ơn mẹ, rồi định lấy dao bổ cam ra ăn cho đỡ thèm ! Nhưng em chợt nghĩ đến bố đang đạp xích lô nắng nôi thiêu cháy ngoài đường, em thương bố nên cất trái cam đợi bố về để tặng bố.

            Khi ông bố vừa về đến nhà, em bé cầm trái cam chạy đến nói :

            - Thưa bố, chắc bố mệt lắm, con có trái cam biếu bố ăn cho đỡ mệt nè, để con phụ đem xích lô vào nhà cho.

            Ông bố vô cùng cảm động trước cử chỉ của con, ông cám ơn con và định không nhận, nhưng em cứ nằng nặc đòi bố phải lấy ăn cho đỡ mệt!

            Cầm trái cam vào nhà, ông định lấy dao bổ ra cho hai cha con ăn. Nhưng ông chợt nghĩ : con mình còn bé mà còn biết cách làm cho cha mẹ vui, sao mình không biết nghĩ đến vợ đang vất vả trong bếp? Vì ở đâu có tình yêu ở đấy có quà tặng! Thế là ông cầm ngay trái cam vào bếp tươi cười chào vợ và nói :

            - Anh đi làm về, không có gì để tặng em, chỉ có trái cam này, em dùng cho đỡ mệt.

            Như thế cả gia đình vợ chồng con cái đã biết sống lời thánh Gio-an nói : “Đừng ai yêu bằng   đầu lưỡi, nhưng yêu bằng việc làm thực sự !” (1Ga 3,18).

 THUỘC LÒNG.

            Mỗi Kitô hữu là chi thể trong Thân mình Đức Kitô Giêsu. Khi một chi thể đau, toàn thân phải đau ; một chi thể vinh, toàn thân được vinh ! (1Cr 12,26-27) 

http://phaolomoi.net Linh mục GIUSE ĐINH QUANG THỊNH

 

LỄ GIÁNG SINH (Lễ Đêm)

Is 9,1-6 ; Tt 2,11-14 ; Lc 2,1-14

 

BÀI ĐỌC 1 : Is 9,1-6            1 Đoàn dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng; đám người sống trong vùng bóng tối, nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi. 2 Chúa đã ban chứa chan niềm hoan hỷ, đã tăng thêm nỗi vui mừng. Họ mừng vui trước nhan Ngài như thiên hạ mừng vui trong mùa gặt,như người ta hỷ hoan khi chia nhau chiến lợi phẩm.3 Vì cái ách đè lên cổ dân, cây gậy đập xuống vai họ, và ngọn roi của kẻ hà hiếp, Ngài đều bẻ gãy như trong ngày chiến thắng quân Ma-đi-an. 4 Vì mọi giầy lính nện xuống rần rần và mọi áo choàng đẫm máu sẽ bị đem thiêu, làm mồi cho lửa.

            5 Vì một trẻ thơ đã chào đời để cứu ta, một người con đã được ban tặng cho ta. Người gánh vác quyền bính trên vai, danh hiệu của Người là Cố Vấn kỳ diệu, Thần  Linh dũng mãnh, người Cha muôn thuở, Thủ Lãnh hoà bình. 6 Người sẽ mở rộng quyền bính, và lập nền hoà bình vô tận cho ngai vàng và vương quốc của vua Đa-vít. Người sẽ làm cho vương quốc được kiên cố vững bền trên nền tảng chính trực công minh, từ nay cho đến mãi muôn đời. Vì yêu thương nồng nhiệt, Đức Chúa các đạo binh sẽ thực hiện điều đó.

 

ĐÁP CA : Tv 95 

Đ.        Hôm nay, Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho chúng ta

            Người là Đấng Ki-tô, là Đức Chúa.  (Lc 2,11)    

1 Hát lên mừng Chúa một bài ca mới, hát lên mừng Chúa, hỡi toàn thể địa cầu! 2a Hát lên mừng Chúa, chúc tụng Thánh Danh!

2b Ngày qua ngày, hãy loan báo ơn Người cứu độ, 3 kể cho muôn dân biết Người thật là vinh hiển, cho mọi nước hay những kỳ công của Người.

11 Trời vui lên, đất hãy nhảy mừng, biển gầm vang cùng muôn hải vật, 12 ruộng đồng cùng hoa trái, nào hoan hỷ.

12b Hỡi cây cối rừng xanh,13 hãy reo mừng trước tôn nhan Chúa,vì Người ngự đến, Người ngự đến xét xử trần gian.Người xét xử địa cầu theo đường công chính, xét xử muôn dân theo chân lý của Người.

 

BÀI ĐỌC 2 : Tt 2,11-14 

            11 Anh em thân mến, ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người.12 Ân sủng đó dạy chúng ta phải từ bỏ lối sống vô luân và những đam mê trần tục, mà sống chừng mực, công chính và đạo đức ở thế gian này.13 Sở dĩ như vậy, là vì chúng ta trông chờ ngày hồng phúc vẫn hằng mong đợi, ngày Đức Ki-tô Giê-su là Thiên Chúa vĩ đại và là Đấng cứu độ chúng ta, xuất hiện vinh quang.14 Vì chúng ta, Người đã tự hiến để cứu chuộc chúng ta cho thoát khỏi mọi điều bất chính, và để thanh luyện chúng ta, khiến chúng ta thành Dân riêng của Người, một dân hăng say làm việc thiện. 

TUNG HÔ TIN MỪNG : Lc 2,10-11 

            Hall-Hall : Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại : Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít, Người là Đấng Ki-tô Đức Chúa. Hall. 

TIN MỪNG : Lc 2,1-14 

            1 Thời ấy, hoàng đế Au-gút-tô ra chiếu chỉ, truyền kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ.  2 Đây là cuộc kiểm tra đầu tiên, được thực hiện thời ông Qui-ri-ni-ô làm tổng trấn xứ Xy-ri.3 Ai nấy đều phải về nguyên quán mà khai tên tuổi.4 Bởi thế, ông Giu-se từ thành Na-da-rét, miền Ga-li-lê lên thành vua Đa-vít tức là Bê-lem, miền Giu-đê, vì ông thuộc gia đình dòng tộc vua Đa-vít.5 Ông lên đó khai tên cùng với người đã thành hôn với ông là bà Ma-ri-a, lúc ấy đang có thai.6 Khi hai người đang ở đó, thì bà Ma-ri-a đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa.7 Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ. 

            8 Trong vùng ấy, có những người chăn chiên sống ngoài đồng và thức đêm canh giữ đàn vật.9 Bỗng sứ thần Chúa đứng bên họ, và vinh quang của Chúa chiếu toả chung quanh, khiến họ kinh khiếp hãi hùng.10 Nhưng sứ thần bảo họ: "Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân:  11 Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít, Người là Đấng Ki-tô Đức Chúa.12 Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ."13 Bỗng có muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa rằng: 

            14 "Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương." 

BÀI SUY NIỆM 1 : 

MẦU  NHIỆM CON THIÊN CHÚA NHẬP THỂ 

            Qua hình thức tổ chức lễ Giáng Sinh dựa vào lịch sử đời sống của Hội Thánh, Phụng Vụ đã diễn tả về mầu nhiệm nhập thể : 

  • Con Một Chúa Cha nhập thể, là một nhân vật lịch sử phi thời gian.
  • Ngài là Mặt Trời Công Chính.
  • Ngài sống nghèo cho ta được giàu có.
  • Ngài nâng phẩm giá con người vượt trên kiếp người. 

I. CON MỘT CHÚA CHA NHẬP THỂ, LÀ MỘT NHÂN VẬT LỊCH SỬ PHI THỜI GIAN. 

            1- Đức Giêsu là nhân vật lịch sử. 

            Ngài không phải là một ý tưởng, hay lý tưởng của nhân loại, như “Thần Tài” hay “Thần Lành” trong các tôn giáo nhân gian ; Ngài cũng không phải là nhân vật thần thoại như “Con Rồng” hay “Tiên Ông” … Nhưng Ngài là con người lịch sử, sinh vào thời điểm đế quốc La Mã đang thống trị Israel, dưới triều đại hoàng đế Augúttô và Quirintô làm đặc sứ toàn quyền miền Syria đã ra lệnh mọi người phải về quê quán khai tên tuổi. Vào dịp này ông Giuse và bà Maria đã mau mắn thi hành lệnh trở về Bethlem. Khi hai người đang ở đó, thì Maria tới ngày mãn nguyệt khai hoa (x Lc 2,1-6 : Tin Mừng) ; và Ngài đã bị giết chết theo lệnh Philatô làm tổng trấn miền nam nước Do Thái (x Ga 19,12t). 

            Vậy ngay từ lúc chào đời, Đức Giêsu đã dạy chúng ta phải biết tùng phục quyền bính đời (x Lc 2,2 : Tin Mừng), để mỗi người chúng ta phải nên thánh ngay trong môi trường và hoàn cảnh của mình đang sống

            2- Con Thiên Chúa được sinh ra trong thời gian nhưng lại phi thời gian. 

