TỪ TRUYỀN TIN ĐẾN MÔNG TRIỆU
46. Sau khi sinh được bốn mươi ngày, phải làm gì
cho con trẻ?
Vẫn theo qui định luật pháp, sau khi sinh được
bốn mươi ngày, Chúa Giêsu được tiến dâng nơi Đền Thờ vì Ngài là
Con đầu lòng, và làm lễ thanh tẩy cho Mẹ rất thánh của Ngài. Đức
Trinh Nữ Maria không phải làm lễ thanh tẩy như các phụ nữ khác
vì Mẹ sinh con cách nhiệm lạ, vẫn còn trinh nguyên, nhưng vì lòng
khiêm hạ, Mẹ hoàn toàn vâng phục lề luật.
47.
Việc gì đã xảy ra khi dâng Ấu Chúa Giêsu trong Đền Thờ và Lễ Thanh
Tẩy?
Chinh 1nhờ cơ hội này mà có lời tiên tri lừng danh của vị thánh
lão thành Simêon. Được trời cao mặc khải, cụ đã nói với Đức Trinh
Nữ Maria: “Con Trẻ này là duyên cớ cho nhiều người trong dân Israel
phải hư hỏng hay được rỗi, và sẽ là dấu hiệu gây mâu thuẫn. Còn
Bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thấu lòng Bà”. (Lc 2:23-34)
Như
vậy là cụ báo trước về cuộc khổ nạn của Con và phần không kém
đau khổ Người Mẹ sẽ lãnh nhận.
48. Thánh Gia cư ngụ tại Bêlem bao lâu?
Thánh Gia cư ngụ tại Bêlem không lâu. Các Ngài phải trốn sang
Ai Cập như Thiên Thần đã cấp báo, để cứu Hài Nhi Giêsu thoát khỏi
tay bạo vương Hêrôđê định sát hại. Ông đã ra lệnh tàn sát hết
mọi trẻ nam từ hai tuổi trở xuống trong thành Bêlem và vùng phụ
cận. Mục đích của bạo vương là để giết chết Vua Do Thái mới sinh
mà ba nhà Đạo Sĩ đã nói cho ông biết (Mt 2:16-18).
49.
Thánh Gia di tản sang Ai Cập bao lâu?
Thánh Gia di tản sang Ai Cập cho đến khi bạo vương Hêrôđê băng
hà (Mt 2:13-15). Vì chúng ta không biết chính xác ngày tháng năm
bạo vương chết, nên không thể xác định thời gian Thánh Gia cư
ngụ tại Ai Cập. Theo mặc khải tư của hai chị Đáng kính Maria Agrêđa
và Catharina Emmêrich thì Thánh Gia tạm cư tại Ai Cập chẵn 7 năm.
50.
Sau khi từ Ai Cập về, Thánh Gia có ở luôn tại Nazareth không?
Sau khi từ Ai Cập trở về, Thánh Gia đã ở Nazareth cho tới đầu
đời công khai của Chúa Giêsu. Tuy nhiên hằng năm Thánh Gia vẫn
lên Giêrusalem để tôn thờ Thiên Chúa trong Đền Thánh của Ngài.
Khi Chúa Giêsu lên 12 tuổi, cũng đã hành hương tới Giêrusalem,
và khi mọi người ra về, Chúa Giêsu ở lại Đền Thờ mà Cha Mẹ Ngài
không hay biết. Đến chiều các Ngài mới nhận thấy Chúa Giêsu đã
bị mất tích! Tức khắc các Ngài trở lại Giêrusalem tìm kiếm với
tâm hồn buồn sầu tan nát! Sau ba ngày vất vả tìm kiếm, các Ngài
đã gặp thấy Chúa trong Đền Thờ đang tranh biện với các Luật sĩ.
(Lc 2:41-52)
51.
Đức Trinh Nữ Maria đã làm gì tại Cana trong đầu đời công khai
của Chúa Cứu Thế?
Khởi đầu đời công khai của Chúa Giêsu, Đức Trinh Nữ Maria và Chúa
Giêsu đã được mời đến dự tiệc cưới tại thành Cana xứ Galilêa.
Nhờ lời Đức Mẹ nài xin, Chúa Giêsu đã làm phép lạ hoá nước thành
rượu, đây là phép lạ đầu tiên của Ngài.(Jn 2:1-10)
52.
Trong ba năm Chúa Giêsu truyền giáo, Đức Mẹ Maria đã làm gì?
Trong thời gian hoạt động công khai của Chúa Cứu Thế, Đức Mẹ Maria
đã theo dõi các hoạt động tông đồ của Con Mẹ. Trong ít nhiều trường
hợp, chúng ta thấy Đức Mẹ Maria trà tộn giữa đám đông.
53.
Đức Trinh Nữ Maria đã làm gì trong cuộc khổ nạn của Chúa Cứu Thế?
Sau khi nhận được tin Tông đồ Giuđa phản bội, và Con Chí Thánh
đã bị bắt, bị kết án tử, Đức Mẹ Maria đã ra đi gặp Con trên đường
khổ nạn, theo Con lên núi Sọ, để tham dự việc Con Mẹ chịu đóng
đinh, chịu chết và chịu táng trong mồ. Chính tại đỉnh đồi này,
từ trên cây khổ giá, trước khi tắt thở, Chúa Giêsu đã công bố:
Đức Maria là Mẹ thiêng liêng của hết mọi người mà lúc bấy giờ
thánh Gioan là đại diện. (Jn 19:26-27)
54.
Sau khi phục sinh, Chúa Giêsu đã hiện ra với ai trước hết?
Ýù
kiến chung đều nhận rằng, khi vừa phục sinh, Chúa Giêsu đã hiện
ra với Mẹ Ngài. Lưu truyền và lẽ phải dạy chúng ta như vậy. Theo
lẽ hiển nhiên, sau này Chúa Giêsu còn hiện ra với Đức Mẹ nhiều
lần trong bốn mươi ngày lưu lại ở trần gian trước khi Chúa về
trời.
55.
Đức Mẹ maria có tham dự khi Chúa Giêsu về trời không?
Thánh
Kinh không nói với chúng ta điều đó. Nhưng quá hiển nhiển là Đức
Trinh Nữ Maria đã cùng với các Tông Đồ và Môn Đệ dự kiến cuộc
thăng thiên của Chúa trên núi Ôlivê.
|