|
Tựa
đầu vào
ÔNG THẦN ĐÔ-LA MẮT SÁNG
Trong
nhà xứ chúng tôi ở Louisiana có một linh mục được biệt tài tính
toán khá kỹ và giỏi về nhiều chuyện. Một hôm Ngài tính chuyện
đi mua giầy, chọn hiệu S.A.S, vì giầy hiệu này vừa bền vừa êm.
Và cho chắc ăn, Ngài mua một lúc hai đôi: một đôi đen và một đôi
nâu; đôi đen thì để đi trong những trường hợp trang trọng như
làm lễ và những buổi xuất hiện công cộng; còn đôi nâu thì để đi
ra vườn hay đi chơi cho thong thả và đỡ dơ. Vả lại phải mua hai
mầu như thế cho dễ phân biệt vì hai đôi cùng hiệu mà cùng mầu
thì tránh sao khỏi lẫn lộn. Mua về rồi lại cẩn thận để màu nào
vào chỗ nấy cho tiện bề xử dụng.
Ấy
vậy mà chuyện thật đã xẩy ra: một hôm phải dậy sớm ra phi trường
để đi xa, Ngài xỏ giầy rồi rồ máy xe ung dung "an
toàn trên xa lộ". Sau khi đã soát vé và hành
lý xong, Ngài ra ghế ngồi chờ chuyến bay. Có giờ rảnh rỗi nhìn
tới nhìn lui, Ngài bỗng phát hiện ra rằng mình ăn mặc rất lịch
sự mà lại đi hai chân hai giầy mầu khác nhau. "Lạy
Đức Bà, hèn chi từ nãy đến giờ thấy thiên hạ trai gái lớn bé mập
còm cứ nhìn mình chằm chằm. Bây giờ biết giải quyết ra sao. Chỉ
có nước độn thổ thôi." Loay hoay mãi chưa biết
phải làm gì thì may hết sức, nhân viên hãng bay tuyên bố hoãn
chuyến bay. Hú hồn! Thế là lo chạy ngay về nhà mà lòng ít thấy
thơ thới hân hoan.
THỜI
ĐIỂM CON MẮT SÁNG CỦA TRẬT TỰ MỚI
Con
người được trao ban trí khôn biết suy nghĩ. Nhưng dù có tính toán
kỹ mấy cũng có lúc vẫn bị hụt hẫng. Chưa kể nhiều lúc con người
lại thấy mình đã đạt tới đỉnh cao trí tuệ, mọi sự do con mắt sáng
của lý trí và sức mình làm ra khỏi cần ơn nào ban từ trên cả.
Joseph
Campbell, một nhà huyền thoại học nổi tiếng vào bậc nhất đã cho
biết ý nghĩa những biểu tượng của Trật Tự Mới Tam Điểm được ghi
trên tờ một đồng tiền Mỹ trong cuốn “Sức
Mạnh của Huyền Thoại” (The Power of Myth, Doubleday
xuất bản).
Bây
giờ người ta nói nhiều tới kinh tế toàn cầu, văn hóa toàn cầu,
trật tự mới. Mọi giá trị đã đuợc đo bằng cái thước vuông và tròn
của đám Thợ Nề Tam Điểm
(Free Masons). Hàng hóa bán bên Mỹ đựợc làm bên Tàu, bên Nhật,
bên Mexico, và mai kia sẽ là "made
in Vietnam" ... Tất cả đều là những hợp đồng
quốc tế, đuợc cái này thì phải nhận điều kiện kia. Ràng buộc nhau,
tùy thuộc nhau, anh bé phải tựa đầu vào anh lớn, không ra khỏi
mắt xích được. Người ta thấy được dáng dấp ông thần Đô-la ở G-8
gồm 8 anh nhà giầu nhất thế giới cho tới APEC của vòng đai Thái
Bình Dương ... Một sức mạnh vô hình bao trùm tất cả.
Con
mắt sáng ở đỉnh kim tự tháp trên tờ giấy một đồng tiền Mỹ vốn
là một tuyên ngôn của lý trí, của xếp đặt thước đo Thợ Nề Tam
Điểm đưa mọi sự vào Trật Tự Mới vuông tròn trái ngọt như khẩu
lệnh in phía dưới kim tự tháp: Novus ordo seclorum = Trật Tự Mới
của trần thế, với ghi chú rành rành: the Great Seal = đây là ấn
tín của triều đại chúng tôi; phía trên có hàng chữ lạc quan: Annuit
Coeptis = Người mỉm cười nhìn mọi sự tiến hành tốt đẹp. Và phía
bên kia là hình tổng thống đầu tiên của Mỹ là Washington, một
biểu tượng quyền uy của "triều đại mới", một người đã
từng tuyên thệ làm hội viên Tam Điểm. Và tính tới năm 1967 đã
có 13 tổng thống Mỹ thuộc Tam Điểm, như Andrew Jackson, James
Polk, James Buchanan, Andrew Johnson, James Garfield, William
Mckinley, Theodore Roosevelt, William Taft, Warren Harding, Franklin
D. Roosevelt, Harry Truman, Lyndon Johnson... Chưa kể mấy ông
gần đây. Như vậy lời khẳng định của Joseph Campbell về nhóm người
lập quốc Hoa Kỳ thuộc nhóm Tam Điểm quả là một điều đáng chú ý.