            Niên lịch của nhân loại trước thế kỷ thứ 15 chưa thống nhất :

            * Người Ai Cập, Assyri ; Babylon dùng niên lịch theo các đời vua.

            * Người Hy Lạp lấy ngày tế thần Zeus, đầu tiên vào năm 776 trước Công nguyên.

            * Người Roma tính từ ngày hai ông Romolus và Remus xây thành Roma vào năm 750  trước Công nguyên.

            * Người Do Thái tính từ ngày ông Abraham được Thiên Chúa kêu gọi khoảng 2.000 năm trước Công nguyên. 

            Nói chung trước thế kỷ thứ 15, lịch thế giới không thống nhất, nên tạo khó khăn trong vấn đề giao dịch. Mãi đến thế kỷ thứ 6 (năm 525), thày dòng Denys le Petit cho biết Chúa Giáng Sinh vào năm - 754 theo lịch Roma. Đến đời Đức Giáo hoàng Grégorio XIII (1505-1583) mới quyết định lấy ngày Chúa Giáng Sinh làm mốc thời gian cho cả thế giới. Nhưng tiếc là thày Denys le Petit đã tính sai ! Vì vào năm 1912, người ta tìm thấy tấm bia ở Antiôkia xứ Pisiđia còn ghi lại rằng : lệnh khai hộ khẩu do ông Quirintô khởi xướng và ông Sentiô hoàn tất vào năm 7 và 6 trước Công nguyên. Như thế, lịch hiện hành đã tính trễ khoảng 6 – 7 năm. 

            Dầu sao thì không có ai biết chính xác Đức Giêsu sinh ra vào ngày tháng nào ! Điều này Chúa muốn dạy chúng ta : 

  • Đức Giêsu con người lịch sử được sinh ra, được sinh ra mà không phải được tạo thành, không lệ thuộc vào thời gian.
  • Đức Giêsu là Thiên Chúa, mà Thiên Chúa là Đấng hằng hữu, thì không có khởi sinh không có tận cùng. 

II. CHÚA GIÊSU LÀ MẶT TRỜI CÔNG CHÍNH. 

            Thực ra vào thế kỷ thứ 4, lễ Giáng Sinh mới bắt đầu hình thành, tức là vào năm 350, Đức Giáo hoàng Julius I chính thức chọn ngày 25/12 là ngày mừng lễ Giáng Sinh. Lý do hoàn cảnh lúc ấy dân ngoại ồ ạt theo đạo Chúa, nhưng trước đó họ có thói quen cứ đến ngày 25/12 là đi dự lễ hội mừng ngày sinh của thần Mặt Trời. Do đó Hội Thánh Công Giáo muốn “rửa tội” cho ngày đó bằng cách nói với dân ngoại đã trở lại Đạo rằng : Muốn thờ thần Mặt Trời, thì chính Đức Giêsu là MẶT TRỜI CÔNG CHÍNH đã đến viếng thăm nhân loại. (x Lc 1,78) 

III. CON THIÊN CHÚA TRỞ NÊN NGHÈO ĐỂ TA ĐƯỢC GIÀU CÓ. 

            Phúc Âm không ghi Đức Giêsu sinh ra trong hang đá, nhưng theo thánh Giustinô (thế kỷ thứ 2) thì nói Đức Maria sinh Đức Giêsu trong một hang đá. Vào thế kỷ thứ 4, hoàng đế Constantinô cho xây một vương cung thánh đường tại một hang ở Bethlem, mà theo truyền thống người ta tin Chúa Giê-u sinh ra tại đó. 

            Còn việc làm hang đá ngày nay, được bắt đầu vào thời thánh Phanxicô thành Assisi : Lúc ấy người ta đã tục hoá lễ Giáng Sinh, đáng lẽ vào dịp lễ này người ta phải gia tăng cầu nguyện, nghe Lời Chúa và chia sẻ, thì họ lại tổ chức tiệc tùng, ăn uống xa xỉ và đú đỡn với nhau ! Đầu tháng 12 năm 1223, thánh Phanxicô báo trước cho mọi người là lễ Giáng Sinh năm nay không cử hành tại Nhà Thờ mà là ở một nơi khác (không cho biết trước). Mỗi tín hữu đêm ấy cầm đuốc đi theo thánh nhân vào một khu rừng vắng. Rồi thánh nhân leo lên một triền núi phẳng và cùng với mọi người dâng Thánh Lễ tại đây, ngài giảng một bài rất hùng hồn về cảnh nghèo nàn của Con Thiên Chúa vào đời, có ý dạy mọi người tránh sống xa xỉ, để có điều kiện chia sẻ vào những công việc đạo đức, hữu ích cho mọi người. Khi thánh Phanxicô đang giảng say sưa, thì thình lình Chúa Hài Đồng hiện ra ngay trên Bàn Thờ, nằm giơ hai tay, hai chân như muốn đòi thánh nhân bế. Từ điển tích này, người ta đặt tượng Chúa Hài Đồng nơi hang đá không phải là một cậu bé được quấn tã nằm ngủ ngon trong máng cỏ, mà là một Hài  Nhi nằm “giơ bốn vó !” 

            Vậy “làm sao chúng ta phải trở nên giàu có như Đức Giêsu, mà vì chúng ta, Ngài đã trở nên nghèo khó, để chúng ta được giàu có nhờ sự nghèo khó của Ngài !” (2Cr 8,9) Ta phải trở nên giàu có như Đức Giêsu để có thêm điều kiện làm cho đồng loại được giàu có về Đức Tin và của cải vật chất,còn ta trở nên nghèo khó giống Đức Giêsu, đến nỗi Ngài không có nơi ngả đầu! (x Lc 9,58), vì chết trần trụi trên thập giá! 

IV. CON THIÊN CHÚA ĐẾN NÂNG PHẨM GIÁ CON NGƯỜI VƯỢT TRÊN MỌI LOÀI THỤ TẠO.

                    * Cũng vào hoàn cảnh ở thế kỷ thứ 4 (năm 440), nhóm Manisê chủ trương khinh chê thân xác con người, vì thân xác là nguồn gốc của tội lỗi ! 

            * Rồi đến năm 448, nhóm “Độc Tính” dạy rằng : Chúa Giêsu chỉ có một bản tính Thiên Chúa, thân xác chỉ là “ốc mượn hồn”, con người không làm được gì tốt, phủ nhận sự cộng tác của con người trong chương trình Chúa cứu độ, mà Thiên Chúa hoàn toàn làm hết cho kẻ tin Ngài ! 

            Để chống lại hai lạc thuyết trên, lễ Giáng Sinh Hội Thánh dạy ta phải xác tín rằng  : 

  1. Mỗi người được Chúa ở cùng, thân xác họ là Đền Thờ đích thực của Thiên Chúa.  (x 1Cr 3,16)
  2. Khi tạo dựng con người, Thiên Chúa không hỏi ý kiến ai, vì chưa có ai để hỏi. Nhưng khi cứu độ con người, thì Thiên Chúa tôn trọng họ, nên Ngài hỏi ý con người ! (thánh Augustino) [x Mc 2,1-12]

3.Khi tạo dựng Ađam thứ I, Ađam cuối cùng (Đức Giêsu), Thiên Chúa đã khắc ghi hình ảnh mình trong đó, như Lời tiền Tin Mừng Chúa đã hứa : “Miêu duệ người nữ đạp nát đầu rắn”   (St 3,15). Do vậy, Ađam cuối cùng đã lãnh nhận vai trò và tên Ađam thứ I : Vì Ađam thứ I làm mất những gì tốt đẹp đã được Thiên Chúa tạo dựng theo hình ảnh Ngài (x St 1,26). Ađam trước đã khởi đầu, nhưng đi vào sự chết ; Ađam cuối cùng sống vinh phúc muôn đời. Do đó, người sau (Giêsu - Ađam cuối cùng) mới đích thực là người đầu, như chính Ngài đã nói về mình : “Ta là đầu và là cuối’’ (Kh 1,17) : Từ khởi sự cho đến hoàn tất, đều nhờ bởi Chúa Giêsu.

4.“Adam cũ được dựng nên bởi đất trinh (đất chưa ai canh tác), còn Adam cuối cùng thì được sinh ra bởi Mẹ Đồng Trinh” (Thánh Irênê). Thánh Gioan nói : “Những ai đón nhận được Ngài, thì Ngài ban cho họ quyền làm con Thiên Chúa, ấy là cho những kẻ tin vào danh Ngài”   (Ga 1,12). Vì vậy mà thánh Gioan Kim Khẩu  nói : “Thiên Chúa làm người, cho con người được làm Thiên Chúa”. Và Chúa “không ngớt vui chơi, vui chơi trên mặt đất, đùa giỡn với con cái loài người” (Cn 8,30-31). 

Nhưng ai muốn được những ơn trọng đại trên, buộc họ phải sống trong Hội Thánh Chúa Kitô. Vì Chúa chỉ muốn cứu loài người trong một đoàn chiên và một Chủ chiên (x Ga 10,1-18). Chính vì thế mà giáo huấn Công Đồng Vat. II trong Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân số 32 dạy : “Ngôi Lời nhập thể và tình liên đới nhân loại, Thiên Chúa không muốn thánh hóa và cứu rỗi loài người cách riêng rẽ thiếu liên kết, nhưng Ngài muốn quy tụ họ thành một dân tộc, để họ nhận biết chính Ngài trong chân lý, và phụng sự Ngài trong thánh thiện” . 

