|
ẢNH
ĐỨC MẸ HAY LÀM PHÉP LẠ
(Rue du Bac)
1. Nguồn Gốc
Năm 1830 Đức Trinh Nữ Ma-ri-a đã hiện
ra tại nhà nguyện của trụ sở nhà
mẹ dòng Nữ Tử Bác Ái, số 140, phố
Bắc (Rue du Bac), thành phố Pa-ri. Người
được thị kiến là chị Ca-ta-ri-na
La-bu-rê (Catherine Labouré), 24 tuổi vừa được
nhập tập viện của dòng vào tháng 4 năm
đó.
Trong lần thị kiến thứ nhất, đêm
18 rạng ngày 19 tháng 7, chị Ca-ta-ri-na được
thấy Đức Trinh Nữ ngự ở triều
ca của nhà nguyện. Đức Mẹ phán dạy
chị tập sinh quì dưới chân Mẹ rất
nhiều, và còn tiên báo nhiều điều sẽ
xảy ra ít năm sau đó.
Ngày 27 tháng 11 năm 1830, chị Ca-ta-ri-na lại
được nhìn thấy Đức Mẹ.
Lúc ấy khoảng 5 giờ sáng, khi chị đang
nguyện ngắm với cộng đoàn. Lần
này Đức Mẹ hiện ra đứng trên
địa cầu, hai tay giang rộng, hướng
xuống với những luồng ánh sáng chiếu
dọi địa cầu. Chung quanh cảnh ấy,
chị Ca-ta-ri-na đọc được những
hàng chữ bằng vàng: “Đức Ma-ri-a Đầu
Thai Vô Nhiễm Tội, xin cầu cho chúng con là
kẻ chạy đến cùng Mẹ.”
Một lát sau, cảnh ấy dường như
biến mất và chị Ca-ta-ri-na lại nhìn thấy
chữ M trên có Thánh Giá ở giữa hai Thánh Tâm
Giê-su Ma-ri-a. Lúc đó chị nghe Đức Trinh
Nữ truyền: “Con hãy đi bảo người
ta làm một ảnh vảy theo mẫu này.”
Đó là gốc tích của loại ảnh vảy
mà giới đạo đức gọi là ảnh
vảy Đức Mẹ Hay Làm Phép Lạ bởi
vì người ta đã xin được đủ
các ơn nhờ ảnh này.
Những lần thị kiến năm 1830 đánh
dấu bước đầu của một giai
đoạn vĩ đại liên quan đến
giáo lý Đức Ma-ri-a Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Hai mươi bốn năm sau, Đức Pi-ô
IX đã tuyên bố tín điều Đức Ma-ri-a
Vô Nhiễm Nguyên Tội. Và năm 1858, Đức
Mẹ lại hiện ra tại hang Mát-sa-bi-en (Massabielle)
mặc khải cho Bê-na-đê-ta Su-bi-ru (Bernadette
Soubirous): “Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội.”
Khắp thế giới hiện nay có vô vàn ảnh
vảy. Ảnh Đức Mẹ Hay Làm Phép Lạ
là một giáo lý bằng hình ảnh, một biểu
trưng sống động về lịch sử
ơn cứu độâ Chúa Giê-su Ki-tô đã thực
hiện.
Người ta vẫn lũ lượt đến
kính viếng nguyện đường phố
Bắc. Từ muôn phương địa cầu,
họ đến để cầu nguyện và
lắng nghe thông điệp Mẹ dạy. Họ
cũng có dịp tôn kính thi hài chị Ca-ta-ri-na
La-bu-rê, người tông đồ của Đức
Mẹ Hay Làm Phép Lạ và đã được
Giáo Hội ghi vào sổ bộ các thánh từ năm
1947.
Người nữ tu hèn mọn này ẩn mình trong
yên lặng và cống hiến 45 năm đời
sống của mình để phục vụ những
người già cả nghèo khổ tại cộng
đoàn của chị tại Rơ-i-li (Reuilly),
Pa-ri. Chị đã qua đời tại đó
ngày 31 tháng 12 năm 1876.
2. Biểu Tượng
Đôi điều về các biểu tượng
ngày nay: Ảnh vảy Đức Mẹ Hay Làm
Phép Lạ không đơn giản chỉ là một
vật nhỏ bé mà còn là một dấu chỉ,
tức là còn nói lên một điều gì khác.
