lối đi của con kiến
tầm thường
LỐI
ĐI CỦA CON KIẾN
Một đàn kiến đông
đảo vô cùng, không biết cơ man nào mà kể. Ấy thế mà
chết cũng không biết bao nhiêu. Làm sao chúng bị chết? Trong
đoàn kiến sống sót, có con kiến suốt
đời u uẩn một mùa tang chế trong hồn nó. Ðoản bi ca ấy nó viết về sự
sống đi bên cõi chết. Ðoản ca bắt
đầu như thế này:
Phần
một: Tiếng lòng u uẩn của con kiến
Tiếng
kèn hối hả ban hành. Ðoàn đoàn, lũ lũ bước chân kiến chúng tôi réo gọi nhau lên
đường. Một cuộc ra đi
tìm đất sống mới. Dấp dáng biển
đỏ và sa mạc, thấp thoáng mênh
mông nắng đá trong ngày con cái Maisen tìm về đất
hứa, chúng tôi cũng vậy. Cuộc ra
đi thật ý nghĩa làm sao.
Trên hành trình ấy, sống và chết
dựa lưng nhau như đau khổ và hạnh phúc
của những chuyện tình. Hạnh phúc đấy, mà đau
khổ cũng có thể như con sóng xô bờ, bất
chợt đến. Chúng tôi băng qua ghềnh
đá cheo leo. Chúng tôi
chìm xuống vực sâu hiểm nghèo. Ðêm và ngày
đều tắm đẫm bằng thách đố gian nan. Nhưng trong tim,
chúng tôi cố giữ cho nhau lời ca và tiếng
nhạc. Chúng tôi thổi xuống chân mình
gió của tiếng kèn mơ ước. Chúng tôi
đẩy gót chân nhau bằng nốt nhạc kiên
nhẫn. Vì thế, chân chúng tôi bớt
mỏi, lòng chúng tôi bớt ủ ê.
Qua bờ lau, đá cuội, qua
rừng gai gian khổ, chúng tôi thấy ý nghĩa một
cuộc lên đường đẹp như thế nào. Hành trình đi tìm
đất sống, ngàn ngàn, lớp lớp chúng tôi đi
tới như rừng sao chuyển mình. Băng qua
những vùng tối tăm của rừng gai, trèo lên
những khe nứt của đá cheo leo,
mù mịt, thế mà không ai trong chúng tôi chết cả.
Càng gần thách đố, chúng tôi càng thêm dũng
cảm. Càng qua tăm tối, chúng tôi càng
giăng mình dưới nhẫn nại.
Cuộc đời có những không
ngờ của nó.
Có ai ngờ, chúng tôi không chết ở rừng sâu núi đá,
chúng tôi bị chết trước cửa đền
thờ! Ðền thờ là nơi nhân ái, bao
dung, thánh thiện, thế mà là mồ chôn đời chúng
tôi.
Ngày
đó, chúng tôi bị nghiền nát, không biết cơ may nào
mà kể. Cho đến bao giờ loài
kiến chúng tôi mới biết những bí ẩn của
đền thờ và sự chết ấy.
Tôi
viết bài ca này như tiếng thơ băn khoăn
của lòng để hỏi cuộc đời về
những huyền bí của cửa đền thờ và
sự chết ở đó. Chúng tôi băng mình qua gian
truân, qua góc tối xó nhà, qua khe nứt tường vôi, qua
cheo leo vách ván, qua ẩm mốc chân
cột, chúng tôi không chết. Ấy
thế mà, thấy bóng lời kinh, thấy hương
đạo hạnh, chúng tôi lại chết tức
tưởi, chết ngay lối vào giáo đường.
Ðền thờ là gì?
-
Tiếng thầm thì u uẩn trong hồn tôi là: Có khi nào cõi
thánh là nghĩa trang buồn?
-
Có khi nào cổng đền thờ là lối ra mất tâm
đạo?
Từ
bài ca của tâm, tôi muốn gọi vào cõi đời
để hỏi những vì sao trên trời, để
hỏi những bóng tối dưới vực sâu, đâu là
ranh giới huyền bí giữa sống và chết, vì sao
sự chết đã nắm bắt chúng tôi giữa
những bậc thềm vào cõi thánh?
