LƯƠNG
TÂM
+ Stephano Tri Bửu Thiên
Đối với con người ngày nay, lương tâm là một trong những vấn đề thường gây nhiều
tranh cãi, nhưng cũng được rất nhiều người quan tâm tới.
Người ta nói nhiều về lương tâm, bàn nhiều về lương tâm,
đề cao vai trò của lương tâm trong cuộc sống của mỗi cá nhân
cũng như của xã hội: hãy sống và hành động theo lương tâm!
Nhưng lương tâm là gì? Giáo huấn Kitô giáo nói gì về lương
tâm? Lương tâm là gì? Tự điển Webster’s Encyclopedic Unabridged
Dictionary of the English Language đưa ra một số định nghĩa
về lương tâm:
1/.
Conscience: The sense of what is wright or wrong in one’s
conduct or motives, impelling one toward
right action: Let your conscience be your guide.
2/.
The complex of ethical and moral principles that controls
or
inhibits the actions or thought of an individual. Tự
điển Longman Dictionary Contemporary English, the Living
Dictionary,
định nghĩa về lương tâm như sau: Conscience: The part
of your mind that tells you whether what you are doing is
morally right or wrong. Tự điển Pocket Catholic Dictionary của John A. Hardon S.J, thì lương tâm là sự phán đoán của trí khôn thực hành.
Sự phán đoán này dựa vào những nguyên tắc tổng quát của
đức tin và lý trí để quyết định cách hành động này là tốt
hay
xấu. Một hành động đúng hay sai là dựa vào những nguyên
tắc, những định luật khách quan. Những nguyên tắc, những
định
luật này không do con người, không do lương tâm con người
sáng tạo ra, nhưng do chính Thiên Chúa, nhưng trí khôn
con người có thể nhận ra và phải tuân theo [1]. Trong tác
phẩm
“La Légende des Siècles”, đại văn hào Victor Hugo đã
cụ thể hóa lương tâm con người bằng hình ảnh của một con
mắt tinh
quái, đeo đuổi con người khi con người làm điều gian
ác. Con mắt đó đã theo dõi Cain sau khi Cain giết chết
em mình
là Abel. Victor Hugo gọi lương tâm là “Trời hiện diện
trong con người”. Ménadre cho rằng tiếng nói của lương
tâm chính
là tiếng nói của Trời trong mỗi con người chúng ta; còn
Quintilien thì coi lương tâm có giá trị bằng cả ngàn nhân
chứng và một
hành động xấu nào đó của ta được tòa án tha bổng thì “không một tội nhân nào lại được tòa án lương tâm tha thứ” [2]. Anselm Gunthor
[3](tác giả của giáo trình Thần Học Luân Lý Chiamata
e Risposta , được tái bản lần thứ VII vào năm 1994) cho
rằng Thiên Chúa,
Đấng tự tỏ lộ cho con người và kêu gọi con người sống
hiệp thông với Người và tuân giữ các lề luật của Người,
cũng ban
cho con người khả năng nhận biết và đáp trả tiếng gọi
của Người, với lời của lề luật. Cái khả năng nhận biết
và đáp
trả này chúng ta gọi nó là lương tâm.
Thánh Kinh nói gì về lương tâm ?
Ngoài
đoạn văn trong văn chương khôn ngoan muộn thời (Kn 17,11),
Cựu Ước không biết đến một từ ngữ đặc
biệt để chỉ
lương tâm,
nhưng Cựu Ước lại biết rất rõ sự kiện của lương tâm,
mà thường được trình bày như là cái tâm xấu, một cái
tâm sau khi đã
phạm tội (x. Kn. 3,8; 2Sm .12,13). Đối với Thánh
Kinh Cựu Ước, thì
lương tâm luôn là lương tâm trước mặt Thiên Chúa.
Con người
luôn luôn đứng trước Thiên Chúa để trả lẽ về những
hành vi của mình: đúng đắn, tốt đẹp hoặc bậy bạ,
xấu xa.
Ngoài ra,
trong hành vi của lương tâm, thì không phải chỉ có
cái tâm, nhưng là toàn bộ con người đang hành động
[4].