QUẢ
ĐẮNG ĐẾN KHÔNG NGỜ
Vậy
mà bước vào ngàn năm mới, ngồi nhìn lại những tính toán, những
xếp đặt, những phát minh, những mớ chủ nghĩa cứ tưởng là cao vời
tuyệt kỹ tới mức đỉnh cao, con người mới vỡ lẽ mọi sự đang trở
thành như chuyện nhảm nhí với những cuộc đánh đấm thật lãng phí.
Xem lại những cuốn phim thời Hitler hay thời Lenin, những cảnh
sĩ quan đi giết người về được gắn huy chương tuyên dương công
trạng với mặt mũi tự mãn và hãnh diện mà có cảm tưởng buồn nôn
như đang nhìn một lũ điên đóng kịch trên xác chết đồng loại. Bây
giờ tất cả đã qua đi, ai cũng chết cả rồi, chả biết ai thua ai
thắng! Sống với nhau có mấy chục năm
trên mặt đất này mà sao loài người nghĩ ra được nhiều cách để
hành hạ nhau tận tình đến thế!
Riết
rồi mới thấy những tính toán, những xếp đặt, dù có hay và kỹ mấy,
cũng vẫn có gì hụt hẫng, như chuyện mua hai đôi giầy hai mầu,
như câu truyện tàu Titanic tưởng không bao giờ có thể chìm đã
được đóng thành phim rất thu hút như một thời điểm. Con bài tính
ở Trung Đông xem ra không đơn giản chút nào. Tính như thế thì
người Việt mình bảo ngay là "tính
cua trong lỗ". Người nhà nông đi bắt cua ở ngoài
ruộng có kinh nghiệm rất rõ: đừng đếm hai mươi lỗ cua mà tính
sẽ bắt được hai mươi con cua cho bữa bún riêu trưa nay mà trướt
nồi. Vì thọc tay vào nhiều lỗ chỉ gặp rắn hay cua đã lột xác bò
đi mất từ lâu.
Nhà
thơ Du Tử Lê đã diễn tả cái cảnh tính toán chắc ăn của bao nhiêu
chủ thuyết, bao nhiêu cuộc đánh đấm tranh bá đồ vương, bao nhiêu
bon chen chôm chỉa giành giật, mà chả đi tới đâu, ngược lại chỉ
đưa đến những thảm khốc. Hai câu thơ ngắn, gọn, mà chuyên chở
cả một biển máu và nước mắt của trật tự trần thế.
Búp
nghi hoặc: - có chăng đời lá: chết!
Hoa nào tin quả đắng đến không ngờ…
Mùa
hoa đến tưng bừng như mùa hoa kinh tế của thế giới vào thập niên
'60 và '70 từ thời tổng thống Kennedy. Lúc đó ai cũng lạc quan
lắm, ai cũng nghĩ hai mươi bông hoa sẽ là hai mươi trái ngọt.
Những sách bán chạy nhất vào thời này là những sách viết về cách
hưởng thụ "how to enjoy".
Nào ngờ đâu bước sang thập nhiên '80 và '90, hai mươi bông hoa
lại sinh ra tới mười mấy trái đắng, trái chua, trái chát, với
những cuốn sách bán chạy nhất viết về cách chữa trị "how
to heal"! Nào là chữa trị bệnh AIDS, bệnh ung
thư, bệnh ứ mỡ, bệnh ngẹt tim, bệnh buồn nản cấp tính, bệnh ủng
thối gia đình, bệnh khùng điên vì thấy đời chán mứa buồn nôn.
Và bây giờ là bệnh ôm bom tự vẫn để giết người, để chỉ muốn san
bằng làm sụp đổ cả một nền văn minh và văn hóa Âu Mỹ như đã làm
sụp đổ hai nhà chọc trời trong vụ 911.