Thực ra ảnh vảy này không phải là một
dấu chỉ thông thường. Đó là một
biểu tượng, theo La-lan-đa (A. Lalanda)
tức là một “dấu chỉ cụ thể
gợi lên, do một liên hệ tự nhiên, một
cái gì khiếm diện hoặc không thể tri giác
được.” Nếu không hiểu được
những sự vật mang ý nghĩa tượng
trưng, người ta sẽ không hiểu được
ảnh vảy Đức Mẹ Hay Làm Phép Lạ
vì người ta trước tiên phải vượt
qua dữ kiện vật chất.
Văn hóa Tây Phương đã gạt bỏ và
hiểu sai về các biểu tượng, coi chúng
chỉ như những công cụ thông tin (những
hình thức để truyền đạt ý tưởng)
hay những các thức biểu đạt thi vị
về một thế giới vô thực nào đó
mà thôi.
Ngày nay người ta đang khám phá lại các
“thực thể biểu tượng,” tức
là họ phải vượt lên trên dữ liệu
hiện tượng để tìm kiếm chiều
kích của sự vật được biểu
trưng, mà, nếu không có chiều kích này, thì các
biểu tượng kia không thể “sống” được.
Người ta nhận ra rằng họ đang
sống giữa một thế giới các biểu
tượng, chúng “nói lên bí mật của vô thức,
đưa đến những tài năng kín ẩn
nhất, và mở rộng tâm hồn ra trước
những gì còn bí ẩn và vô biên. Các biểu tượng
tạo nên một nhu cầu không thể bỏ
qua về chiều kích lịch sử của con
người, và vì thế lôi cuốn đến
với thực tế trong những ngôn từ
con người hơn.
Trong thế kỷ XIX, chính Đức Mẹ đã
dùng thứ ngôn ngữ biểu tượng khi
truyền dạy chị Ca-ta-ri-na La-bu-rê. Vì thế,
chúng ta phải áp dụng biểu trưng học
để tìm hiểu trọn vẹn ý nghĩa
sâu xa của ảnh vảy Đức Mẹ Hay
Làm Phép Lạ.
(Những điều dưới đây được
viết dựa theo bộ Tự Điển Các
Biểu Tượng gồm bốn quyển của
J. Chevalier, Paris, 1974. Các trích dẫn cũng được
lấy từ bộ sách này).
2. Trinh Nữ giữa Ánh Sáng
- Trinh Nữ mặc y phục trắng và đội
khăn: Đồng trinh nói lên một hữu thể
nguyên vẹn, thánh hảo, và tinh tuyền (ngay tấm
khăn đầu cũng nói lên sự thánh hiến).
Mẹ luôn sẵn sàng tiếp nhận sản tính
của Thiên Chúa (divine fecundity) bởi vì Mẹ
hoàn toàn mở rộng lòng, “Người Mẹ
Đồng Trinh của Thiên Chúa biểu trưng
cho trái đất hướng về mặt trời,
để rồi nhờ đó trở thành một
trái đất được biến đổi,
một trái đất được chiếu
sáng.”
- Biểu trưng của ánh sáng: “Gương mặt
Mẹ - theo lời chị Ca-ta-ri-na - tuyệt
vời mỹ lệ, không thể tả nổi.”
Những tia sáng phát ra từ tay Mẹ là biểu
tượng các ân sủng Mẹ ban xuống. Trong
Thánh Kinh, ánh sáng thường tượng trưng
cho sự sống, ơn cứu độ và hạnh
phúc Thiên Chúa ban. “Trong khi đó bóng tối tượng
trưng cho sự dữ, nhục nhã, hình phạt
phản bội, và sự chết.” Tràn ngập
ánh sáng rực rỡ, Đức Ma-ri-a ngự
nơi miền cánh chung, miền sáng láng của
những người sống. Theo các giáo phụ,
ánh sáng là biểu tượng của thiên đàng
vĩnh hằng. Là ánh sáng trong Thiên Chúa, Đức
Ma-ri-a hoàn toàn đối nghịch với sự
mờ đục và giả hình, Mẹ là sự
thông hiệp và chân thực hoàn toàn.