Trong Tân
Ước , các sách Phúc Am cũng không có một từ ngữ
nào đặc biệt để
chỉ lương tâm. Lương tâm được gắn chặt vào lãnh vực
thầm kín của con người và được ám chỉ bằng từ tinh
thần
(pnéuma) hoặc
tấm lòng (kardia). Tuy nhiên, cũng như Cựu Ước, các
sách Phúc Âm đặc biệt nói đến sự kiện của lương tâm
xấu
sau hành động
xấu (x. Lc. 15,21; Lc. 22,62). Thái độ, lối sống
và cách ứng xử của người biệt phái làm thành những ví
dụ cụ
thể và rõ ràng về một thứ lương tâm đã bị biến chất,
thoái hóa trở thành cái tâm chai đá và hư hỏng. Thánh
Phaolô đã dùng
từ Hy Lạp Syneidaesis để chỉ lương tâm. Tuy nhiên,
từ này cũng không có ý coi lương tâm chỉ như là một
phần của cơ thể người,
nhưng ám chỉ cả con người và cả con người đó luôn hiện
diện cách trọn vẹn trước mặt Chúa và phải trả lẽ với
Chúa về những
hành vi nhân linh của mình. Với thánh Phaolô, từ syneidaesis
thường chỉ về lương tâm theo nghĩa luân lý. Chẳng hạn
trong thư Roma 2,15 :” Lương tâm họ làm chứng cho dân
ngoại rằng
lề luật đã được viết trong lòng họ”. Ý nghĩa luân lý
của từ syneidaesis còn được sử dụng trong các thư mục
vụ của Phaolô
như tâm tốt (1Tm. 1,5); tâm trong sạch (2Tim. 1,3);
tâm nhiễm uế (Tt 1,15). Ngoài ra, lương tâm theo nghĩa
tôn giáo-luân
lý xuất hiện cách đặc biệt trong Rm 14: (được phép
hay không được phép ăn thịt cúng); 1Cr. 8: (phẩm chất
luân lý của việc
ăn thịt trước khi cúng cho các thần minh dân ngoại);
1Cr. 10,14tt: (tham dự vào các bữa tiệc cúng tế của
dân
ngoại và việc ăn thịt đã cúng tế). Công Đồng Vatican
II dạy gì về lương tâm? Công Đồng Vatican II coi lương
tâm như là
khả năng nhờ đó con người nắm bắt được tiếng gọi của
Thiên Chúa cùng với các huấn lệnh của Người tức là
các lề luật: “Nhờ
lương tâm, con người nhận thức và hiểu biết những mệnh
lệnh của Thiên Chúa” (DH 3). Tuy nhiên, cũng như Thánh
Kinh, Công
Đồng không coi lương tâm chỉ như một phần của con người,
nhưng là cả con người đang hành động qua mỗi hành vi
nhân linh của
mình. Đặc biệt số 16 của Hiến Chế Vui mừng và Hy vọng,
Công Đồng nói đến thật rõ ràng và đầy đủ về lương tâm:
“Con người
khám phá ra tận đáy lương tâm một lề luật mà chính
con người không đặt ra cho mình, nhưng vẫn phải tuân
theo, và tiếng nói
của lương tâm luôn luôn kêu gọi con người phải yêu
mến và thi hành điều thiện cũng như tránh điều ác.
Tiếng nói ấy âm vang
đúng lúc trong tâm hồn của chính con người: hãy làm
điều này, hãy tránh điều kia. Quả thật con người có
lề luật được Chúa
khắc ghi trong tâm hồn. Tuân theo lề luật ấy chính là phẩm giá của con người và chính con người cũng sẽ bị xét xử theo lề
luật ấy nữa. Lương tâm là tâm điểm sâu kín nhất và
là cung thánh của con người, nơi đây con người chỉ
hiện diện một mình
với Thiên Chúa và tiếng nói của Ngài vang dội trong
thâm tâm họ. Nhờ lương tâm, lề luật được thực hiện
trong sự yêu mến
Thiên Chúa và anh em, và được biểu lộ cách kỳ diệu.
