ĐÂU LÀ LỰA CHỌN CỦA BẠN
1- Giả dụ bạn là người đi tìm ông A, thì có 3 trường hợp xảy ra cho bạn:
- bạn gặp ông A
- bạn không gặp ông A
- bạn gặp một người mà bạn lầm là ông A.
Cả ba trường hợp nêu trên, dù bạn rơi vào trường hợp nào, thì bạn mãi mãi không thể là ông A. Tương tự, những ai đã đọc qua câu chuyện về cuộc đời của Đức Phật Thich Ca, đều biêt ngài là người đã đi tìm chân lý. Một người đi tìm chân lý thì cũng có 3 trường hợp xẩy ra:
- tìm ra chân lý
- không tìm ra chân lý
- lầm tưởng đã tìm ra chân lý.
Trong 3 trường hợp nêu trên, dù Đức Phật rơi vào trường hợp nào, thì Đức Phật vẫn chỉ là một người đi tìm chân lý, không thể là chân lý; nói cách khác là chân lý ở ngoài Đức Phật.
2- Đức Phật không là chân lý, còn lời dạy của ngài thì sao? Trong sách "Phật Giáo Tinh Hoa", ông Thu Giang viết: "Phật dặn cac tỳ khưu không nên tin tất cả những gì Phật nói, mà phải tự mình xét lại, chừng nào nhận thấy chắc chắn có giá trị mới nên theo"
Đưc Phật bảo phải "xét lại", tưc là Đức Phật không chắc chắn về lời của ngài; nhưng làm sao xet lại, khi lời của ngài có nhiều điều mà không ai có thể kiểm chứng đuọc! Chẳng hạn về thuyết luân hồi. Bạn có biết kiếp trước của bạn là gì không? Kiếp sau của bạn là gì không? Và khi Đức Phật bảo "xét lại" thì chính ngài có biết điều ngài dạy có thực hiện được hay không? Nếu lời dạy của ngài không ai thực hiện đuợc, thì lời dạy đó có giá trị gì?
Thực tế, chẳng có một phàm nhân nào có thể "xét lại" thuyết luân hồi trước khi giã biệt cõi trần này! Còn như chết rồi mới biết có luân hồi hay không, thì đến lúc đó đã quá muộn!
3- Theo sách "Phật Giáo Tinh Hoa" thì "người học Phật không nên lệ thuộc vào một kinh sách nào, một giáo lý nào, là vì sự giải thoát phải do chính mình, chứ không do ân huệ của ai ban cho mình được cả."
Qua lời dạy của Đức Phật vừa nêu trên, thì có hai vấn đề đặt ra ở đây:
- Nếu lời của Đức Phật đúng, thì những ai theo Phật, cầu nguyện với Phật, tụng kinh Phật, mong Phật giúp đở đều chẳng ích lợi gì, bởi Phật không giúp, không ban ơn, không bảo đảm tương lai cho bạn, Phật đã xác nhận sự giải thoát là do chính bạn mà thôi.
- Nếu lời của Đức Phật sai, thì bạn có khôn ngoan không, khi đi theo một nguòi nói sai?
4- Đức Phật: "Ðừng lầm lẫn ngón tay ta với mặt trăng, khi ta dùng ngón tay chỉ cho các người thấy mặt trăng. Chân lý như mặt trăng, còn giáo lý ta dạy như ngón tay."
Qua lời của Đức Phật vừa nêu trên đây, thì mặt trăng (tương trưng cho chân lý), không phải là ngón tay (tượng trưng cho giáo lý). Như thế, chính Đức Phật đã xác nhận giáo lý của ngài không phải là chân lý; nói cách khác, chân lý ở ngoài giáo lý của Đức Phật.
5- Còn Đạo Chúa thì sao? Đạo Chúa dạy chỉ có một kiếp. Nếu chỉ có một kiếp, mà chúng ta tin có nhiều kiếp thì chét sẽ đau khổ mãi mãi trong hỏa ngục. Ngược lại, có nhiều kiếp mà chúng ta tin có một kiếp, thì vẫn còn cơ hội làm lại cuộc đời.
