Suy niệm Mỗi Ngày
 
 

5-CẨN TRỌNG TRONG LỜI NÓI

Một câu chuyện được kể rằng:

Một hôm nhà thông thái Socrates đang đi dạo chợt một người chạy vôi đến gần ông và thì thầm vào tai ông:

Ông bạn Socrates ơi! Đứng lại đây tôi kể cho ông mẩu tin này về bạn ông.

Socrates nhìn thẳng vào mặt người kia can thiệp:

-Đợi đã tôi muốn nghe lắm nhưng tôi muốn biết anh đã thử mẩu tin này có ba sàng chưa?

Người kia ngơ ngác hỏi:

-Ba sàng nào?

Socrates trả lời ngay:

-Anh bạn ơi anh không biết ba sàng à? Đây nhé đã coi mẩu tin anh đem cho tôi đã được xác nhận chưa? Trước đó anh cho tôi biết mẩu tin đó có phải thật sự không?

Người đàn ông ngập ngừng. -Tôi không dám quả quyết vì câu chuyện này tôi đã nghe lại thôi. Ồ vậy hả. Sorcates nói: thế thì chúng ta hãy tiếp tục qua sàng thứ hai:

-Điều mà anh sắp nói có một điều tốt về người bạn của tôi không?

-Dạ không, người dàn ông trả lời. Rất tiếc đây là điều trái ngược điều tốt.

-Như thế đủ rồi, Socrates nói tiếp: nhưng thôi, xin anh cho hay mẩu chuyện đó có cần phải loan truyền không?

-Dạ không. Nó chả quan trọng chi lắm. Người đàn ông đáp.

-Tóm lại, Socrates kết luận. Nếu mẩu tin anh sắp nói đã không là sự thật lại chẳng tốt lành chi và cũng không cần thiết lắm, thì tôi nghĩ rằng cũng không nên nghe làm gì.

Chắc hẳn quí vị và các bạn thấy câu chuyện trên khó tin theo thói thường, có ai hoặc có can đảm hoặc sáng suốt mà chẳng đem lời rỉ tai chúng ta vì một chuyện tầm phào về một người nào đó, trường hợp thủ phạm khi nạn nhân của câu chuyện tầm phào đó là người chúng ta không ưa thích, thì chúng ta lại càng hả dạ hơn, cử chỉ hiệp thông và khuyến khích của người nghe đã tạo cơ hội sinh ra nhiều người ngồi lê đôi mách một cách vô tư. Họ đã thêm thắt lối quan sát nhận định cho mẩu chuyện nghe được để rồi từ người này qua người khác một mẩu chuyện nhỏ nhoi có thể trở thành một xì căng đan lớn làm hại danh dự của một cá nhân. Như thế, dầu không chủ đích người ngồi lê đôi mách đã ám hại một đời người. Lời nói thật quan trọng biết bao. Ý thức được sự quan trọng của lời nói trong chương 3 thánh Giacobe đã viết:

-Cái lưỡi như cái bánh lái của tàu bè hay ngọn lửa. Ngài viết: Cái lưỡi thì không ai chế ngự được, nó là một sự dữ không bao giờ ở yên vì nó chứa đầy nọc độc giết người. Ta dùng lưỡi ấy mà chúc tụng Chúa là Cha chúng ta. Ta cũng dùng lưỡi mà nguyền rủa những con người đã được làm ra theo hình ảnh của Thiên Chúa. Từ cùng một cái miệng phát xuất lời chúc tụng và lời nguyền rủa. Thưa anh em như vậy thì không ai vấp ngã về lời nói ấy là người hoàn hảo, có khả năng kiềm chế toàn thân tự chủ được cái lưỡi là tự chủ được bản thân để tự chủ được cái lưỡi chúng ta cần huấn luyện nó từ từ.

Ca dao có câu:

Lời nói chẳng mất tiền mua,
liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Như thế ngay trong phép xã giao thường ngày, chúng ta cần có tâm tình trìu mến kính nể, chúng ta cần tạo cơ hội cho người khác sống thoải mái, chúng ta cần biết khen ngợi để xây dựng, xa tránh lòng tẹp nhẹp vui mừng khi người khác sa ngã lỗi lầm.

Lạy Chúa nguồn hằng sống, Chúa đã thương tạo dựng chúng con trong hình ảnh Chúa, chúng con là phần tử của Chúa, chúng con là anh em, chị em của một Cha trên trời, chúng con cảm tạ Chúa, chúng con thờ lạy Chúa, chúng con tôn vinh Chúa. Xin Chúa hãy làm vua thống trị tâm hồn chúng con, xin Chúa soi sáng cho chúng con để chúng con luôn sống lời Chúa, để chúng con uốn nắn miệng lưỡi chúng con hầu chúng con dùng lời nói để ca tụng danh Chúa và khuyến khích an ủi anh em đồng loại. Xin hãy biến đổi chúng con thành chứng tá tình yêu Chúa. Amen.

Trích Suy Niệm Mỗi Ngày, nhóm tác giả, trang 14 - Vietnam

 

 

 
     

Tỉnh Dòng Đồng Công Hoa Kỳ
1900 Grand Ave - Carthage, MO 64836
Phone: ( 417) 358-7787 Fax: (417) 358-9508
cmc@dongcong.net (văn phòng CD) - web@dongcong.net (webmaster)