Trung thành với lương tâm, các Kitô hữu liên kết với
những người khác để
tìm kiếm chân lý và giải quyết trong chân lý biết bao
vấn đề luân lý được đặt ra trong đời sống cá nhân cũng
như trong giao
tiếp xã hội. Bởi vậy, lương tâm ngay thẳng càng thắng
thế, những cá nhân và cộng đoàn càng tránh được độc
đoán mù quáng
và càng nỗ lực tuân phục những tiêu chuẩn khách quan
của luân lý. Tuy nhiên, lương tâm nhiều khi lầm lạc
vì vô tri bất khả
thắng, nhưng cũng không vì thế mà mất hết phẩm giá.
Nhưng không thể nói được như vậy khi con người ít lo
lắng tìm kiếm điều
chân và điều thiện cũng như khi vì thói quen phạm tội
mà lương tâm dần dần trở nên mù quáng” (GS 16). Lương tâm mà Công Đồng nói đến chính là cái Tính bản thiện, (Nhân
chi sơ, tính bản thiện), là cái tâm thiện, cái tâm
tốt lành, cái chính tâm hay thiện tâm, là cái tâm mà
chính Thiên Chúa
đã phú ban cho mọi người và cho mỗi người khi dựng
nên con người theo hình ảnh của Thiên Chúa và giống
như Thiên Chúa
[5]. Người có lương tâm, với cái tâm ngay chính là
người biết quan tâm sao cho những ý nghĩ, những lời
nói, những quyết định
hành động của mình được khách quan, đúng đắn và có
trách nhiệm. Người có lương tâm, với cái tâm chân thật
sẽ cho là tốt điều
mà khách quan là tốt. Sẽ cho là xấu điều mà khách quan
là xấu. Ngưới có lương tâm, với cái tâm tế nhị, sẽ
có được sự nhạy
bén, tinh tế nhờ đó nhanh chóng nhận biết các giá trị
khách quan và nhiệt tình muốn thực hiện các giá trị
khách quan ấy.
Tuy nhiên, do tác động của tội lỗi, lương tâm con người
“nhiều khi lầm lạc vì vô tri bất khả thắng” [6] (như
trường hợp của
Saulô, cho rằng Kitô giáo là một thứ tà đạo, một thứ
lạc thuyết nguy hại cho đức tin tinh tuyền của Do Thái giáo nên cần phải bị tiêu diệt), hoặc đã dần dần bị biến chất,
thoái hóa và suy đồi. Cái tâm thiện, cái chính tâm,
nơi một số người đã hóa thành cái ác tâm, dã tâm, tâm
bất chính hay
tà tâm, đang gây nên biết bao tai hại cho chính mình
và cho tha nhân. Sự biến chất, thoái hóa của lương
tâm thường đuợc
nhận dạng qua những biểu lộ như :
1/
Tâm bất chính : Người có tâm bất chính thường không quan
tâm hoặc
không quan tâm
cách đầy đủ trong việc tìm hiểu và hành động đúng
theo những đòi hỏi của những chân lý khách quan. Thí dụ:
làm giàu bất
chính, gian lận hoặc lừa đảo, miễn sao có được
nhiều tiền.
2/
Tâm sai lầm : Người có tâm sai lầm cho là tốt điều mà khách
quan là xấu và cho là xấu điều khách quan là
tốt.
Tâm sai lầm còn có thể là sai lầm bất khả thắng (thí dụ
trường hợp của
Phaolô khi chưa gặp Chúa trên đường Damas) và
sai lầm khả thắng.
3/
Tâm phóng thứ hay phóng túng : Người có tâm loại này không
đếm xỉa gì đến dư luận, chẳng kể gì đến ô uế,
sĩ
nhục, miễn là người ấy có thể thỏa mãn được dục vọng của mình. Để thỏa mãn dục vọng của mình, người đó có thể và dám làm mọi
việc, không còn biết e thẹn, xấu hổ là gì. Người có
tâm phóng túng chạy theo một lối sống buông thả, để
cho những ham muốn
dục tình chế ngự mình. Chính những ham muốn dục tình
thái quá và cuộc sống buông thả làm cho người đó mất
cả nhân cách.
4/
Tâm chật hẹp : Người có tâm loại này luôn
bị gò bó và luôn bị giới hạn trong phạm vi mệnh lệnh như
phải
làm điều này,
được phép làm điều kia, cấm không được làm
điều này hoặc điều kia... tâm chật hẹp sẽ khiến cho người
đó
dễ có thái độ bất
mãn, hoặc bất mãn chính mình hoặc bất mãn
những người khác vì không chịu tuân theo mệnh lệnh hay luật
lệ
quy định. Tâm
chật hẹp chỉ nhằm tránh điều cấm đoán hơn
là vượt qua điều xấu bằng điều tốt.
