27-ĐỪNG
BÀO CHỮA CHO MÌNH
-thái độ khiêm tốn
Kinh nghiệm sống của người xưa, có câu nói thách thức chúng ta như sau:
-Nếu
cho tôi biết, có hai người sống chung với nhau, có cãi vã
va
chạm, thì tôi sẽ cho bạn biết, trên đời có hai người
chưa nói hết sự thật.
Trong
mọi mối liên hệ, sự bất đồng, hay va chạm xảy ra, là điều
thường tình, vợ chồng, cha mẹ,
con cái, anh chị
em hay
bạn bè thân thiết đôi lúc cũng có va chạm, hay bất đồng
ý kiến. Nhưng sự bất đồng ý kiến không có nghĩa là đổ vỡ,
vì thế, ta
không nên ngạc nhiên khi có những mối bất đồng, va chạm
trong
các mối liên hệ giữa ta và anh chị em chung quanh. Sự bất
đồng ý kiến không làm cho tình liên đới bị phai mờ,
nó còn là dấu
chỉ cho biết mối liên hệ lành mạnh. Trong tình liên đới,
chúng ta phải tránh, không nên hoàn toàn nhượng bộ
cũng không nên
luôn luôn trấn áp hay khống chế kẻ khác. Sự lâu bền của
tình liên đới không hệ tại ở chỗ không có va chạm hay bất
đồng
ý kiến, mà nó hệ tại ở sự giải quyết thoả đáng những
va chạm.
Những cuộc nghiên cứu cho biết:
-Những
gia đình hạnh phúc là những gia đình giải quyết được va chạm
hay bất đồng một cách mau lẹ. Có những phương
thế
cụ thể giúp ta giải quyết những va chạm hay bất đồng
ý kiến như
sau:
-Trước
hết, hãy tránh thái độ bào chữa mình. Thường thì ai cũng
muốn bào chữa cho mình khi xảy ra sự va chạm,
nhưng sự bào chữa mình sẽ gây ra nhiều rắc rối hơn,
chúng ta
nên
có
những câu nói thẳng thắn và xây dựng, hơn là tìm cách
tránh né, chúng ta cần có thời giờ ngồi bàn luận với
nhau, chúng
ta phải nghĩ đến nhau nhiều hơn, hay nếu ta không tìm
ra được câu trả lời, thì cũng đừng giả vờ những câu
trả lời
chân thành,
không bào chữa, thường là cơ hội tốt để tình liên đới
trở nên khắng khít hơn. Đừng tự bào chữa cho mình,
đó là điều
quan
trọng cần làm, vì nó giúp người khác ý thức, và cũng
không tìm tự bào chữa cho lỗi của họ.
Một
giáo sư nọ, thường dùng những lời cộc cằn, và khi nói ông
thường không nhìn những người nghe. Vào trong
lớp ông
thường
cười với học sinh của mình, khi họ trả lời ông, thế
rồi sau đó, ông không thể có cuộc thảo luận nào trong
lớp
với học
sinh, phải chăng ông đã là nguyên nhân gây ra những
phản ứng như
thế cho học trò. Phê phán là một nguyên nhân đặt
người khác vào thế thủ. Khi bị phê phán thì tự nhiên, người
ta phải
tìm sự bào chữa, và như thế, chúng ta đặt họ vào
thế
thủ ngay cả
khi ta không đồng ý với ai về điều gì ta cũng đừng
phê phán gay gắt, nhưng hãy tìm thông cảm trước.
Và
việc làm cụ thể thứ hai để tránh những va chạm là cần ý thức
rằng:
-Mọi
người đều có quyền trên ý kiến của mình, sự bất đồng có thể
xảy ra, khi hai người nói lên hai
ý kiến
khác nhau,
và
để giải quyết thì mỗi người đều cần có thái độ,
nhận ý kiến của người khác kẻ có quyền trên mình.
Một
số người gặp khó
khăn khi giải quyết bất đồng vì họ nghĩ rằng:
-Để
vấn đề được giải quyết thì người kia phải đồng ý với họ,
và đôi khi họ dùng cả vũ lực để
bắt đối
phương phải
đồng ý.
Và
điểm cụ thể thứ ba, để giải quyết những va chạm, là cần có
sự khiêm nhượng. Người khiêm
nhượng thì
thực tế,
và họ
biết rằng mỗi người đều có sứ mạng đem sự
hòa thuận đến cho kẻ khác.
Ta không phải chỉ xin lỗi hay là nhận mình
sai
là thôi, mà còn phải cho người kia biết,
ta kính trọng
tình
thân hữu
và cách xử sự như vậy nhiều khi đem đến sự
kính trọng của người
khác đối với ta, và nếu cần, ta có thể đi
bước trước để làm hòa. Trong gia đình nhiều khi
con cái không
trưởng thành
đủ, để đến xin lỗi cha mẹ, thì lúc đó cha
mẹ cũng không nên chỉ
chờ cho con cái đến xin lỗi mình, mà hãy
tỏ ra cho chúng biết là mình đang chờ đợi sự hòa
giải
trong
gia đình.
Đôi
khi cha
mẹ cũng cần đi bước trước như gương người
cha có đứa con đi hoang, trong Phúc âm, ông đã
không đứng
chờ
để đón con
ngay
tại cửa, mà ông đã chạy ra đường để đón con
đến từ xa. Thánh Phaolô tông đồ nơi thư Êphêso,
chương
4,
từ câu
2 trở đi,
đã nhắc nhở những tín hữu của ngài, những
người con tinh thần
của ngài hãy sống cho xứng đáng với ơn kêu
gọi, mà Thiên
Chúa đã ban cho với những lời sau đây:
-Anh
em hãy ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và
nhẫn nại. Hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng
lẫn
nhau.
Anh em hãy
thiết
tha duy
trì sự hiệp nhất mà Thánh Thần đem lại
bằng cách ăn ở thuận hòa, gắn bó vơí nhau, chỉ
có một thân
thể,
một
Thần Khí,
cũng như anh em đã được ơn để chia sẻ một
niềm hy vọng, chỉ có một
Chúa, một niềm tin và một phép rửa, chỉ
có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự
trên
mọi người,
và trong mọi
người (Êphêso 4,2-6)
Lạy
Chúa, xin ban ơn soi sáng, giúp cho con vượt qua những bất
hòa, va chạm và
củng cố
bền chặt
thêm mãi
tình hiệp
thông giữa chúng con. Amen.
Trích Suy Niệm Mỗi Ngày, Nhóm Tác Giả - Vietnam