THỂ
HIỆN SỨ MỆNH ĐỨC MẸ MARIA
103.
Ngoài tước hiệu Mẹ Thiên Chúa và Mẹ Nhân Loại, Đức Trinh Nữ Maria
còn được xưng tụng bằng tước hiệu nào khác liên quan tới Cộng
Đồng Dân Chúa?
Còn
hai tước hiệu sau đây: Bà Evà Mới và Mẹ của Giáo Hội.
Sách
Giáo Lý Công Giáo đã đề cập đến Tân Evà như sau:
“Sau
khi sa ngã, con người đã không bị Thiên Chúa bỏ rơi, trái lại
Ngài đã kêu gọi con người, và một cách bí nhiệm, Ngài đã loan
báo cuộc chiến thắng sự ác và đã nâng con người dậy. Đoạn sách
Sáng Thế Ký này đã được gọi là “Tiền Phúc Âm” hay là “ Phúc Âm
Nguyên Thuỷ, “vì loan báo đầu tiên về Đức Kitô Cứu Thế, và về
cuộc chiến thắng sau cùng của một người trong các con cháu người
nữ ấy. (Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo số 410)
“Đàng
khác, nhiều Giáo Phụ và Tiến Sĩ Giáo Hội đã nhận ra Đức Trinh
Nữ Maria, Mẹ Chúa Kitô, là bà TÂN EVÀ trong người phụ nữ đoạn
Tiền Phúc Âm này loan báo”.
“Mẹ
Maria là người đầu tiên theo cách thế duy nhất được hưởng nhờ
cuộc chiến thắng của Chúa Kitô, là Adam Mới, đối với tội lỗi”.
(Giáo Lý Giáo Hội công Giáo số 411)
104.
Giáo Hội Công Giáo tôn vinh Đức Maria là MẸ GIÁO HỘI như thế nào?
Ngày
21 tháng 11 năm 1964 kết thúc khoá họp III Công Đồng Chung Vaticanô
II, Đức Thánh Cha Phaolô VI đã công khai tuyên bố: “ĐỨC TRINH
NỮ MARIA LÀ MẸ GIÁO HỘI”, đây là tước hiệu mới, Đức Thánh Cha
tôn vinh Đức Mẹ trong cuối thế kỷ XX này.
Sách
Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo cũng đã đề cập đến tước hiệu này như
sau:
“Sau khi nói về chức vụ của Đức Trinh Nữ Maria trong mầu nhiệm
Chúa Kitô và Chúa Thánh Linh, nay cần phải xem xét địa vị của
Đức Mẹ trong mầu nhiệm Giáo Hội”.
“Đức
Trinh Nữ Maria được nhìn nhận và tôn vinh là Mẹ đích thực của
Thiên Chúa và của đấng Cứu Thế, Đức Mẹ Maria cũng thực sự là Mẹ
các Chi Thể Chúa Kitô, vì Mẹ đã cộng tác bằng Đức Ái để sinh ra
các tín hữu trong Giáo Hội là những Chi thể của ĐẦU này” (Lumen
Gentium 53). “Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ của Chúa Kitô và là Mẹ
Giáo Hội”. (Giáo Lý Giáo Hội Công giáo số 963)
105.
Tình Mẫu Tử của Đức Mẹ Maria đối với Giáo Hội như thế nào?
Vai
trò của Đức Mẹ Maria đối với Giáo Hội gắn liền với sự hiệp nhất
của Đức Mẹ với Chúa Kitô và xuất phát từ đó. Sự hiệp nhất của
Đức Mẹ Maria đối với Con mình trong công cuộc cứu độ thật rõ ràng
từ lúc Mẹ cưu mang Chúa cách trinh tuyền, cho tới khi Ngài chết.
Sự hiệp nhất này đã đặc biệt tỏ rõ vào giờ khổ nạn của Chúa Kitô.(Giáo
Lý Giáo Hội Công Giáosố 964)
“Sau
khi Con mình về trời, Đức Mẹ Maria đã trợ lực Giáo Hội sơ khai
bằng những lời cầu nguyện của mình. Hội họp với các Tông Đồ và
mấy phụ nữ khác, người ta thấy Đức Mẹ Maria đã cầu nguyện kêu
xin Chúa Thánh Linh hiện xuống, Đấng đã che phủ Mẹ dưới bóng Ngài
trong ngày truyền tin”.(Giáo
Lý Giáo Hội Công Giáo số 965)
“Sau
khi hoàn tất cuộc đời dương thế, Đức Mẹ Maria đã được rước về
Trời cả hồn xác với Chúa Giêsu Con Mẹ. Ở trên trời vai trò của
mẹ trong việc cứu độ không chấm dứt. Mẹ vẫn tiếp tục cầu bầu để
đem lại cho chúng ta những ân huệ, giúp chúng ta được phần rỗi
đời đời. Với tình Mẹ hiền, Đức Trinh Nữ Maria hằng săn sóc những
anh chị em của Chúa Kitô, Con chí ái Mẹ, đang lữ hành trên dương
thế và đang gặp bao nguy hiểm thử thách, cho đến khi họ đạt tới
hạnh phúc Quê Trời”. (Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội số 59 và 62)
|