THỂ
HIỆN SỨ MỆNH ĐỨC MẸ MARIA
129.
Tước hiệu “Nữ Vương Vũ Trụ” có ý nghĩa gì?
Tước
hiệu “Nữ Vương Vũ Trụ” có nghĩa là Đức Trinh Nữ Maria cùng với
Chúa Kitô-Vua nắm giữ quyền tối thượng đích thực về siêu việt
và thế lực trên mọi thụ tạo, trên mọi thụ tạo, trên mọi thành
phần xã hội. Như vậy, một trật Đức Mẹ Maria có tước vị và uy quyền
riêng của một Nữ Hoàng. Đức Mẹ Maria có uy thế cá nhân độc nhất
vô nhị, vì tất cả huy hoàng của Vua muôn vua phản chiếu trên Đức
Mẹ. Đức Mẹ Maria có quyền thế cầu bầu đặc biệt, vì hết những gì
Mẹ xin Vua muôn vua đều được chấp nhân.
130.
Có bằng cớ nào chứng tỏ Đức Trinh Nữ Maria là Nữ Vương Vũ Trụ
không?
Có.
Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước đều minh chứng cách mặc nhiên chân
lý cao trọng này: Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ thật Chúa Cứu Thế,
Ngài là Vua trên muôn vua, bởi thế Mẹ Ngài chính là Hoàng Hậu,
là Nữ Vương Vũ Trụ.
*
Sách Khởi Nguyên đoạn 3 câu 15 ghi lại cuộc chiến đấu trường kỳ
giữa Người Nữ và âm binh hỏa ngục, giữa dòng dõi Người Nữ và bè
lũ Satan. Dòng dõi Người Nữ là Đức Kitô sẽ đạp nát dầu Satan.
Mà Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ Ngài.
*
Thánh Vịnh 44 câu 10 đề cập đến: “Hoàng Hậu đứng bên hữu Đức Vua
mặc đồ trang điểm vàng ròng lộng lẫy,” ám chỉ Đức Trinh Nữ Maria
đứng cạnh Vua Kitô.
Tin
Mừng theo thánh Luca tường thuật biến cố truyền tin, Sứ Thần Gabriel
đã tâu trình Đức Trinh Nữ Maria sẽ sinh hạ một Hài Nhi, đặt tên
cho Hài Nhi là Giêsu: “Ngài là Con Đấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ
ban cho Ngài ngôi vua Đavít, Ngài sẽ cai trị đời đời trong nhà
Giacóp” (Lc 1:32). Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ của Ngài, tức là Mẹ
của Vua muôn vua.
*
Tin mừng theo Thánh Gioan ghi lại lời ông Philatô hạch hỏi Chúa
Giêsu Kitô: “Ông có phải là Vua không”? Chúa Giêsu trả lời: “
Quan nói đúng, Tôi là Vua” (Jn18:37).
Như
thế đã rõ: Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ Vua Kitô. (Mariology tr. 520-552;
Mare dans le Dogme P. 240)
132.
Thánh Truyền và Quyền Giáo Huấn của Giáo Hội có đề cập đến Vương
quyền Đức Mẹ Maria không?
Từ
thế kỷ thứ II, niềm tin vào Vương quyền Đức Trinh Nữ Maria được
diễn tả trong nghệ thuật, ảnh vẽ, điêu khắc tại các hang Toại
đạo Rôma, trong các đài kỷ niệm của Công giáo Phi Châu, trong
các đồ khảm, bức họa tại các đền đài dành cho việc thờ tự và dâng
kính Đức Mẹ Maria.
Trong
thời kỳ này các Giáo Phụ chỉ đề cao danh xưng Mẹ Chúa tôi (Lời
Bà Elizabeth), Mẹ Chúa Kitô, Maria Tân Evà v.v...
*
Từ đầu thế kỷ VII, danh xưng Nữ Hoàng, Nữ Vương Maria được dùng
đến. Thánh Iđêphongsô thành Tôlêđô đã kêu xin: "Lạy Nữ Vương
Maria, Đức Kitô là Con chí ái của Mẹ, con là tôi tớ của Mẹ. Mẹ
là Nữ Hoàng của Vua Giêsu" (PG.97,872).
*
Từ thế kỷ VIII trở về sau, Vương quyền Đức Trinh Nữ Maria được
đề cao và được xây dựng trên hai nền tảng:
1.
Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ Chúa Kitô Vua.
2. Mẹ là Cộng Sự Viên của Chúa trong việc
cứu chuộc nhân loại.
*
Thế kỷ VIII trở về sau, Vương quyền Đức Trinh Nữ Maria vừa là
Nữ Vương Vũ trụ vừa là Mẹ Nhân loại.
*
Nhưng, Vương Quyền Đức Mẹ Maria đã được các nhà Thần học lưu tâm
hơn hết trong thế kỷ XX. Những Hội Nghị Quốc Tế Thánh Mẫu ở Lyon
Pháp (1900), ở Fribourg, Thụy Sĩ (1902) và ở Einsiedeln, Đức (1906)
đã thảo luận vấn đề này và đệ trình Đức Thánh Cha xin ngài chính
thức tôn nhận Vương Quyền Đức Mẹ Maria.
*
Các Đức Thánh Cha Lêô XIII, Piô IX, Piô X, Piô XII đã tích cực
hưởng ứng, nên ngày 11 tháng 10 năm 1954, Đức Thánh Cha Piô XII,
trong thông điệp Ad caeli Reginam đã thiết lập Lễ Mẹ Nữ Vương
Vũ Trụ trong khắp Giáo Hội hoàn vũ, lễ kính ngày 22 tháng 8 hằng
năm.(Mariology Vol 2 p. 524-546; Maryin Doctrine, EmilNeubert
pp 138-146).
133.
Đâu là những đặc quyền làm Nữ vương của Đức Mẹ Maria?
Đức
Mẹ Maria có hai đặc quyền làm Nữ Vương:
Trước
hết là quyền tự nhiên: Vì Người là Mẹ Thiên Chúa, Đấng là Vua
tất cả các vua.
Thứ
đến là quyền chinh phục: Vì Người đã cùng với Chúa Kitô chuộc
lại chúng ta khỏi ách nô lệ ma quỷ.
|