8-Tiếng
Nói của lương tâm
-mùa chay, sám hối ăn năn, tên cướp, giọt nước mắt
Trong một tuyển tập truyện ngụ ngôn, tác giả Ý, ông Giacobô có kể một câu chuyện
như sau:
Một tướng cướp nọ trút bỏ gánh nặng tội
lỗi đang đè nặng trên lương tâm đã tìm đến với một linh mục
nhưng nghe
xong những
lời khuyên thẳng thắn của vị linh mục ông ta liền nổi giận
chém chết vị linh mục. Một thời gian sau, cảm thấy hối hận
ông ta lại tìm đến với một vị linh mục khác. Nhưng lần này
vị linh mục cho biết để được ơn tha thứ của Chúa ông phải đến
Tòa thánh, cũng thế cảm thấy bị xúc phạm ông liền tuốt gươm
sát hại vị linh mục. Vị linh mục thứ ba mà tướng cướp tìm đến
xưng tội sẵn sàng ban phép giải tội cho ông và dậy việc đền
tội. Vị linh mục này yêu cầu ông đi chôn cất tất cả những người
chết mà ông gặp, đồng thời ông hãy khóc lóc như thể đó chính
là người thân yêu của ông. Vị linh mục trao cho ông một cái
chai nhỏ để hứng những giọt nước mắt của ông. Tên cướp ra về
và nghe bất cứ nơi nào có đám tang ông liền tìm tới nhưng mắt
ông vẫn luôn khô ráo. Ông không thể nhỏ bất cứ một giọt nước
mắt nào, cho đến một hôm tình cờ ông đứng trước một cây thánh
giá trên đó Chúa Giêsu chịu đóng đinh đang khóc ông
liền thổn thức với Chúa về nỗi khổ đau không hề biết khóc là
gì. Trong lúc đó tự nhiên nước mắt ông trào ra đong đầy cái
chai nhỏ vị linh mục đã trao cho ông. Ông hiểu được thế nào
là sám hối và tìm đến sa mạc để sống những ngày còn lại.
Tên sát nhân thủ tướng Ít-ra-en cũng một chút xúc động và
không để lộ bất cứ cử chỉ hối hận nào, đó là thái độ của tên
sát
nhân khi nghe tin bị kết án tù chung thân, dĩ nhiên không ai
có thể đọc được những gì đang diễn ra trong tận đáy thẳm tâm
hồn của anh nhưng quả thực đã là người khó có ai thoát khỏi
những dày vò và cắn rứt của lương tâm, khi chính mình tự tay
sát hại một người khác dù cho người đó có là một kẻ xấu xa
đến đâu, khi tiếng nói của lương tâm đã tắt lịm thì đó là cái
chết của con người. Thiên Chúa không ngừng đeo đuổi con người
nên đã phú bẩm cho mỗi người một lương tâm, người ta có thể
bóp nghẹt được mọi thứ tiếng nói nhưng không ai có thể đè bẹp
được tiếng nói của lương tâm trong chính mình. Thiên Chúa hằng
đeo đuổi con ngươì cho đến khi nào con người nhận ra tiếng
nói của ngài. Hối hận, không chỉ là nhận ra lầm lỗi mà thiết
yếu là ý thức được sự xúc phạm của mình đối với Chúa, sám hối
đích thực là gặp gỡ Chúa. Mùa Chay các tín hữu Kitô được Giáo
Hội mời gọi chiêm ngắm mầu nhiệm khổ nạn của Chúa
họ nhìn lên thập giá của Chúa Giêsu để thấy được tội ác của
nhân loại và nhất là tội lỗi của chính bản thân, thập giá vẫn
mãi mãi là biểu tượng trọng tâm của niềm tin Kitô giáo, thập
giá vẫn luôn có đó để nhắc nhở cho con người về kẻ sát nhân,
kẻ phản bội người, gian ác vẫn có trong mỗi người nhưng thập
giá vẫn luôn có đó để mời gọi con người nhìn lên cao hơn tội
lỗi của chính mình, bên kia mọi tội ác tình yêu thương và lòng
tha thứ của Chúa vẫn khỏa lấp được sự yếu hèn của con người
chỉ có tình yêu thương và lòng tha thứ vô biên của Chúa mới
có thể khơi dậy nơi con người những giọt nước mắt của ăn năn
và sám hối đích thực.
Lạy Chúa Giêsu xin ban cho chúng con niềm
sám hối đích thực, xin cho chúng con luôn ý thức về những
xúc phạm của chúng con
đối với tình yêu Chúa và những tổn thương do chúng con gây
ra cho tha nhân, xin cho chúng con cảm mến được an bình nơi
chỉ có Chúa mang lại cho chúng con bằng ơn tha thứ của Chúa.
Amen.
Trích Suy Niệm Mỗi Ngày, nhóm tác giả, trang 16 - Vietnam