3. Trinh Nữ Vinh Thắng
- Bàn tay đeo nhẫn: Chúng ta không ưa thích hình
ảnh này cho bằng hình ảnh đôi tay giang
rộng (tay đeo nhiều nhẫn là “mốt”
đời nay). Đức Ma-ri-a không giữ lại
gì cho bản thân, Mẹ không sở hữu nhưng
là cho đi tất cả. Tay Mẹ mở rộng
mời gọi và tiếp đón. Những chiếc
nhẫn tượng trưng mối liên kết
trung thành, chúng là “dấu chỉ của một
giao ước, một thề hứa, một
cộng đồng, một số phận gắn
bó với nhau.” Là Hôn Thê của Thiên Chúa, Đức
Ma-ri-a còn tín trung cả với nhân loại: Mẹ
là hiện thân của giao ước với Thiên
Chúa của một thế giới mới.
- Con rắn màu xanh đốm vàng theo cái nhìn của
người Do Thái và của các ki-tô hữu tượng
trưng cho Sa-tan và quyền lực sự dữ.
Nó quằn quại quanh gót chân Đức Trinh Nữ.
Hình ảnh này cho chúng ta một cái nhìn quyết
liệt về thế giới, đấu trường
của trận chiến sống mái giữa thiện
và ác. Con rắn là kẻ thù của nhân loại
vì nó đã khởi đầu cuộc nổi loạn
thú vật; nhưng người ta cũng thấy
nó ngay nơi loài người bởi vì, theo Gút-ta
Dung (C.Gustav Jung), “nó tàng hình vào tâm trí bên trong, một
chủ nghĩa phiếm thần đen tối
vừa kỳ lạ, vừa khó hiểu, vừa
huyền bí.” Đức Trinh Nữ toàn thắng
Sa-tan kêu mời chúng ta từ bỏ những gì
tăm tối trong chúng ta và không thỏa hiệp
với những thế lực của sự dữ.
- Địa cầu “có thể mang một ý nghĩa
kép đôi: Toàn thể không gian vũ trụ và toàn
thể pháp quyền của một quyền lực
tuyệt đối. Ý thứ hai này mới cần
được giải nghĩa về quyền
lực của một nhân vật nào đó thi hành
trên một lãnh thổ nhất định. Quyền
lực này tự nó giới hạn, đó là ý nghĩa
của trái địa cầu.” Trái địa
cầu dưới chân Đức Trinh Nữ tượng
trưng vương quyền của Mẹ trên
thế giới, trên các quốc gia và trên mọi
tâm hồn. Nói cách khác, tất cả đều
thuộc về Đức Ma-ri-a. Sự kiện
này không biết có phải là nền tảng của
việc tận hiến cá nhân và xã hội cho Đức
Mẹ không? Tuy nhiên, chúng ta không được
bỏ qua cử chỉ trước đó của
Đức Mẹ, với trái địa cầu
chiếu sáng trên tay.
Theo nhận xét của Guy-tông (J. Guitton): “Đức
Trinh Nữ vinh thắng, Người hiến dâng
và hiệp nhất toàn thể vũ trụ trong
lễ hiến dâng này, đại diện cho tâm
hồn nhà khoa học vũ trụ đã được
hiệp nhất nhờ Chúa Ki-tô Phục Sinh. Cha
Tê-la đơ Sác-đanh (Teilhard de Chardin) trong tác
phẩm tuyệt diệu “The Mass on the World” đã
diễn tả những tâm tình này theo cách riêng của
ngài. Đó cũng là những tâm tình của Đức
Trinh Nữ, Người hiến dâng trái địa
cầu bằng vàng.”
Việc tận hiến, như một sự công
nhận sứ mạng làm mẹ và nữ vương
của Đức Ma-ri-a, từ Đức Ma-ri-a
mạnh mẽ hướng về Đức Chúa
là Cha và là Thiên Chúa tối thượng.
4. Đức Trinh Nữ Thương Xót
- Thập Giá tượng trưng Chúa chịu nạn
trên Thập Giá. “Không chỉ là hình ảnh Chúa Ki-tô,
Thập Giá còn đồng nhất với lịch
sử Nhân Tính của Ngài tức là con người
của Ngài. Tự nó, Thập Giá được
coi như một biểu tượng tổng
thể nhất vì nó liên hệ đến ba biểu
tượng căn bản khác là thày dạy, hình
tròn và hình vuông. Thập Giá có chức năng tổng
hợp và đo lường.
- “Nơi Thập Giá, trời và đất nối
liền nhau... thời gian và không gian gặp nhau.
Đó là biểu trưng của người nối
kết, người trung gian, người mà tự
bản tính là sự giao hòa vĩnh viễn của
vũ trụ và sự thông hiệp giữa trời
đất, từ đỉnh cao xuống đáy
vực và từ đáy vực lên đỉnh cao.”