            Câu chuyện Đường Tăng (trích trong “Phẩm Giá Của Con Người” của Nguyễn Thái Hợp : 

            “Đường Tăng Huyền Trang là một nhân vật lịch sử. Một tăng sĩ dũng cảm, thông minh, tinh tế và là một học giả uyên thâm kinh điển Phật giáo. Ông là một học giả thiên tài và nghiêm túc đã dịch rất nhiều kinh sách Phật giáo ra chữ Hán. Ông đã ghi chép cẩn thận những gì mắt thấy tai nghe trên đường đi thành tập “Tây Du Ký”.  Đây là một tài liệu giá trị về xã hội, địa dư, tôn giáo và lịch sử của Ấn-Độ thời ấy. Nhưng chẳng mấy ai đọc “Tây Du Ký” của Huyền Trang. 

            Ngô Thừa Ân không sử dụng tài liệu lịch sử của Huyền Trang, mà lại hư cấu một “Tây Du Ký” khác. Dưới ngòi bút của Ngô Thừa Ân, Huyền Trang học giả biến thành một Đường Tăng khù khờ, cả tin, hơi u mê và nhiều khi từ bi không đúng chỗ. Tuy nhiên, thầy trò Huyền Trang Tam Tạng của Ngô Thừa Ân lại được nhiều người Á Đông biết đến và say mê, vượt rất xa tác phẩm và nhân vật Huyền Trang chính thức. 

            Vào đầu thập niên 90, Trương Quốc Dũng đã hư cấu một Huyền Trang khác trong truyện thật ngắn mang tựa đề “Đường Tăng”. Trong lời bạt của cuốn sách “40 truyện rất ngắn”, nhà phê bình Lê Ngọc Trà nhận định sắc nét : “Truyện Đường Tăng đầy những câu văn ngắn có hồn. Chữ ít nhưng dường như chữ nào cũng sống, cũng có một âm điệu tình cảm, một không gian…”. Xin được phép trích nguyên văn truyện thật ngắn này, một trong hai truyện được giải nhất trong cuộc thi truyện rất ngắn 1993-1994 (dưới 1.000 chữ) của bán nguyệt san Thế Giới Mới : 

            “Đêm cuối cuộc trường chinh đầy gian khổ, ngày mai vào yết kiến Như Lai để lên kiếp Phật, đường Tăng trằn trọc không sao ngủ được. Suốt cuộc đời tâm nguyện tới cõi này, giờ đây khi sắp trút bỏ kiếp người, ông bỗng thấy lòng day dứt.  

            “Chiều nay, thân thể Đường Tăng đã rã rời, đầu óc đầy mộng mị, tay biếng lần tràng hạt. Tâm linh như muốn níu chân dừng lại. Máu ông nhức nhối thấm lần qua tim, cứa vào qúa khứ đau xé. Ông nhớ tới những người sinh thành ra mình. Tình cha, huyết mẹ tạo nên mà bao nhiêu năm nay ông không một lần thắp hương, không một lần nhắc nhở. 

            “Chặng đường dài tới đất Phật khiến trái tim ông dần chai sạn. ông đã quá nhiều lần phải lạy lục, cầu khẩn các thần lớn bé, đã qua nhiều lần dẫm đạp lên xác máu yêu ma xa gần, chỉ với một mục đích : mau thành chánh qủa. ông thương người. Nhưng đêm nay, trước ranh giới cuối cùng của cõi Người và Phật, ông chợt hiểu ra cội rễ của tình thương ấy. Mỗi lần cứu giúp con người, ông chỉ thầm tính toán như xây thêm cho mình một bậc thang tới Phật đài. 

            “Nhiều lần Đường Tăng đã tự hỏi tại sao nước mắt mình ngày càng lạnh giá. Giờ đây ông thầm biết, trên con đường thỉnh kinh về cứu rỗi người đời, ông đã dần dần xa lạ với con người. 

            “Ông trở mình, thở dài : không là người, ta sẽ là ai? Yêu quái cản đường, biết bao kẻ chính từ trên đây xuống, pháp thuật vô biên, ác nghiệt vô cùng. Ta nhập vào chốn ấy biết rồi thành Phật hay thành ma ? 

            “Đường Tăng chợt nhói trong tim. Ông khẽ rên lên, hai tay ôm ngực. Mở mắt thấy các đồ đệ đang đứng bên giường nhìn ông âu lo. Cả ba hình như đều không ngủ. 

            “Đường Tăng thở hắt : “Không sao đâu, ta chỉ chợt nhớ tới ngày xưa”. Nói rồi lại nhắm mắt. 

            Nghe tiếng Ngộ Không : “Xin thầy đừng tự dối lòng. Thầy đang nhớ cả kiếp người – Đường Tăng rùng mình khi giọng Ngộ Không quá u uất – Con từ đá sinh ra. Coi thường cả thần thánh, yêu ma, chỉ mong được thành người. Thầy đã là người lại tự bỏ mình đi tìm hồn phách khác. Đêm nay sao khỏi xót xa”. 

            “Bát Giới cười khẽ : “Làm người có gì vui. Chúng ta đã dốc lòng theo đạo, ngày mai được lên chốn thần tiên, sung sướng biết bao nhiêu. Thầy đừng luyến tiếc.” 

            “Sa Tăng an ủi : “Thầy trò mình sắp hóa Phật, mang đạo xuống khai sáng cho loài người. Công qủa vĩ đại lắm !” 

            “Đường Tăng lắc đầu, nằm im hồi lâu, hai tay vẫn đặt lên tim, mắt vẫn nhắm, nước mắt trào ra ấm nóng lại. Rồi như trăn trối : “Ta ước gì đêm nay đừng sáng. Ta đau đớn cho mười mấy năm viễn du. Ngộ Không ơi ! Một đời con mong được thành người thì bị ép phải theo ta để thành Phật. Bát Giới tự dối mình, giác ngộ thật ra chỉ là đi tìm một chốn hoan lạc mới. Sa Tăng rời cõi u mê này sang cõi hoang tưởng khác mà lại hy vọng khai sáng. Còn  ta ? Không còn là người, không phải là người thì làm sao đồng cảm mà đòi khai sáng, cứu vớt con người.” 

            “Ngộ Không sụp xuống nắm tay thầy, ngẹn ngào : “Thầy đã nhận ra chân lý. Nhưng chậm quá rồi.” 

            Truyện Đường Tăng cho ta phải suy nghĩ : Đường Tăng mong thành Phật, khi sắp thành Phật lại buồn vì không còn là người ! Mà không là người làm sao cứu được người ? Như vậy Đường Tăng thua xa Chúa Giê-su, Ngài vừa là Thiên Chúa vừa là người. “Ngài đã trải qua thử thách và đau khổ, nên Ngài có thể cứu giúp những ai bị thử thách !” (Dt 2,18) Và không ai có thể lên cõi Phúc (lên Trời), ngoại trừ “Đấng từ Trời mà xuống, để ai tin vào Ngài thì được sống hạnh phúc đời đời !” (Ga 3,13.15) Như vậy, muốn cứu ai ta phải có hai điều  kiện :

 - Sống kiếp người giống như đồng loại ta muốn cứu, để ta cảm nghiệm được hoàn cảnh đau khổ của họ. Đó là lý do Đấng Cứu Thế muốn làm người như chúng ta.

Nếu Thiên Chúa ngồi trên trời sai thiên thần đến Việt Nam, xem hoàn cảnh dân chúng sống ra sao, khi thiên thần trở về chắc chắn thưa với Chúa : “Lạy Chúa, “đầy tớ nhân dân” rất giàu có, trái lại nhân dân làm chủ lại quá nghèo khổ, bo bo không có đủ mà ăn. Chúa ngạc nhiên hỏi : “Tại sao thế, Ta không hiểu, đầy tớ lại giàu hơn chủ nghĩa là sao?” Thiên thần thưa : “Đầy tớ nhân dân giàu lắm, họ rửa tiền bằng cách đi xe hơi và uống bia ôm. Còn nhân dân làm chủ thì không ai làm chủ một tấc đất, họ chỉ có quyền sử dụng, nên họ phải đi xe ôm và uống bia hơi!” 

Nghe thế, Chúa phán : “Ta phải xuống xem sao, chứ nghe báo cáo thế thì “Tây” nó cũng chẳng hiểu nổi!” 

Vậy muốn cứu ai đạt hiệu quả cao, không nhưng ta phải giống mà còn phải hơn người ấy. 