Hơn thế, Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa Ngôi Hai, đã từ cõi vĩnh phúc xuống trần gian, và Ngài qủa quyết:
<Ta là đường, là sự thật, là sự sống; Ta là ánh sáng thế gian. Ai theo ta, không đi trong tăm tối; Hỡi những kẻ khó nhọc, gánh nặng hãy đến cùng ta, ta sẽ bổ sức cho; Hỡi những kẻ được Cha Ta chúc phúc, hãy vào thiên đàng hưởng hạnh phúc vĩnh cửu..; Hỡi phường gian ác, hãy đi cho khỏi mặt Ta, mà vào lửa đời đời..; Cac con hãy rao giảng khắp thế gian, những gì ta truyền cho cac con. Ai tin và chịu Phép Rửa sẽ được cứu; ai không tin sẽ phải án phạt; Trời đất có qua đi nhưng lời ta sẽ chẳng qua đâu..>
Như thế chọn Đạo Chúa, theo Chúa, tuân giữ luật Chúa là khôn ngoan, vì được bảo đảm sẽ có hạnh phúc bất tận trên thiên đàng. Đấng Toàn Năng đã bảo đảm, thì không có sự bảo đảm nào chăc chắn hơn.
6- Bài này được viết là vì bạn, người anh/chị/em của tôi, vì bạn và tôi đều do một Thượng đế dựng nên, và Ngài yêu thương tất cả chúng ta như tình yêu của một người CHA. Do đó, điều tốt đẹp, hữu ich và vô cùng quan trọng cho đời bạn, nếu tôi im lặng, không nói gì cả, thì tôi đâu có coi bạn là anh/chị/em của tôi. Hơn nữa, Chúa dạy tôi phải chia sẻ những điều tốt lành mà tôi nhận được từ Ngài.
7- Thiên Chúa đã ban cho bạn và tôi sự tự do, theo Ngài hoặc chối bỏ Ngài. Do đó, người theo Chúa rao giảng nhưng không ép buộc ai phải theo. Sự chọn lựa ở trong tay anh/chị/em, và không ai trách nhiệm hộ sự chọn lựa đó.
Tuy nhiên tôi xin nhắc nhở bạn: nếu bạn chọn lầm một món đồ, một chiếc xe, bạn có thể không vui trong một thời gian; nếu bạn chọn lầm một môn học, hoặc một căn nhà bạn có thể không vui trong vài năm; nếu bạn chọn lầm người vợ hay chồng, bạn có thể không vui trong vài chục năm; nhưng nếu bạn chọn lầm tôn giáo, bạn sẽ khổ đau đời đời.
Nếu bạn lỡ một chuyến xe buýt, một chuyến máy bay, một chuyến tàu, bạn còn cơ hội đi chuyến xe buýt, chuyến máy bay, hoặc chuyến tàu khác, nhưng khi bạn phải giã từ cõi tạm này ra trước tòa Thiên Chúa, thì bạn không còn cơ hội lần thứ hai.
*
Có lẽ bạn còn phân vân không biết nên theo Đạo Phật hay Đạo Chúa? Tôi xin mượn lời của tiến sĩ Paul Williams để kết cho bài này. Paul Wiliams là giáo sư của của đại học University of Bristol, ông cũng là chủ tịch Hội nghiên cứu Phật giáo của Vương quốc Anh "United Kingdom Association for Buddhist Studies". Năm 1978, Paul Williams gia nhập Phật giáo, và hăng say truyền bá Phật giáo. Nhưng sau khi Paul Williams đọc sách của Thoma Aquino, một người Công giáo, Paul Williams đã nhận ra niềm tin vào Phật giáo hoàn toàn bế tắc, ông viết:
"Nếu Phật giáo là chân thực, thì cuối cùng đối với mỗi chúng ta, cuộc sống cực khổ hiện tại chỉ là hư không, hoàn toàn vô nghiã, nhưng nếu Công giáo là chân thực, thì bấy giờ cuộc sống của mỗi chúng ta có giá trị vô cùng và hoàn toàn viên mãn."
Lễ Phục Sinh năm 2000, Paul Williams gia nhập Công Giáo.
Nguyễn Hy Vọng- (trích conggiaovietnam.net)