- Trái tim điệp lại hai lần trên mặt
sau ảnh vảy chỉ Chúa Giê-su và Đức
Ma-ri-a, phù hợp với nghệ thuật ảnh
tượng truyền thống. Trái tim có một
sức mạnh gợi cảm, nơi tập trung
những cảm tình (theo Tây Phương). Trong
truyền thống Thánh Kinh, trái tim tượng
trưng con người nội tâm, đời
sống cảm tình và là trung tâm của hữu
thể. Vì trái tim là cơ phận được
hình thành đầu tiên và chết cũng sau cùng
- theo nhận định của Ba-luy-a Ben Ác-sơ
(Balua Ben Asher) hồi thế kỷ XVIII nên yêu mến
Thiên Chúa hết trái tim có nghĩa là yêu mến Ngài
cho đến hơi thở cuối cùng.
Trái tim còn là sức kéo của lương tri kêu
gọi hãy bắt chước Chúa Ki-tô và Mẹ
Ma-ri-a trong một thời đại củà những
kiến trúc bằng sắt thép và xi măng có nguy
cơ đánh mất ý nghĩa tình huynh đệ
và tinh thần trách nhiệm, những trái tim trên
ảnh vảy Đức Mẹ Hay Làm Phép Lạ
là một liệu pháp thiết yếu giúp cho nhân
loại sống còn.
5. Vai Trò Kết Ba về Mặt Thời Gian
Giải thích biểu tượng trên ảnh vảy
Đức Mẹ Hay Làm Phép Lạ hiện vẫn
còn đó là một vấn đề, về mặt
ý nghĩa cũng như nội dung. Nhưng xét
là một biểu trưng đặc biệt (là
ảnh vảy), ảnh vảy Đức Mẹ
mang một vai trò kết ba về mặt thời
gian: gợi lại (quá khứ), giãi bày (hiện
tại), và bảo vệ (tương lai).
a) Ảnh vảy Đức Mẹ Hay Làm Phép Lạ
là một vật kỷ niệm vì nhắc lại
biến cố cứu độ. Trên kim loại
có hình ảnh Đức Mẹ hiện ra với
nữ tu Ca-ta-ri-na La-bu-rê, đó là một sự
gặp gỡ giữa thời gian với vĩnh
hằng, giữa trời với đất, một
sự can thiệp của Thiên Chúa là Chúa của
lịch sử qua sự trung gian của Đức
Ma-ri-a.
b) Ảnh vảy Đức Mẹ Hay Làm Phép Lạ
là một lời mạc khải vì nó truyền
đạt một sứ điệp. Theo cha Lô-ran-tanh
và cha Rốc (R. Laurentin, P. Roche): “Mặt trước
biểu tả ánh sáng của Ngài. Mặt sau biểu
tả phương diện tu đức và ẩn
kín của sứ điệp đó là tình yêu và
Thập Giá, những nguồn ơn cứu độ
đã được thể hiện qua cuộc
Tử Nạn của Chúa và sự hiệp thông
của Mẹ mà mọi người đều
được mời gọi thông phần.”
c) Ảnh vảy Đức Mẹ Hay Làm Phép Lạ
là một dấu chỉ tín thác vào sự bảo
bọc của Thiên Chúa. Người ta có thể
coi nó như một tấm thuẫn của các
binh sĩ được thu nhỏ. Nó hứng
khởi chúng ta hãy sống đạo đức
và tạo nên một tập thể lấy dấu
hiệu ấy làm biểu hiệu.
Người ta không thể hạ thấp giá trị
của chức năng kết ba của hiệp
thông, giãi bày và bảo vệ của ảnh vảy
Đức Mẹ Hay Làm Phép Lạ.
Về mặt biểu tượng ảnh vảy
mang ý nghĩa vô cùng phong phú. Chúng ta phải biết
cách nhìn sao cho hiểu được và chú thích
các biểu tượng ấy hoặc qua biểu
tượng học hoặc qua thái độ suy
niệm bình dân. Chúng ta có thể coi ảnh vảy
như một không gian bầu dục giới hạn
giúp tâm trí chúng ta vươn lên và hướng về
chính mình, nhưng trước hết giúp chúng ta
tiếp xúc với thế giới bên kia với
Đức Ma-ri-a và với một câu chuyện
chứa chan hy vọng.
Đơ
Phi-ô-rê
|
|