            Nhờ ngòi bút của ông Luca, cho ta lưu ý hai lần ông viết “Hôm nay”, đặc biệt ở đầu và cuối cuộc đời Đức Giêsu :

  • Ngày Con Đấng Tối Cao giáng trần, Thiên thần nói : “Hôm  nay, Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho chúng ta, Người là Đấng Kitô, là Đức Chúa” (Lc 2,11 : Đáp ca).
  • Ngày Con Đấng Tối Cao lìa bỏ trần thế về Trời, Ngài nói với tên trộm biết sám hối tội mình và xin theo Ngài : “Hôm nay, ngươi ở trên Thiên Đàng với Ta” (Lc 23.43). Đúng với Lời thiên thần nói với các chú mục đồng : “Này tôi báo cho anh em một Tin Mừng trọng đại : Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavid, Người là Đấng Kitô, là Đức Chúa” (Lc 2,11 : Tung Hô Tin Mừng). 

Kinh Thánh viết như thế, muốn nhấn mạnh rằng : Chúa Giê-su rất muốn đến với chúng ta từng ngày hôm nay trong suốt đời ta. Ngài không hẹn ta vào ngày khác đến gặp Ngài. Do đó, nếu mỗi người chúng ta hôm nay rộng mở cửa tâm hồn đón Chúa Giêsu Phục Sinh, khi ta dự Thánh Lễ, thì cho dù ngày hôm nay ta còn vương vấn tội lỗi mà biết sám hối, nếu Chúa lại gọi ta hôm nay ra khỏi thế gian này, chắc chắn Chúa cũng đưa ta vào Thiên Đàng ngay hôm nay, bởi vì ta không đến nỗi tồi tệ như tên trộm lành suốt đời chỉ chôm chỉa của người khác. Như thế ta không phải xuống luyện tội một thời gian để thanh tẩy mới được vào Thiên Đàng, giống như nhiều người phải thanh tẩy nơi luyện tội. Vì Chúa Giêsu cũng đã hứa : “Ai nghe Lời Ta và tin vào Đấng đã sai Ta thì có sự sống đời đời và khỏi phải đến tòa phán xét, nhưng đã ngang qua sự chết mà vào cõi sống”  (Ga 5,24). Chính vì vậy, mà thánh Phaolô nói : “Bây giờ án phạt không có nữa cho những ai ở trong Đức Kitô Giêsu” (Rm 8,1), nên “nếu Đức Kitô ở trong anh em, thì tuy thân xác anh em có phải chết vì tội đã phạm, Thần Khí cũng làm cho anh em được sống, vì anh em đã được trở nên công chính” (Rm 8,10). 

Nhất là ta dự Lễ trọn vẹn : nghe Lời và rước lễ là cách chắn chắn được Chúa ở cùng, Ngài giúp ta thắng satan, thắng tội lỗi, thắng thần chết, hơn xưa Chúa chỉ ở cùng ông Ghêđêôn qua dấu chỉ “tấm lông chiên ông phơi ngoài sân đẫm ướt sương” (x Qa/Tl 6-7), nhờ thế mà ông chiến thắng quân Mađian (x Is 9,1-6 : Bài đọc I). 

Vậy ngày hôm nay ta dự Lễ là được Chúa ở cùng, chắc chắn Ngài cho ta mạnh sức hơn ông Ghêđêon, để “Ngài giúp ta từ bỏ lối sống vô luân, hầu ta xứng đáng là dân riêng của Chúa, một dân hăng say làm việc thiện” (Tt 2,11-14 : Bài đọc II). 

THUỘC LÒNG. 

            Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. (Ga 3,16)

 

BÀI SUY NIỆM 2 : 

CUỘC ĐỜI LÀ HIẾN TẾ CỨU ĐỘ 

            Thiên Chúa Ngôi Hai, Ngài là Đấng Hằng Hữu và Toàn Năng, nhưng Ngài chỉ trở thành Tư Tế khi được sinh ra làm người và trở thành của lễ dâng Chúa Cha sinh ơn cứu độ cho loài người, đúng với ý nghĩa danh Giêsu (Thiên Chúa Cứu Độ) đã được sứ thần Gabriel ra lệnh cho Đức Maria và ông Giuse đặt cho Ngài (x Lc 1,31 ; Mt 1,18-25).

             Ta biết Đức Giêsu hoàn tất Hy Lễ mới của Ngài :

             -     Khởi đi từ lúc nhập thể, đỉnh cao nơi thập giá.

 - Để mạc khải cho “kẻ bé mọn” sự khôn ngoan của Thiên Chúa.

  • Để tạo nên một dân riêng thoát ách Luật, chuyên lo việc lành.
  • Để ta theo gương Đức Maria cộng tác với Đức Giêsu hoàn tất công trình sáng tạo mà Chúa Cha đã khởi sự.
  • Con Chúa đến qua Phụng Vụ Hội Thánh cử hành để hoàn tất việc tạo dựng con người.

 

1/ ĐỨC GIÊSU VÂNG LỜI SỐNG NGHÈO TỪ LÚC NHẬP THỂ, ĐỈNH CAO LÀ THẬP GIÁ. 

  • Ngày Đức Giêsu vào trần gian, cha mẹ Ngài phải vâng lời hoàng đế Roma về Bêlem, thành của vua Đavid mà đăng ký hộ khẩu, trong cảnh nghèo khổ : Không kiếm được chỗ trú thân trong thành, nên cha mẹ Hài Nhi phải lấy tã vấn và đặt nằm trong máng cỏ ! (x Lc 2,7). Phải chăng người ta coi Ngài như thân sâu bọ nằm trong cỏ, dựa vào lời ngôn sứ Isaia đã nói : “Dáng vẻ của Ngài không còn thuộc hạng người ta”  (Is 52,14) ; “Không duyên dáng, không oai vệ bắt chúng tôi phải để ý” (Is 53,2).
  • Nhưng còn tệ hơn, ngày Đức Giêsu lìa đời, Ngài lại phải vâng lời quyền bính Roma, tại thành của vua Đavid, để lãnh án tử, chết nhục trên thập gía ! Rồi được ông Giuse quê tại Arimathia và một môn đệ bí mật xin ông Philatô đưa xác Ngài đem đi liệm táng trong mồ ! (x Ga 19,38t) Đúng như lời ngôn sứ Isaia đã nói : “Ngài bị khinh khi, và là đồ phế bỏ của người đời!”  (Is 53,3) 

2/ ĐỂ MẠC KHẢI CHO “KẺ BÉ MỌN’’ ĐƯỜNG LỐI KHÔN NGOAN CỦA THIÊN CHÚA. 

  • Ngày Ngôi Hai giáng trần, Ngài sai thiên thần đến mạc khải cho các chú mục đồng, là những “kẻ bé mọn” về dấu chỉ: Một trẻ vấn tã nằm trong máng cỏ”,để nhận ra Đấng Cứu Thế. Mà thực, chỉ có lũ trẻ ranh con này được tin mới tìm đến thờ lạy Hài Nhi Giêsu, còn hạng người tự mãn là khôn ngoan thông thái chỉ mở Sách Thánh tra tầm nơi sinh của Hài Nhi, Vua Do Thái, để chỉ điểm cho bạo chúa Hêrôđê  ra lệnh chém giết, chứ nào họ có đến thờ lạy ?! (x Mt 2)
  • Bởi vậy, cái chết của Đức Giêsu trên thập gía là cớ vấp phạm cho người Do Thái, là sự điên rồ đối với dân ngoại ; chỉ có kẻ bé mọn như ông Phaolô mới được Đức Giêsu mạc khải cho biết đó là đường lối khôn ngoan của Thiên Chúa. (x 1Cr 1,17) 

3/ ĐỂ TẠO NÊN MỘT DÂN RIÊNG THOÁT ÁCH LỀ LUẬT, CHUYÊN LO VIỆC LÀNH

            Ngôn sứ Isaia trong Bài đọc I đã cho ta biết trước gía trị ơn cứu độ do Đấng Cứu Thế thực hiện : “Ngài đập tan cái ách đè trên vai dân…” (Is 9,3t). Đây chính là cái ách, cái gánh nặng, cái roi của Lề Luật đặt trên nhân loại, vì “Luật chỉ làm cho ta nhận biết tội’’ (Rm 7,7), và nó “giam ta trong tội’’ (Gl 3,22). Chỉ có Đức Giêsu giải phóng cho “kẻ bé mọn” thoát án phạt của Lề Luật  (x Gl 3,24 và Mt 11,25-30). Ai được Chúa ở cùng, người ấy được Ngài ủng hộ và bênh đỡ thắng sự ác, còn hơn xưa Thiên Chúa ủng hộ ông Ghêđêôn thắng quân Mađian để bảo vệ dân Ngài (x  Tp 6). Bởi vì Ngài vừa là Đấng cao cả nhất lại trở nên thấp hèn nhất ! Ngài vừa khác ta, vì Ngài là Thiên Chúa, Ngài lại giống ta, vì Ngài là người như mọi người, ngoại trừ tội lỗi! 

            - Ông Emerson nói : “Muốn quan sát một khu vực, ta phải leo lên nơi cao nhất, và còn phải xuống nơi thấp nhất.” Ví dụ : Một người muốn tham quan một địa danh để biết tường tận nơi đó, thì người ấy phải ngồi trên máy bay nhìn xuống, đồng thời họ còn phải lội qua từng dòng suối, xuống tận thung lũng sâu thẳm! 

