Sức
mạnh niềm tin tôn giáo
-Mao Trạch Đông
Trong tác phẩm “Bí mật cuộc đời của Mao Trạch Đông” xuất bản vào tháng 4/1994
vừa qua tại Hoa Kỳ, Lý Phục Hy bác sĩ riêng của họ Mao Trạch
Đông trong 27 năm liền có nói đến chứng bệnh mất ngủ của
họ Mao, ông viết như sau:
Họ
Mao bị hai chứng mất ngủ. Một là vì cơ thể của ông mất khả
năng duy trì nếp sinh lực tự
nhiên và hai là chứng suy nhược
thần kinh, tuy chứng này không cần bị xem là một căn bệnh.
Tại Hoa Kỳ đa số người Trung Hoa bị mắc vào cả họ Mao lẫn
Giang Thanh đều đau khổ vì nó. Triệu chứng của nó là do sự
suy sụp
về mặt tâm lý nhưng thú thật thì không dám vì sợ xấu hổ,
lâu ngày ảnh hưởng đến sức khoẻ mất ngủ là nguyên do gây
ra nhức
đầu, nhức đầu kinh niên choáng váng hồi hộp huyết áp tăng
buồn-chán bất- lực da dẻ sần sù tiêu hóa xáo trộn, biếng
ăn hay bực tức
không đâu. Tôi xem chứng suy nhược thần kinh là căn bệnh
đặc biệt của những người cộng sản, là hậu quả của những dồn
nén
tâm lý không có lối thoát. Lần đầu tiên tôi chứng kiến hội
chứng này hồi năm 1952 khi người anh của tôi đột nhiên bị
tăng huyết áp, mất ngủ thần kinh bị suy nhược vì ông bị chiến
dịch
ba chống bủa vây lần thứ hai khi chiến dịch chống hữu khuynh
dấy lên năm 1957 nhằm kết án nhiều thường dân vô tội. Số
người mắc hội chứng này tăng lên khủng khiếp,
tôi không thấy hiện tượng này xảy ra bên tổ chức của Quốc
dân đảng vì trong tổ chức này dù có bề gì đi nữa cũng có
lối thoát,
trong khi dưới chế độ cộng sản mọi lối thoát đều bị chặn
hết. Dưới chế độ cộng sản những bệnh tâm thần như mất trí
hay loạn
tưởng thì được chấp nhận, nhưng những dấu hiệu về tâm trí
này đều bị liệt vào các vấn đề ý thức hệ. Đối với người Trung
hoa
khám bệnh tinh thần là một xỉ nhục dễ bị mất mặt và tại Trung
Quốc dưới thời Mao không có khoa chữa trị loại bệnh này.
Bác sĩ chữa cho bệnh nhân nào cũng nhận thấy đằng sau chứng
suy
nhược thần kinh đó đều có những khó khăn ghê gớm mà cá nhân
ấy gánh chịu và bác sĩ chữa bệnh chỉ chuyên chú vào việc
cho thuốc chớ không tìm hiểu căn nguyên gây ra bệnh. Riêng
trường
hợp họ Mao bác sĩ Lý Phục Hy nhận định như sau:
Nguyên
nhân sâu xa của suy nhược thần kinh của họ Mao khác với những
người thường, với cương vị một nhà lãnh đạo đầy
quyền uy ông gây đau khổ cho không biết bao nhiêu người
khác. Nỗi
lo sợ triền miên của ông tập trung vào sự nghi ngờ và lòng
trung thành của thuộc cấp, đối với ông chỉ có một số rất
ít được ông tin nhận, vì vậy những triệu chứng này trở
nên tệ
hại nhất vào lúc có chiến dịch đấu tranh chính trị. Họ
Mao có thể không ngủ suốt mấy tuần lễ hoặc cả tháng liền.
Quí
vị và các bạn thân mến! Niềm tin tôn giáo không làm cho
con người ra thông minh đĩnh đạc hơn . Niềm tin tôn
giáo
cũng không mang lại cho con người may mắn thịnh vượng
giàu sang.
Niềm tin tôn giáo lại càng không phải là thuẫn đỡ cho
con người trước bệnh tật khổ đau trong cuộc sống. Tuy nhiên
có điều chắc
chắn là tất cả những người có thể vượt qua được thử thách
khổ đau trong cuộc sống đều là những người có niềm tin
tôn giáo,
họ thường có đủ sức mạnh nội tâm để chiến đấu và đương
đầu với nghịch cảnh. Lại nữa niềm tin tôn giáo cũng giúp
cho
con người dễ dàng hài hòa với con người xung quanh hơn
bởi vì sống
có tình có nghĩa vốn là cốt lõi của đạo. Mùa vọng là
trường
dậy tỉnh thức. Tỉnh thức để cho niềm tin thấm nhập vào
mọi sinh hoạt của cuộc sống, tỉnh thức để sống như thánh
Phao
lô đã khuyên dậy:
Dù
khi ăn dù khi uống dù khi làm việc gì anh em hãy làm sáng
danh Chúa.
Xét
cho cùng vấn đề căn cước trong cuộc sống của con người chính
là luôn tìm thấy ý nghĩa cho cuộc sống,
do đó chính
là kho tàng quí giá nhất mà niềm tin tôn giáo mang
lại ch chúng
ta.
Lạy
Chúa có lẽ vì niềm tin tôn giáo mà chúng con gặp không biết
bao nhiêu khó khăn trong cuộc sống.
Xin
gìn giữ chúng
con luôn được kiên trì trong niềm tin để giữa những
nghịch cảnh thử thách và khổ đau. Chúng con vẫn
được có an bình
nội tâm và sống hài hòa với mọi người. Amen.
Trích Suy Niệm Mỗi Ngày, Nhóm Tác Giả - Vietnam