Thực hành sự tha thứ
-Bà Coritambung
Xin Chúa ban cho mỗi người chúng ta biết yêu thương nhau và tha thứ cho nhau
như Chúa đã nêu gương. Sự tha thứ đích thực là như thế
nào, trước hết sự tha thứ không có nghĩa là quên đi, nhớ
hay quên là những động tác thuộc về sinh hoạt tâm lý thuần
túy giống như tác động quên đi. Người không có trí nhớ
có thể quên đi nhiều điều xúc phạm trong quá khứ, nhưng
không chắc là người đó đã tha thứ thật sự cho kẻ xúc phạm
đến mình. Sự tha thứ không phải là quên đi, do đó nhiều
lúc ta vẫn còn nhớ rõ điều kẻ khác xúc phạm đến ta, làm
phiền lòng ta, nhưng dù nhớ rõ ta đã tha thứ cho kẻ xúc
phạm đến ta rồi. Sự tha thứ cũng không phải là sự dung
thứ nhu nhược không chấp lỗi, sự dung thứ không chấp lỗi
đôi khi chỉ là một sự thương hại bỏ qua chứ chưa phải là
tha thứ thật. Thí dụ như trường hợp người vợ bỏ qua không
chấp những nóng giận của chồng, vì biết rằng mình phải
đi làm suốt ngày mệt nhọc nên dễ bực mình, nhưng nếu không
tha thứ thật lòng thì người vợ vẫn còn tích chứa sự phiền
muộn trong lòng và sẽ có ngày nào đó bộc lộ ra bên ngoài.
Sự
tha thứ thật phải là một quyết định của ý chí con người
cộng tác với ơn Chúa để thực hiện một cuộc biến đổi tinh
thần nơi con người, nơi người được tha thứ cũng như nơi
người thực
hành sự biến đổi. Đó là một cuộc bắt đầu lại một cách mới
mẻ, người thực hiện sự tha thứ cũng được biến đổi trong
nội tâm
để có thể bắt đầu lại mối tương quan tình thương với người
đã xúc phạm đến mình. Chúng ta có thể nhìn lên mẫu gương
của Thiên Chúa khi tha thứ cho con người, khi Ngài tha
thứ cho
con người Ngài mở ra trước mặt con người một tương lai mới
cho phép con người được tha thứ đó bắt đầu lại cuộc sống
của mình:
-Tội
con đã được tha hãy về bình an và đừng phạm tội nữa.
Áp
dụng vào cuộc sống chúng ta cũng vậy. Khi tha thứ cho
người anh chị em xúc phạm đến mình dường như là ta
có thể
nói với
người anh chị em đó như sau:
Nào
chúng ta hãy cùng nhau bắt đầu lại, xây dựng lại tương
lai chung với nhau.
Liền
sau thế chiến thứ II chấm dứt bà Coritambung với những
vết sẹo trên thân thể vết tích của
những khổ
hình bà đã
chịu trong trại tập trung Đức Quốc Xã dấn thân đi
khắp nơi Âu
Châu để rao giảng sứ điệp tha thứ. Với niềm xác tín
là chính mình
đã thật sự tha thứ cho tất cả những ai đã hành khổ
bà trong trại tập trung, nhưng vào một ngày Chúa nhật
kia
sau khi
đã kêu gọi mọi người tha thứ cho nhau, trong nhà
thờ thành phố
Munich, bước ra ngoài bà Voritambung bất ngờ đối
diện với một gương mặt quen thuộc, đó là gương mặt của
người
lính
đã hành
khổ bà và hàng ngàn nữ tù nhân khác trong trại tập
trung Đức Quốc xã. Những tiếng than khóc những cảnh
tra tấn
phút chốc
xuất hiện trong tâm trí bà, những tiếng kêu trả thù
nổi dậy mạnh mẽ trong tâm trí bà. Người đàn ông tiến
lại
gần khiêm
tốn đưa tay ra vừa muốn bắt lấy tay bà vừa nói:
Thưa
bà tôi rất cám ơn những lời đẹp đẽ bà đã kêu gọi cho sự
tha thứ, xin bà hãy tha thứ cho tôi.
Lúc
đó bà Coritambung như chết điếng người, dù trước đây nhiều
lần bà đã cầu
nguyện, đã nhất quyết
với
Chúa là đã
tha thứ
thật sự cho những kẻ hành khổ bà, nhưng giờ đây
khi phải đối diện với một người cụ thể tra tấn
mình,
bà Coritambung
đứng
yên lặng hai tay không thể nào đưa ra bắt lấy
đôi tay của người đến xin bà tha thứ cho. Sau này vào
năm 1971
khi
kể lại biến
cố trong tập sách có tựa đề là “nơi lẩn trốn”
bà Coritambung đã cho biết như sau:
-Trong
giây phút thinh lặng đó tôi cố gắng dâng lên Chúa lời nguyện
thầm: Lạy
Chúa, Chúa thấy
con chưa
thể tha
thứ cho ngươì
đã hành khổ con. Xin Chúa hãy ban cho con những
tâm tình của Chúa để có thể tha thứ như Chúa
và chính
lúc đó bà
hiểu là
con người có thể tha thứ cho nhau khi nhìn
nhận tình thương yêu và sự tha thứ của Chúa.
Lạy Chúa xin tha thứ những lần con xúc phạm
đến Chúa vì không biết tha thứ cho anh chị
em. Xin
thương
dạy con sống
yêu
mến Chúa và tha thứ cho anh chị em. Amen.
Nhóm tác giả - Việtnam