Vậy
mà "hoa nào tin quả đắng đến không
ngờ", chẳng phải nơi xã hội, mà bây giờ nhiều
người cũng nếm ngay trong nhà mình, trong tâm hồn mình, sau những
kiếm tìm, sau những căn me chộp giật cho lợi tức gia tăng...
TIN
VUI THỜI ĐIỂM 2000
Sở
dĩ quả đắng đến không ngờ là vì con người nhiều khi tìm nương
tựa lại thua cả loài vật, vì chúng biết tìm chỗ nương tựa đích
đáng: "Con chồn có hang, con chim
có tổ, Con Người không có nơi gối đầu." (Luca
9:57)
Vì
thực ra, con chim con chồn biết "tri
thiên mệnh" theo được lẽ Trời, còn con người
thì lại đi tìm gối đầu vào nhiều thứ ngược ngạo. Những tính toán
gối đầu của con mắt sáng loài người được Chúa Giêsu diễn tả một
cách cụ thể qua những truyện đang xảy ra:
- Lo
gối đầu vào sự chấp nhận của thiên hạ,
tìm nương tựa vào tiếng tăm danh giá, như truyện các môn đệ
đòi khiến lửa từ trời đốt cả làng dân Samaria vì đã không chịu
đón tiếp thầy trò mình cho phải phép!
- Tìm
nương tựa vào vây cánh liên hệ, gối đầu
vào "thân" vào "thế", gối đầu vào các hãng
bảo hiểm và ngân hàng có sức bao che đời mình: hãy để kẻ chết
chôn kẻ chết.
- Tiếc
rẻ bám vào quá khứ vàng son tưởng rằng yên ổn: ai
đã tra tay vào cầy mà còn ngó lại sau lưng thì không xứng đáng
với nước Chúa.
PHÚT
TỊNH TÂM
Đang
khi đồng đô-la Mỹ xem ra lấn lướt thế giới thì các nước Âu châu
cũng phải rướn theo. Thế là có tổ chức Liên Hiệp Âu Châu Euro
để cạnh tranh đuợc với sức ép của Mỹ. Họ họp thựợng đỉnh ở Bruxelles
nhằm đi đến một hiến pháp chung. Nhưng cuối cùng lại cũng chỉ
biết xây trên nền của ông thần kinh tế mà bỏ quên giá trị đích
thực của nhân phẩm.
Đó
là vấn nạn đã được đề cập nhiều lần trong các cuộc hội thảo quốc
tế càng mang chiều kích sâu xa hơn. ĐHY Bertone, Quốc Vụ Khanh
Toà Thánh, đã lưu tâm đến vấn đề mỗi cá nhân là trung tâm của
chính trị, văn hoá, và tất cả mọi khía cạnh khác của đời sống,
vì thế cần thiết khởi đầu từ sự tôn trọng nhân phẩm. “Sẽ
không có sự hiệp nhất, nếu không dựa trên sự hiệp nhất của Chúa
Thánh Thần”.
Ngài
trích dẫn lời của ĐTC Gioan Phaolo II: “Con
người là con đường tiên quyết mà Giáo Hội phải đối diện trong
việc hoàn thành sứ mệnh của mình”. Ngài cũng thêm
rằng: “Hiện nay ở Châu Âu và trên thế
giới, con người được đề cập đến với lối sống không thiên về luân
lý, chủ yếu là dưới ánh sáng của sự tăng triển kinh tế….chúng
ta không thể thinh lặng. Không phải đó là những giá trị mà con
người tìm thấy trong đời sống. Lịch sử sẽ xét đoán thời đại chúng
ta.”
Khi
nói về những “giá trị mới”
này, ĐHY đề cập đến việc: “Chúng ta
đã thừa hưởng sự sống, vì thế những quyết định tương đối về số
phận con người không thể thông qua những thí nghiệm.”
Thật vậy: “Mầu nhiệm con người đã được
khắc ghi trong mầu nhiệm cứu chuộc, vì thế nếu không tôn trọng
phẩm giá nhân vị con người thì không thể loan báo ơn cứu độ được.”
Ví
thế mà Chúa muốn loan một Tin Vui lớn cho thời đại này: chỉ có
Chúa mới là nơi nương tựa gối đầu an toàn, mới làm cho hoa trái
thơm ngọt.
Lạy
Chúa Trời, xin giữ gìn con,
Vì bên Ngài, con đang ẩn náu.
Con thưa cùng Chúa: Ngài là Chúa con thờ,
Ngoài Chúa ra, đâu là hạnh phúc?”
Lạy
Chúa, Chúa là phần sản nghiệp con được hưởng,
Là chén phúc lộc dành cho con;
Số mạng con, chính Ngài nắm giữ.
Lm.
Dũng Lạc Trần Cao Tường
|
|