Phần
hai: Một lối đi, một con đường.
Hạnh phúc có lối ngã riêng. Ðường vào cõi
chết có tên gọi khác. "Hãy vào
cửa hẹp vì đường rộng sẽ dẫn
đên hư vong." Bầy kiến đến
bậc cửa đền thờ, ôi! những bờ đá mênh mông, êm như dòng sông không gợn sóng.
Buồn làm sao! định mệnh
của những con đường thênh thang. Chúng
đâu ngờ con đường thênh thang ấy dẫn vào
cõi chết. Nhìn con đường thênh thang, bầy
kiến quên rằng mỗi người có một lối
đi, mỗi lối đi có một con đường.
Và, mỗi con đường dẫn đến một
khung trời khác nhau: Sự sống hay cõi chết.
Nhìn thấy thềm đá vào
đền thờ rộng mênh mông, phẳng phiu, cứ
thế chúng tôi ùa lên mà đi. Cứ mỗi bước chân con
người dẫm lên bậc thềm, hàng trăm nhà
kiến chúng tôi bi nghiền nát. Nhìn bậc cửa
đền thờ mênh mông, bầy kiến chúng tôi quên
rằng con đường an toàn của
kiến là bờ vách, là góc đá, không phải mặt
phẳng của các bậc thềm, không phải con
đường thênh thang.
Con
kiến viết những tiếng lòng u uẩn trên đây là
con kiến đã chọn cho mình một lối đi
rất hẹp, nó không bước trên thềm đá
rộng của các bậc tam cấp mà cứ men theo kẽ góc mà đi. Con kiến nào bò
sát trong góc của bậc thềm là băng qua
được sự chết. Người
ta cứ bậc thềm rộng mà giẫm chân lên, nên không
biết cơ man nào là kiến đã bị giết
chết.
Cũng
vậy thôi, con đường hẹp sẽ dẫn vào
Nước Trời, còn con đường thênh thang sẽ
dẫn tới hư vong.
*********************************
Con
kiến hỏi tại sao, giữa cửa vào đền
thờ mà cũng có sự chết. Nó
muốn hỏi bóng tối dưới vực sâu, tại
sao lối vào cõi thánh mà có u buồn nghĩa trang.
Tiếng băn khoăn cõi lòng của nó, cũng có thể
là tiếng Chúa vọng lên một âm vang đã lặng
lẽ trong hồn con người từ lâu.
Người ta có thể bước
vào đền thờ mà lối ấy không dẫn
đến cõi tâm của Ðạo.
Người ta có thể từ
đền thờ bước ra mà tâm vẫn không có hồn
đạo.
Bởi,
con đường dẫn tới cõi tâm vẫn là con
đường Chúa đã căn dặn: "Hãy qua cửa
hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang
thì đưa đến diệt vong, mà nhiều
người lại đi qua đó. Còn
cửa hẹp và đường chật thì đưa
đến sự sống, nhưng ít người tìm
được lối này" (Mt. 7:13-14).
Xa giới luật Chúa, thì có
bước vào đền thờ vẫn là bước ngoài
tâm đạo. Cái
chật chội của con đường hẹp là
đưa mình vào giới luật. Với con
đường hẹp ấy thì đi đâu cũng
gặp Ðạo, vì cõi tâm lúc ấy chính là Ðường
rồi.
Cứ hỏi lòng mình chứ
đừng nhìn bước chân mình đang ở đâu. Có thể trong
đền thờ mà hồn Ðạo không có trong tâm. Có thể trong đền thờ mà tính toán
chuyện không thánh. Con đường hẹp ở
trong cõi lòng.
*********************************
Lạy
Chúa,
Không phải cứ bước vào
đền thờ là tìm thấy Ðạo. Không phải cứ
bước ra khỏi đền thờ là có Ðạo.
Qua
tiếng u uẩn trong lòng con kiến nhỏ, phải
chăng Chúa nhắc nhở con về sự chết nguy
hiểm của đường rộng dễ dãi ngay trong
đền thờ.
Chúa
muốn con hồi tâm, muốn con nhìn lại lối
sống hôm nay và vẽ lại cho mình một lối đi.
Lm Nguyễn Tầm
Thường – Trích trong "Cô Đơn Và Sự Tự Do"