5/
Tâm giả hình : được pha
trộn giữa tâm
phóng thứ và tâm chật hẹp. Người có tâm
giả hình thì ngôn-hành thường bất nhất. Nói vậy chứ không
phải
vậy.
Bằng mặt nhưng
không bằng lòng.
6/
Tâm chai đá : Là một cái tâm đã trở nên chai cứng nên mất
cảm giác, không còn khả năng cảm xúc. Tuy nhiên, sự chai cứng của tâm chai đá không phải là việc
một sớm một chiều nhưng trãi dài qua thời gian. Chẳng
hạn, không một ai trong một sớm một chiều trở nên đại
tội nhân.
Lúc đầu khi phạm tội, người ấy cảm thấy sợ hãi, lo
âu, ghê tởm tội lỗi, lương tâm cắn rứt, khổ sở, buồn
sầu, hối tiếc
vì mình đã phạm tội. Nhưng nếu cứ tiếp tục phạm tội,
đến một lúc nào đó, anh ta sẽ mất tất cả mọi cảm xúc
vừa nêu và rồi
có thể làm những điều xấu hổ nhất mà không một chút
xúc động: tâm của anh ta đã ra chai lỳ.
7/
Tâm hồ nghi : Gồm có hồ nghi
pháp lý (không biết một việc nào đó có
được phép làm hay không) và hồ nghi sự kiện (không biết một
cuộc
giải phẫu nào đó có
làm thành một triệt sản hay không). Qua
phần trình bày về lương tâm trên đây, công đồng muốn khẳng
định
một số chân lý quan
trọng sau đây:
1/.
Lương tâm phải chiếm một địa vị nổi bật, nhất là trong thời
đại chúng ta, thời
mà từng
cá nhân và lương
tâm của họ càng ngày càng được đề cao,
nhưng đàng khác, quyết định của lương tâm cá nhân bị ngăn trở, bị đe dọa hoặc bị hướng dẫn theo chiều hướng lệch lạc do các phương tiện
truyền thông.
2/.
Lương tâm chính là sự hiện diện của con người trước mặt Thiên
Chúa. Lương tâm xét cho cùng
là hiện tượng
tôn giáo chứ không chỉ là luân lý
vì có mối tương quan chặt chẽ giữa lương tâm với Thiên Chúa.
Do đó, theo
Công Đồng, nếu
chỉ nhìn lương tâm theo cái nhìn
thuần túy tâm lý và xã hội thì quả là còn thiếu xót.
3/.
Lương tâm con
người không độc
lập (autonomous) nhưng tùy thuộc
vào Thiên Chúa, vào các lề luật của Thiên Chúa và vào chân
lý khách quan.
Do đó, Công
Đồng chống lại mọi thứ duy chủ
quan sai lầm;
4/.
Lương tâm cá nhân có thể và phải liên kết với
những người
khác. Khi người
ta nghiêm chỉnh hướng lương tâm
về trật tự khách quan của hữu thể, của bổn phận, thì các
lương
tâm của các
cá nhân không
những hướng về chân lý mà thôi,
mà còn quy hướng về cộng đoàn nữa: Trung thành với lương
tâm,
các Kitô
hữu liên
kết với những
người khác để tìm kiếm chân lý
và giải quyết trong chân lý biết bao vấn đề luân lý...”
(GS 16). Giáo dục lương tâm, huấn luyện lương tâm chính là giúp cho con người nhận
thức được sự biến chất, thoái
hóa cái tâm của mình và cố gắng cải thiện, cố gắng điều chỉnh
để đưa cái
tâm
bị biến chất,
thoái hóa về với cái chính tâm,
cái tâm thiện tức là lương tâm . Nhờ sự hướng dẫn của lương
tâm, mỗi người,
trong mọi
hoàn cảnh của cuộc sống, luôn
có thể lắng nghe, nhận ra được Ý Chúa và quyết tâm đem ra
thực hành.
nhom tac gia - bao hiepthong.vn