            - Còn ông P.Tillich nói : “Muốn hiểu ai, ta phải vừa giống họ, lại vừa khác họ.” 

            Vậy chỉ có Đức Giê-su hiểu hết những nhu cầu, những khát vọng của ta, vì Ngài cao cả không ai bằng, cũng không ai hạ mình xuống thấp nhất như Ngài : Ngài vốn dĩ là Thiên Chúa toàn năng, lại trở nên như người nô lệ để phục vụ, thậm chí người ta liệt Ngài vào hạng tội nhân phải loại trừ! 

            Để minh chứng Ngài giống ta để hiểu ta nhất, làm thỏa mãn khát vọng nên thánh của ta, thánh Phaolô nói : “Ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người. … Sở dĩ như vậy, là vì chúng ta trông chờ ngày hồng phúc vẫn hằng mong đợi, ngày Đức Kitô Giêsu là Thiên Chúa vĩ đại và là Đấng cứu độ chúng ta, xuất hiện vinh quang. Vì chúng ta, Người đã tự hiến để cứu chuộc chúng ta cho thoát khỏi mọi điều bất chính, và để thanh luyện chúng ta, khiến chúng ta thành Dân riêng của Người, một dân hăng say làm việc thiện.” (Tt 2,11-14 : Bài đọc II). 

4- TA THEO GƯƠNG ĐỨC MARIA CỘNG TÁC VỚI ĐỨC GIÊSU ĐỂ HOÀN TẤT CÔNG TRÌNH SÁNG TẠO CỦA CHÚA CHA. 

            * Theo gương Đức Maria : Khi các chú mục đồng vào thành Bêlem, họ thuật lại tất cả các lời thiên thần loan báo, làm mọi người kinh ngạc – một thái độ nghi ngờ chưa tin – chỉ riêng Đức Maria thì giữ kỹ các điều ấy và hằng suy đi nghĩ lại trong lòng (x Lc 2,15-20). Thái độ của Đức Maria trước ý định của Thiên Chúa đã trở thành mẫu mực cho mọi thành phần trong Hội Thánh, để nhờ nhẫm đi nhắc lại Lời Chúa suốt đêm ngày, họ làm gì cũng thành công ! (x Tv 1,2-3) 

            * Cộng tác với Đức Giêsu ngay “Hôm Nay’’ : Trong Tin Mừng của thánh sử Luca, ông đã dùng 8 lần thuật ngữ “HÔM NAY’’ để nói về ơn cứu độ Chúa ban: 

  1. Hôm nay Đấng Cứu Thế sinh ra (x  Lc 2,11).
  2. Hôm nay Cha sinh ra Con (x Lc 3,22).
  3. Hôm nay ứng nghiệm điều tai các ngươi vừa nghe (x Lc 4,21).
  4. Hôm nay chúng ta được thấy điều kỳ lạ : Con Người có quyền tha tội (x Lc 5,26).
  5. Hôm nay và ngày mai tôi trừ quỷ và chữa lành bệnh tật, ngày thứ ba tôi hoàn tất  (x Lc 13,32).
  6. Hôm nay tôi phải lưu lại nhà ông Giakêu  (x Lc 19,5).
  7. Hôm nay nhà này được ơn cứu độ (x Lc 19,9).
  8. Hôm nay anh ở trên Thiên Đàng với tôi (x Lc 23,43). 

            Như thế, thời Cựu Ước, Chúa đã tạo dựng vũ trụ trong 6 ngày, ngày thứ 7 Ngài nghỉ ngơi (x St 1). Đó là dấu chỉ trong thời Tân Ước, vào ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, Đức Giêsu được nghỉ ngơi (an táng trong mộ), và Ngày Thứ Tám, Ngài sống lại, thì 8 lần “Hôm Nay” trong đời Đức Giêsu, Ngài lấy cả sự ác làm hoàn tất việc tạo dựng mà Chúa Cha đã khởi sự. Cụ thể Ngài đưa anh trộm lành dâng lên Chúa Cha để tôn vinh Người. Đúng là như lời thiên thần báo cho các mục đồng : “Này tôi báo cho anh em một Tin Mừng trọng đại : Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavid, Người là Đấng Kitô, là Đức Chúa” (Lc 2,11 : Tung Hô Tin Mừng). 

            (Ta lưu ý : Trong Tin Mừng của Luca, còn nói đến hai lần “Hôm nay” nữa, nhưng không được kể là HÔM NAY CHÚA BAN ƠN, vì tác gỉa nói đến hình phạt đối với người từ chối Đức Giêsu : Lc 19,42 : Ngài trách người Do Thái hôm nay không biết đón nhận phúc bình an ! Lc 22,34 : Ngài báo trước ông Phêrô sẽ chối Thầy : “Hôm nay gà sẽ không gáy cho đến lúc ngươi chối ba lần là không biết Ta” –). 

5- CON CHÚA ĐẾN QUA PHỤNG VỤ HỘI THÁNH CỬ HÀNH ĐỂ HOÀN TẤT VIỆC TẠO DỰNG LOÀI NGƯỜI. 

            Nhờ tình thương và quyền năng lạ lùng Con Thiên Chúa đã thực hiện như đã đề cập ở trên, làm cho các chú mục đồng cùng với các thiên thần chung lời tôn vinh ngợi khen Thiên Chúa : “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương” (x Lc 2,14.20). 

            Lời tôn vinh trên, đêm hôm nay mọi Ki-tô hữu đều cất lời cùng chung tiếng hát với các thiên thần, để nối dài và mở rộng niềm vui ơn cứu độ đã đựơc công bố cách đây trên 2.000 năm, và còn đang tiếp tục thực hiện cho tới ngày Chúa lại đến, để tập họp thêm những người thiện tâm theo Ngài đi vào vinh quang bất diệt ! 

            Vì khi tạo dựng Ađam thứ I, Ađam cuối cùng (Đức Giêsu) đã khắc ghi hình ảnh mình trong đó. Vì vậy Ađam cuối cùng lãnh nhận vai trò và tên của Ađam thứ I đã bỏ mất những gì tốt đẹp Thiên Chúa ban, nhất là được tạo dựng theo hình ảnh của Ngài (x St 1,26). Ađam đầu, Ađam cuối : Người trước đã có khởi đầu, Người sau sẽ tồn tại mãi mãi, vì Người sau mới thực là Người đầu, như chính Ngài đã nói về mình “Ta là Đầu và là cùng đích” (x Thánh Phêrô Kim Khẩu – Bài Giảng 117). 

            Đức Kitô Giêsu xuất hiện không phải một lần, mà Ngài cứ muốn đến lần nữa, lần sau huy hoàng hơn lần trước. Thực vậy, lần I Ngài đến chịu trăm nghìn đau khổ, còn lần sau Ngài đến biểu lộ vương quyền của Thiên Chúa, vì nơi bản tính Thiên Chúa, hai lần Ngài được sinh ra : Lần I sinh ra bởi Thiên Chúa từ trước muôn đời, lần II được sinh ra do quyền năng Chúa Thánh Thần, nơi cung lòng Đức Trinh Nữ Maria. Ngài đến âm thầm như sương xuống tấm lông chiên của ông Ghê-đê-on, và lần II Hội Thánh sinh Ngài qua Bí tích Thánh Thể, như sương từ trời xuống lần II trên mảnh đất ông Ghêđêon phơi tấm  lông chiên, mà tấm lông chiên không đẫm ướt sương! Đó là dấu chỉ Chúa thúc bách ông Ghê-đê-on xuất quân chiến thắng kẻ địch Mađian giải phóng cho dân tộc ! (x Tp/Qa 6,36t). 

            Lần I, Đức Kitô Giêsu đến được Mẹ bọc tã đặt trong máng cỏ (x Lc 2,7) ; lần II Ngài đến trong bộ áo cẩm bào muôn ánh hào quang. 

            Lần I, Đức Giê-su đến vác thập giá mà chẳng hề nhuốc hổ, lần II vào ngày Quang Lâm, Ngài đến trong vinh quang, có các đạo binh thiên thần hộ tống. 

            Lần I, Ngài đến với ta qua Bí tích Thánh Tẩy, để ta được tháp vào Ngài như cành tháp vào cây, cho ta trở thành chi thể trong Thân Mình Mầu Nhiệm Chúa Giêsu Phục Sinh, còn lần II Ngài đến với ta qua Bí tích Thánh Thể, để ta được sống bằng sự sống của Ba Ngôi Thiên Chúa (x Ga 6,57), bảo đảm cho sự sống lại, một sự sống dồi dào và vĩnh cửu (x Ga 6,54 ; 10,10). 

            Như thế người ta được sinh ra lần I theo ý muốn xác thịt của cha mẹ, thì loài người được nhân lên và chia rộng ra ; còn lần II ta được sinh ra qua Bí tích Khai Tâm bởi ý muốn của Thiên Chúa, trong Chúa Giêsu (x Cv 2,38), thì ta lại được thu họp trong Thân Thể Mầu Nhiệm của Chúa Ki-tô là Hội Thánh, để ta vừa được sống bởi Chúa Giêsu, vừa được sống dồi dào bởi các chi thể trong Thân Mình Đức Kitô thông chia cho, đó là “áo cưới của Hiền Thê Tân Lang Giêsu”, thánh Gioan nói đó chính là “áo trúc bâu, là công đức của các thánh, để được mời vào dự tiệc cưới Con Chiên trong  ngày cánh chung” (x Kh 19,7-8). 

