Một
Tượng Trưng Duyên Dáng
Giáo
Hội đặt lên môi Đức Maria những
lời kiều diễm này của Thánh Kinh:
“Ta
mang hoa như cây hồng trên bờ suối”.
Xưa nay ta vẫn gọi tháng mười là tháng
Mân Côi, Văn Côi, Môi Khôi, Mai Khôi. Cha chính Hương,
tác gải tự điển Việt-Hán, gọi
là Môi quí, linh mục Phạm Thanh Nhân đặt
là tháng Vườn Hồng-La ngữ, Rosarium-Pháp
ngữ, rosaire-các danh xưng đều chỉ
là Hoa Hồng.
Hoa
Hồng là một trong những tượng trưng
đẹp Kinh Mân Côi và nhiều mầu nhiệm
chứa đựng trong đó.
Hoa
màu lửa, lá hình trái tim và những hạt vàng
tập trung vào lòng chỉ dấu những người
đọc Kinh Mân Côi cháy lên tình yêu Chúa hợp nhất
trong dây tình đồng đạo để một
lòng, một trí, một tiếng đồng ca
ngợi và mến yêu Chúa Giêsu và Mẹ Maria.
Lá
xanh cây hồng tiêu biểu các Mầu
Nhiệm Vui.
Gai,
các Mầu Nhiệm Thương.
Hoa,
các Mầu Nhiệm Mừng.
Có
những hoa chớm nụ:
Chỉ Đức Giêsu còn thơ
ấu.
Có
những hoa hé nở:
Chỉ Ngài chịu thương
khó.
Có
những đóa nở to:
Chỉ Ngài trong vinh quang.
Hòa
hồng đẹp làm vui thích: đó là Chúa Giêsu
và Mẹ Maria trong mầu nhiệm vui, an ủi
các tối nhân.
Có
gai góc: đó là Chúa Giêsu và Mẹ Maria trong mầu
nhiệm thương giục ta đau buồn
các tội đã phạm.
Hoa
tỏa hương dịu dàng: đó là Chúa Giêsu
và Mẹ Maria trong mầu nhiệm mừng thu hút
ta ao ước phần rỗi muôn đời.
Hoa
hồng lớn lên và nẩy sinh nhờ sương
Trời; nở hoa nhờ ánh sáng dương: Mân
Côi là một đóa hoa được Thần
Trời đưa xuống, trời cho nẩy
sinh và phát triển nhờ sương là ân phúc
tuôn xuống.
Giai
Thoại
Bị
quỉ bóp cổ chết vì tình ma chuột.
Linh
Mục Anphongsô Andrađa làm nổi bật lòng
lân ái vô biên của Đức Trinh Nữ đối
với người chỉ kính tôn Ngài hằng
ngày bằng một vài Kinh Kính Mừng với giai
thoại sau đây:
Năm
1604, ở Phờlăng (Flandres), một thành phố,
phía Đông Bỉ, có 2 sinh viên sao lãng việc đèn
sách và sa đà trong các cuộc truy hoan và dâm dục.
Cũng
như mọi đêm khác, một đêm kia hai cậu
đến nhà một gái giang hồ để
thỏa tình mây mưa. Rítsa (Richard) về, cậu
kia nán lại.
Về
nhà, thay quần áo gần xong, Rísta sực nhớ
kính Đức Trinh Nữ. Phần mệt nhọc,
phần buồn ngủ, chàng phải phấn đấu
kích liệt mới đọc mấy Kinh Kính Mừng,
đọc không sốt sắng, mắt nhắm
mắt mở, rồi chàng lên giường ngủ
li bì.
Ngủ
được một giấc say sưa, chàng
thức dậy vì có tiếng gõ cửa thật
mạnh. Cửa chưa kịp mở, người
bạn đã đứng sừng sững trước
mặt, diện mạo biến đổi hẳn,
thật hì hợm và không thể nhìn ra được,
Rítsa bỡ ngỡ hỏi:
-
Mày là ai?
Anh kia đáp:
- Sao, mày không nhìn ra tao à?
- Nhưng mày làm sao mà thay đổi dữ vậy?
- Tao thấy mày như có quỉ.
- A, bất hạnh cho tao, tao đã phải mất
linh hồn.
- Tại sao vậy?
-
Mày biết, là vừa ra khỏi cái nhà khốn
nạn ấy, tao bị một con quỉ vồ
lấy và bóp cổ chết tươi. Xác tao nằm
sõng soài giữa đường và linh hồn tao
sa vào hỏa ngục. Còn mày, mày nên biết là hình
phạt đó đang chờ mày. Nhưng Đức
Trinh Nữ đã cứu mày khỏi, nhờ một
chút tôn kính nghèo nàn là ít Kinh Kính Mừng mày đọc
hằng ngày để kính Ngài. Phước cho
mày, nếu mày biết lợi dụng lời cảnh
cáo của Mẹ Thiên Chúa ban cho mày qua miệng
tao.
Hắn
vừa nói vừa hé áo tơi để lộ
lửa phần phật cháy và bầy rắn lúc
nhúc đang xâu xé hắn, rồi biến mất.
Bấy
giờ Rítsa sấp mặt xuống đất,
khóc ròng khóc rã để cảm ơn vị Cứu
Tinh của chàng; và trong khi nghĩ đến việc
đổi đời chàng nghe chuông Kinh Mai ở
Dòng Phanxicô.
Chàng
kêu lên: “À, chính đó là nơi
Chúa muốn ta vào để ăn năn thống
hối.”
Chàng
chạy ngay đến Dòng để xin tu. Các
Tu sĩ biết cuộc đời bê bối của
đương sự, nhất định không
chịu. Nhưng vừa khóc bù lu bù loa, chàng kể
tự sự nguồn cơn.
Hai cha Dòng đến con đường chàng chỉ
và thấy ngay thây ma của anh bạn chàng bị
bóp họng và đen như cục than.
Vậy
Rítsa được vào nhà Chúa, lấy Kinh Kính Mừng
Maria làm hơi thở và của ăn hằng ngày
để sống thánh. Một người khác
cũng tên là Rítsa chứng kiến biến cố
hi hữu đó, đã xin nhập Dòng Phanxicô, được
phái đi truyền đạo ở Nhật Bản
và được hỏa thiêu vì danh Chúa ngày 10 tháng
9 năm 1622. Ngài được phong Á Thánh năm
1867.
Lời
Nguyện
Ôi Mẹ Maria chí ái! Kinh Kính Mừng Mẹ đã
làm cho bao chuyện lạ! Xin cho Kinh muôn vàn thiên
thánh ấy trở nên hơi thở và lương
thực của chúng con.
|