            Vậy chúng ta hãy trông chờ Đức Giêsu đến lần II quan trọng hơn lần I và bổ túc cho lần I, hầu lần II, Ngài cho chúng ta cùng cất tiếng tung hô : “Hôm nay, Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho chúng ta, Người là Đấng Kitô, là Đức Chúa” (Lc 2,11 : Đáp ca). Ta “hát lên mừng Chúa một bài ca mới,hát lên mừng Chúa hỡi toàn thể địa cầu! Hát lên mừng Chúa chúc tụng Thánh Danh. Ngày qua  ngày, hãy loan báo ơn Người cứu độ” (Tv 96/95,1-2). 

THUỘC LÒNG. 

            Ngày hôm nay, ước gì anh em nghe tiếng Chúa. (Tv 95/94,7) 

http://phaolomoi.net Linh mục GIUSE ĐINH QUANG THINH

 

Một vài suy tư khi mừng lễ Giáng Sinh 

Trong những ngày này, không khí vui mừng đón chờ Giáng Sinh đang tràn ngập trên thế giới. Tại Việt Nam, nơi các thánh đường ở thôn quê hay thành thị, ngoài đường phố, trong các ngõ hẻm, ngay cả trong các công ty, xí nghiệp, các nhà hàng, các quán ăn...đâu đâu cũng thấy không khí của của lễ hội. Không khí ấy lại nóng dần lên khi người người đi mua sắm, nhà nhà háo hức đợi chờ. Dù là người nghèo hay giàu, trẻ em hay cụ già, người theo đạo Công giáo hay không, Giáng Sinh vẫn cứ là một ngày hội. Ngày hội tâm linh, ngày hội xã hội... 

Đứng trước thực trạng ấy, là người Công Giáo, chúng ta nghĩ gì về việc mừng Giáng Sinh hiện nay. 

  1. Trước tiên, Giáng Sinh dưới cái nhìn xã hội 

Cứ mỗi dịp Giáng Sinh về, tại thành phố Sài Gòn, Hà Nội...chúng ta thấy rất rõ những hình thức chuẩn bị và ăn mừng Giáng Sinh. Nào là: tại các ngả đường, nơi các con hẻm, người có đạo hay không có đạo...hang đá cứ mọc lên như nấm. Đến nỗi hang đá trên lầu, hang đá dưới sân, hang đá trong phòng, hang đá ngoài đường, hang đá nơi ngã ba, ngoài ngã bẩy... Ai có dịp đến đường Phạm Thế Hiển, q. 8, Sài Gòn thì thấy điều tôi nói quả là không ngoa. Còn hơn thế nữa, tại các trung tâm mua sắm, các khu vui chơi giải trí, ngay cả những chốn ăn chơi như quán Bar, cafe đèn mờ, họ cũng làm hang đá trước cửa nhà. Mục đích của họ là cuốn hút sự chú ý của khách hàng, để đạt được mục đích xã hội và kinh tế của họ. 

Trong những ngày này, họ cũng thi đua mời nhau đi nhậu. Nay tôi, mai anh. Nay nhóm này, mai nhóm khác...nhậu tơi bời, nhậu hả hê, nhậu quên ăn, quên làm, thậm chí nhậu quên luôn cả lễ lạy cầu kinh...một sự lạm dụng đến xót xa. 

Như vậy, Giáng Sinh theo cái nhìn hiện sinh của con người và xã hội hiện nay thì: là thời điểm “hót” để bán hàng, dịp thuận tiện để mua sắm, là cơ hội để giao lưu, nhậu nhẹt. Đây là một thực trạng thực của một số người dân hiện nay khi Mùa Giáng Sinh về. Lời nhận định của Đức Hồng Y Oswald Gracias Chủ tịch FABC làm cho chúng ta phải suy nghĩ: “Ngày nay, người ta ít chú trọng vai trò của Thiên Chúa đối với cuộc sống con người. Chạy đua tiền bạc và những chân lý nửa vời”[1]. Lời nhận định này được đưa ra vào đúng thời điểm mà chúng ta đang nô nức đón mừng Đại Lễ Giáng Sinh, điều này thật thức thời để chất vấn lương tâm của chúng ta. Vậy, đâu là ý nghĩa đích thực của việc đón Chúa Giáng Sinh? Những việc làm cụ thể để mừng Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người là gì? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu. 

  1. Giáng Sinh dưới cái nhìn đức tin và lối sống của người Công Giáo 

Trước lễ Giáng Sinh, Giáo Hội mời gọi chúng ta có thời gian chuẩn bị để đón chờ Thiên Chúa Nhập Thể. Thời gian đó ta gọi là Mùa Vọng. Mùa Vọng là Mùa mời gọi ăn năn sám hối, dọn sạch tâm hồn khỏi những hố sâu của tội lỗi, quanh co của dối trá, đồi cao của kiêu ngạo...và hãy học nơi Mẹ Maria, luôn sống với nội dung tin mừng, đồng thời luôn tìm cách mang Chúa đến cho người khác, chấp nhận gian nan thử thách. Mặt khác, đây cũng là thời gian thuận tiện để giao hòa lại với Thiên Chúa và anh em nơi bí tích hòa giải. Điển hình như tại nhà thờ Chính Tòa Hà Nội, Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đã chủ sự nghi thức sám hối cộng đồng, sau đó ngài đã cử hành bí tích hòa giải. Trước tiên từ các cha, sau đó đến giáo dân...[2] đây là một hình ảnh rất đẹp, diễn tả tâm tình của những người có niềm tin và trông mong ơn cứu độ. 

Lược qua tinh thần của Mùa Vọng như thế, để thấy được đích điểm mà Giáo Hội muốn nhắm tới trong Mùa Vọng là gì và nội dung của việc  mừng Chúa Giáng Sinh hệ tại đâu? 

Trước tiên, đón mừng Giáng Sinh, không chỉ chuẩn bị những thứ bên ngoài, những thứ đó là việc cần nhưng không phải là việc quan trọng nhất. Việc quan trọng nhất là mỗi khi mừng lễ, chúng ta hãy mặc lấy tâm tình của người Do thái khi nghe Gioan Tẩy Giả kêu mời là hãy sám hối và tin vào Tin Mừng, hãy dọn sạch con đường tâm hồn để Chúa ngự đến. Đồng thời mỗi khi mừng lễ Giáng Sinh, mỗi người chúng ta cũng hãy hướng về ngày cách chung của thế giới và của mỗi người như một cuộc chất vấn lương tâm về những hành vi tốt xấu của mình hầu chuẩn bị cho xứng đáng đón Chúa ngự đến trong tâm hồn. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, đã nói: "Sự giáng sinh của Chúa Kitô thách thức chúng ta hãy kiểm điểm lại những ưu tiên, giá trị và chính lối sống của chúng ta. Trong khi Lễ Giáng Sinh chắc chắn là một thời điểm đầy vui mừng, nhưng đây cũng là cơ hội để suy tư sâu xa, và xét mình.”[3]

Thứ đến, Giáng Sinh về, Giáo Hội mời gọi mỗi người chúng ta hãy chiêm ngắm sự khiêm nhường của gia đình Thánh Gia. Một gia đình hết sức khiêm nhường. Mẹ Maria thì suy đi nghĩ lại trong lòng, không khoe khoang, lên mặt với ai, dẫu biết rằng trong nhà mình có Hài Nhi Giêsu là Chúa các chúa, Vua các vua. Ngài là Chúa Tể trời đất. Với thánh Giuse, người là đấng Công Chính, luôn âm thầm và sẵn lòng vâng theo thánh ý Thiên Chúa trong cuộc đời. Còn Chúa Giêsu, Người đã tự hạ, trở nên Ngôi Lời, tức Thiên Chúa- người, để ở với và sống cùng chúng ta. Một mẫu gương tuyệt vời cho chúng ta noi theo mỗi khi chiêm ngưỡng hang đá. Đức Thánh Cha nói tiếp:  “Vào cuối một năm cam go về kinh tế đối với nhiều người, chúng ta có thể học hỏi được điều gì từ sự khiêm hạ, nghèo khó, đơn sơ của cảnh tượng hang đá máng cỏ”[4]

Tiếp theo, khi chúng ta mừng lễ Giáng Sinh, chúng ta hãy nghĩ đến tình yêu của Thiên Chúa Cha đổ tràn cho nhân loại qua Con Một của Người. Đồng thời chúng ta cũng phải chia sẻ tình thương đó cho mọi người. Noi gương Mẹ Maria trong việc thăm viếng bà Elizabetl, Mẹ có Chúa, Mẹ mang Chúa đến cho người khác, Mẹ chấp nhận gian nan đau khổ chỉ vì yêu, miễn sao tình yêu được chia sẻ và người đón nhận được bình an và hạnh phúc. 

Như vậy, đón mừng lễ Giáng Sinh, mỗi người chúng ta hãy tiếp tục sống tinh thần Mùa Vọng là hoán cải, sửa sang tâm hồn bên trong hơn là bề ngoài. Đến  với Chúa bằng tấm lòng đơn sơ khiêm nhường. Chiêm ngắm gia đình Thánh Gia bằng con mắt đức tin. Và, sống mầu nhiệm Giáng Sinh bằng tinh thần tự hủy, liên đới và yêu thương. 

Mong thay, mỗi dịp Giáng Sinh về, lời thiên sứ loan tin cho các mục đồng khi xưa lại vang vọng và đọng lại trong tâm hồn mỗi chúng ta. Lời đó là lời vui mừng - bình an – yêu thương. 

Thiết nghĩ, qua những gì vừa chia sẻ, chúng ta hãy làm mới lại tất cả những cung cách, tinh thần mỗi khi cử hành phụng vụ, để trong khi cử hành thánh đó, chúng ta đụng chạm được thực sự đến Thiên Chúa, Một Thiên Chúa – người. “Lễ Giáng Sinh có thể là một thời điểm trong đó chúng ta học cách đọc Tin Mừng, để biết Chúa Giêsu, không những như một hài nhi trong máng cỏ, nhưng còn như một Đấng qua đó chúng ta nhận ra Thiên Chúa làm Người”[5]. 

Kết thúc bài viết này, xin mượn lời của Đức hồng y Oswald Gracias, Chủ tịch FABC đã trả lời phỏng vấn của WHĐ để tôi và bạn cùng nhau suy tư, cầu nguyện và sám hối khi chúng ta đón mừng Con Thiên Chúa Giáng Sinh. Ngài nói: “Giáo hội tại Việt Nam cần tập trung vào việc huấn luyện đức tin, mọi người cần hiểu biết về Tin Mừng nhiều hơn, tham dự Phụng vụ cách sống động hơn. Cần phải tập trung để đưa Thiên Chúa trở về với cuộc sống, để đương đầu với những thách đố đến từ bên ngoài”[6].

Jos. Vinc. Ngọc Biển   



[1] Đức hồng y Oswald Gracias, Giáo hội tại Việt Nam cần tập trung vào việc huấn luyện đức tin, truy cập ngày 23-12-2012, trên: http://www.hdgmvietnam.org/%E2%80%9Cgiao-hoi-tai-viet-nam-can-tap-trung-....

 

[2] Xc. Minh Quý, nghi thức sám hối cộng đồng và thánh lễ tạ ơn 45 năm linh mục của Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, truy cập ngày 23-12-2012, trên: http://tonggiaophanhanoi.org/tin-tuc/tin-giao-phan/4708-nghi-thuc-sam-ho....

[3] Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, kêu gọi suy tư và xét mình nhân lễ Giáng Sinh, truy cập ngày 23-12-2012, trên: http://tonggiaophanhanoi.org/tin-tuc/tin-tong-hop/4713-duc-thanh-cha-keu....

[4] Ibid.

[5] Ibid.

[6] Đức hồng y Oswald Gracias, Giáo hội tại Việt Nam cần tập trung vào việc huấn luyện đức tin, truy cập ngày 23-12-2012, trên: http://www.hdgmvietnam.org/%E2%80%9Cgiao-hoi-tai-viet-nam-can-tap-trung-....

 

CHÚA NHẬT LỄ GIÁNG SINH

 
“TÊN CON TRẺ LÀ EMMANUEL”
( Mat 1,23 )
 
 
   Một Người Con đã sinh ra, “Tất cả sự việc này đã xảy ra, là để ứng nghiệm lời xưa Chúa phán qua miệng ngôn sứ : “ 23 Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là "Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta." (Mat 1,22-23)
 
   Con Thiên Chúa đã hạ mình xuống làm gười thế và ở giữa chúng ta.Đây là tin vui vĩ đại nhất trong lịch sử con người.
 
"Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương."
 
   Con người đã được Thiên Chúa xót thương, khi Ngài trao ban chính Con Một của Mình đến để cứu độ nhân lọai.Tin mừng đó, vượt qua mọi không gian, vượt trên cả thời gian và trên cả trí hiểu của con người.
 
Ngôi Lời đã trở nên người phàm
và cư ngụ giữa chúng ta.
 
   Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa.2 Lúc khởi đầu, Người vẫn hướng về Thiên Chúa.3 Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành. Điều đã được tạo thành 4 ở nơi Người là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho nhân loại.5 Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng.
 
   Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người.10 Người ở giữa thế gian, và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người.11 Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận.12 Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa.”
 
    Thật diễm phúc khi mỗi người chúng ta được Thiên Chúa ưu ái một cách đặc biệt. Món qua đêm Gíang Sinh đó chính là Thiên Chúa trở nên người phàm, như một món quà vô giá, để con người có cơ hội được gặp gỡ, được chia sẻ, được đồng hành và nhất là tìm lại được vinh dự cao quý : làm con Thiên Chúa.
 
   Thiên Chúa đã trở thành món quà cho con người, một quà tặng cao quý, để qua đó sinh lợi cho con người.Chẳng ai trong chúng ta suy hiểu cho thấu vị trí của mình trong khối tình của Thiên Chúa.Chúa đã đánh đổi tất cả : từ địa vị cao sang là Con Thiên Chúa để mặc lấy thân phận Hài Nhi bé nhỏ. Ngài còn  tự hiến trên thập tự và bằng gía máu của Mình gột rửa sạch hết nhơ lầm lỗi cho con người.Món quà mà Thiên Chúa trao ban hòan tòan vượt qua trí hiểu của tất cả chúng ta.
 
   Mừng Gíang Sinh của Chúa, mỗi người chúng ta cũng hãy là những món quà để trao cho nhau : một chút hơi ấm của tình người, một ánh mắt thiện cảm của người biết xót thương và chia sẻ.Con Thiên Chúa làm người để chia sẻ kiếp người nhắc nhở mỗi chúng ta hãy sống với nhau thật người, chứ đừng sống trên mây trên gió như những người dưng nước lã, thậm chí như những kẻ thù không đội trời chung, hoặc biến anh em như những con rối cho tham vọng của mình.
 
   Mừng Gíang Sinh của Chúa, mỗi người chúng ta cũng hãy đổi mới cuộc sống mình, vì Chúa sẽ chỉ đến và ở với những con người có lòng thiện tâm và ngay chính.Một trật tự mới đã bắt đầu khi Con Thiên Chúa đến và cũng chỉ đến vì tình yêu, sống cho tình yêu và chết cho tình yêu, để “Ai biết yêu thương, người đó thuộc về Thiên Chúa”.
 
   Đêm nay, chúng con đang mừng kỷ niệm lại ngày Chúa đến trần gian lần đầu tiên. Xin cho chúng con biết chuẩn bị cho Chúa những máng cỏ tâm hồn thật trong sạch, những con tim đầy tình người, những ánh mắt thật thân thiện và những nụ cười chất chứa đầy niềm vui.Hy vọng và ước mơ rằng, Chúa sẽ không buồn khi ghé thăm từng tâm hồn chúng con.
 
"Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương."
 
 
Lời cầu nguyện:
 
Lạy Chúa, chúng con thật hạnh phúc biết bao vì kịp nhận ra Chúa đã đến, đã sinh ra vì và cho chúng con.Hồng ân đêm Gíang Sinh thật diệu kỳ, Con Thiên Chúa đã mặc khải một kỷ nguyên cứu rỗi, mở ra cho lịch sử con người một cơ hội mới.Xin hãy ngự vào lòng mỗi người chúng con, Lạy Chúa Hài Nhi, để con được chiêm ngắm, được thờ lạy, được chia sẻ hơi ấm tình người với Chúa.Amen.
 
 
 Lm Phan Kế Sự

 

QUÀ THIÊNG NHIỆM MẦU

Ngôi Lời Thiên Chúa làm người,
Phúc âm ghi tạc chiếu soi rõ ràng.

Bê-lem còn đó lừng vang,
Cho tôi hoài niệm không làm Chúa đau.


Dọn lòng đón Chúa kính dâng, Tâm con quyết chí dừng chân lỗi lầm. No-el Chúa đến lòng này, Tìm hơi ấm áp ứ đầy tình thương.


Mừng vui thay cho những tâm hồn tìm kiếm Chúa (Tv 105:3).

Chúa cho con vào đời, không hỏi ý con. Con không có quyền chọn người cha hay người mẹ, nơi sinh, chốn ở, nhưng con phải ra đời sống trọn kiếp trăm năm, giữa chiến trường trải đầy cam go vất vả. Hồn thiêng bất tử Chúa ban cho loài người, còn loài thú thì không. Con người được sinh ra mình trần thân trụi, hết kiếp nhân sinh trở về lòng đất với nắm tro tàn. Nghĩ đến thân phận là cát bụi được tạo thành đến ngày chung thẩm lại được lên trời vinh quang, nhưng phải qua dòng lịch sử của ơn cứu độ.


Mưa hồng ân đã đổ xuống gian trần hơn hai ngàn năm qua. Bê-lem sử ghi còn đó cho ta suy nghĩ để mà vươn lên

.
Mặc dầu thế sự âu sầu,
Hiên ngang tiến bước theo hầu Giê-su.
Đời ta đâu có mịt mù,
Ngả vào lòng Chúa không từ khó nguy.

Tình thương Thiên Chúa quyền uy,
Thấm lòng nhân thế vẫn tùy tự do.
Một đời theo Chúa Ki-tô,
Sống trong tình Chúa điểm tô tâm hồn.

"Hôm nay Đấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta".


Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Ngày ấy, có lệnh của hoàng đế Cêsarê Augustô ban ra, truyền cho khắp nơi phải làm sổ kiểm tra. Đây là cuộc kiểm tra đầu tiên, thực hiện thời Quirinô làm thủ hiến xứ Syria. Mọi người đều lên đường trở về quê quán mình. Giu-se cũng rời thị trấn Nadarét, trong xứ Galilêa, trở về quê quán của Đavít, gọi là Bêlem, vì Giu-se thuộc hoàng gia và là tôn thất dòng Đavít, để khai kiểm tra cùng với Maria, bạn người, đang có thai.


Sự việc xảy ra trong lúc ông bà đang ở đó, là Maria đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa, và bà đã hạ sinh con trai đầu lòng. Bà bọc con trẻ trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong hàng quán.


Bấy giờ trong miền đó có những mục tử đang ở ngoài đồng và thức đêm để canh giữ đoàn vật mình. Bỗng có thiên thần Chúa hiện ra đứng gần bên họ, và ánh quang của Thiên Chúa bao toả chung quanh họ, khiến họ hết sức kinh sợ. Nhưng thiên thần Chúa đã bảo họ rằng: "Các ngươi đừng sợ, đây ta mang đến cho các ngươi một tin mừng đặc biệt, đó cũng là tin mừng cho cả toàn dân: Hôm nay Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế, đã giáng sinh cho các ngươi trong thành của Đavít. Và đây là dấu hiệu để các ngươi nhận biết Người: Các ngươi sẽ thấy một hài nhi mới sinh, bọc trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ".

Và bỗng chốc, cùng với các thiên thần, có một số đông thuộc đạo binh thiên quốc đồng thanh hát khen Chúa rằng: "Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời, và bình an dưới thế cho người thiện tâm". (Lc 2, 1-14)


Lạy Thiên Chúa, Ngài là Chúa con thờ,
ngay từ rạng đông con tìm kiếm Chúa.
Linh hồn con đã khát khao Ngài,
tấm thân này mòn mỏi đợi trông,
như mảnh đất hoang khô cằn, không giọt nước.
Thánh Vịnh (Chương 63)


Sự việc xảy ra trong lúc ông bà đang ở đó, là bà Maria đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa, và bà đã hạ sinh con trai đầu lòng. Bà bọc con trẻ trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong hàng quán.


Maria Mẹ Chúa Trời
Âm thầm lặng lẽ không lời than van.
Cảnh đời quả thật chói chang,
Tình thương nhân loại chỉ ham tiền tài.

Giu-se, Đức Mẹ van nài,
Không người đón nhận, không hoài lắng nghe.
Cuộc đời quả thật khắt khe,
Sống trong tình quỷ bao che mắt mờ.

Đêm khuya thinh lặng như tờ,
Từng cơn gió rít ngẩn ngơ cõi lòng.
Giu-se Đức Mẹ đi vòng,
Niềm tin phó thác vuông tròn cậy trông.

Tối tăm, tăm tối mênh mông,
Hai tâm hồn thánh vẫn ôm mộng lành.
Màn trời chiếu đất song hành,
Bê-lem còn đó lòng thành gẫm suy.


Hôm nay Đấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta, Người là Đức Kitô, Chúa chúng ta.
Quà thiêng nhiệm mầu cho người nghèo khó.


Nhưng thiên thần Chúa đã bảo họ rằng: "Các ngươi đừng sợ, đây ta mang đến cho các ngươi một tin mừng đặc biệt, đó cũng là tin mừng cho cả toàn dân: Hôm nay Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế, đã giáng sinh cho các ngươi trong thành của Đavít. Và đây là dấu hiệu để các ngươi nhận biết Người: Các ngươi sẽ thấy một hài nhi mới sinh, bọc trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ". (Lc 2, 11)


Khiêm nhường sâu thẳm quá mà,
Nhìn Con lòng thấy xót xa trần đời.
Nhiệm mầu tình Chúa cao vời,
No-el đêm đó sáng ngời ánh sao.

Thiên thần ca hát trên cao,
Mục đồng bồng bế bê non đến thờ
Giu-se Đức Mẹ không ngờ,
Nhiệm mầu quá đổi vô bờ tình yêu.

Cánh đồng hoang vắng lên hương, Đến nơi hang đá xót thương Con Trời. Thánh Thần an ủi không vơi, Niềm tin đưa bước nên lời vang xa.


Đất trời của Chúa bao la, Giu-se Đức Mẹ xót xa ngậm ngùi. Sinh con vấn tã thấm mùi, Dâng lòng lên Chúa không lùi cậy tin.

155 Ơn cứu độ ở xa kẻ dữ,
bởi chúng không tìm kiếm thánh chỉ Ngài.


(Thánh Vịnh 119)


Đồng hoang đêm vắng không lời, Thiên thần ca hát vang trời đêm đông.Gọi mời, mời gọi mục đồng, Hãy mau chạy đến dâng lòng tung hô.


Ngoài trời tuyết phủ trắng tinh,
Từng cơn gió lạnh ấm tình mẹ yêu.
Ngủ đi con mẹ, Giê-su,
Nhiệm mầu quá đổi mịt mù niềm tin.


Lòng đau từng đoạn nín thinh,

Nhìn con đôi mắt im lìm ngủ ngon.

Thiên thần ca hát véo von,

Mục đồng bồng bế bê non chạy vào.


Quỳ bên máng cỏ thì thào,

Chúng con thương quá tuôn trào hạt châu.

Giu-se Đức Mẹ quỳ chầu,

Gẫm suy tình Chúa thâm sâu cao vời.


Bê Lem chốn sinh Con Trời, Một đêm băng giá tuyết rơi lạnh lùng. Thiên thần ca hát vui mừng, Mục đồng theo dấu tưng bừng ánh sao.

Cùng nhau nhộn nhịp xôn xao, Đến nơi quỳ lạy tối cao Con Trời. Thiên Thần ca hát nên lời, Bình an dưới thế cho người thiện tâm.


Xin Cha tuôn đổ hồng ân,

Gẫm suy máng cỏ thanh bần xót xa.

Nhiệm mầu tình Chúa bao la,

Nhìn lên trời thẳm hoan ca Danh Ngài.


Tình con bé nhỏ thơ ngây,

Xót thương thân phận bèo mây dại khờ.

Giáng Sinh, tình Chúa mong chờ,

Bao năm chờ đợi con thơ lui về.


Đời con yếu đuối nhiêu khê,
Chạy theo trần thế mải mê sỉa lầy.
Hồi tâm quyết chí giờ đây,
Dọn lòng đón Chúa phút giây mặn mà.

Nhìn lên trời thẳm mà mơ, Thiên thần ca hát vô bờ rắt reo. Bình an cho kẻ khó nghèo, Tâm hồn ngay chính sơn keo sống lành.
Loài người có lãng quên và chối từ Thiên Chúa, Ngài vẫn luôn mời gọi và giúp đỡ chúng ta tìm kiếm Ngài để được sống và sống hạnh phúc bên Ngài.

Đời con giá lạnh về đêm,
Đắng cay, cay đắng, êm đềm trôi qua.
Con xin ôm Chúa thiết tha,
An bình vui sống trường ca tình Ngài.

Ôi! Quà thiêng nhiệm mầu, cho con say đắm kết câu ân tình.


Mừng sinh nhật Chúa Ngôi Lời mỗi ngày giáng sinh trên bàn thờ, ban cho tiệc Thánh tôn thờ tình yêu.



Giê-su Nhà Tạm thiết tha,
Trông chờ mong ngóng, rồi ra tủi buồn.
Tình yêu phát nhẹ trong hồn,
Cho Thầy ít phút đỡ buồn cô đơn.

Từ nay chí quyết đền ơn,
Ra vào cung thánh van lơn bên Thầy.
Lãnh nguồn ơn thánh dư đầy,
Tình yêu trong trái tim này vang xa.

Nhìn lên trời thẳm hòa ca,
Ghi vào tâm thức tình Cha tuyệt vời.
Cúi đầu cảm tạ dâng lời.
Giê-su điểm hẹn, không rời tâm con.


Nam Giao

 

dongcong.net 2012

 

 

 

 

 
     

Tỉnh Dòng Đồng Công Hoa Kỳ
1900 Grand Ave - Carthage, MO 64836
Phone: ( 417) 358-7787 Fax: (417) 358-9508
cmc@dongcong.net (văn phòng CD) - web@dongcong.net (webmaster)