|
BIỂU
TƯỢNG THÁNH MẪU
1. Biểu Tượng Ki-tô Giáo
Biểu
tượng có thể được định
nghĩa là những sự vật tượng
trưng cho các ý niệm trừu tượng. Vì
thế các hình thức biểu tượng là một
hệ thống các hoạt động luôn liên
kết với một ý nghĩa hàm ẩn. Biểu
tượng được sử dụng đặc
biệt trong lãnh vực tôn giáo, nhất là thể
hiện qua các đền đài, tranh ảnh, tượng
điêu khắc và được gọi chung là
chủ nghĩa biểu tượng trong nghệ
thuật tôn giáo.
Hình
thức biểu tượng Ki-tô giáo phát nguyên
từ Thánh Kinh và Thánh Truyền. Cựu Ước
đã xây dựng ngôn ngữ biểu tượng
trong các thuật sự phỏng nhân thuật (anthropomorphisms)
và các cách diễn tả về giao ước,
các nghi lễ tôn giáo Do Thái (lễ Vượt Qua,
các lễ hội, các lễ vật v.v...), các địa
điểm và các dấu chỉ sự hiện
diện Thiên Chúa trên trần gian (Hòm Bia, Lều
Tạm, Đền Thờ), các đồ thờ
phượng, cùng nhiều sự vật khác.
Tân
Ước kế thừa quan điểm Cựu
Ước nhìn thực tế và lịch sử
theo những mối tương quan chặt chẽ
với Thiên Chúa. Tân Ước minh chứng Chúa
Ki-tô là Đấng làm trọn những tiên trưng
và những lời hứa của Cựu Ước.
Như thế, bữa tiệc, phép Rửa và việc
đặt tay khi qui chiếu về Chúa Ki-tô đều
mang thêm ý nghĩa mới.
Các
hình thức biểu trưng Ki-tô giáo còn được
khởi sắc thêm nhờ mối quan hệ nội
tại với cộng đồng tín hữu,
sự tiếp nối các truyền thống và
tâm thức Thánh Kinh, và ảnh hưởng của
các nền văn hóa đa dạng đối với
môi trường các ki-tô hữu đã sinh sống.
Hầu hết, các biểu tượng Ki-tô giáo
đều được trưng khởi từ
nguồn Thánh Kinh: các hình ảnh, các ký hiệu
đồ họa, các vật tượng trưng,
các hành vi, thái độ, đồ vật và dấu
chỉ phụng vụ.
Dần
dần các biểu tượng Ki-tô giáo trở
nên dồi dào và phổ biến hơn, biểu
đạt chi tiết các chân lý đức tin về
Chúa Ki-tô, về Mẹ Ngài, về các thánh cũng
như về những phương diện đức
tin khác. Biểu tượng trở thành một
công cụ đắc lực giúp truyền đạt
những chân lý tôn giáo, và theo lời thánh Âu-gu-tinh
đó là “những quyển sách cho những người
mù chữ.”
2. Đức Ma-ri-a Trong Các Hình Thức Biểu
Tượng
Các
hình thức biểu tượng Đức Ma-ri-a
nở rộ phong phú nhất trong thời Trung
Cổ, một phần được thể
hiện qua các họa phẩm. Chẳng hạn,
hình ảnh Đức Ma-ri-a giang rộng tay tượng
trưng Mẹ là Trinh Nữ Vinh Quang; hình ảnh
E-và Mới tượng trưng Đức Ma-ri-a
là Mẹ của toàn thể nhân loại, hình ảnh
Đức Ma-ri-a quì gối trước Chúa Hài
Nhi Giê-su biểu trưng Mẹ Chúa Trời đầy
tình mến; hình ảnh Đức Ma-ri-a với
bông huệ nói lên đức trinh khiết và ngôi
sao trên áo choàng gợi lên hai tước hiệu
cao sang: Mẹ là Sao Biển và Mẹ là Sao Mai.
Dưới
đây là một số trong rất nhiều biểu
tượng được Giáo Hội sử
dụng để ca tụng Đức Ma-ri-a.
*
Rượu, dầu tuôn tràn, dầu thơm (Dc
1:1-3)
* Lều Kê-da (Kedar), trướng gấm Sa-lô-môn
(Dc 1:5)
* Mặt trời, vườn nho (Dc 1:6)
* Bó cam tùng (Dc 1:12)
* Thủy tiên cánh đồng Xa-rông (Sharon), hoa huệ
trong lũng sâu (Dc 2:1)
* Bồ câu nơi kẽ đá (Dc 2:14)
* Làn hương trầm thơm bay (Dc 3:6)
* Đôi mắt bồ câu (Dc 4:1)
* Tháp ngà Đa-vít (Dc 4:4)
* Cốt mật ong mọng chảy (Dc 4:11)
* Cột cẩm thạch (Dc 5:15)
* Đội quân sắp hàng vào trận (Dc 6:3)
* Rạng đông, Mặt trăng, Mặt trời
(Dc 6:10)
* Môi miệng Đấng Tối Cao (Hc 24:3)
* Cột mây (Hc 24:4)
* Đèn không bao giờ tắt (Hc 24:6)
* Cửa Thiên Đàng, đáy lũng sâu (Hc 24:8)
* Cây trắc bá trên đỉnh Hơ-môn (Hermon)
(Hc 24:13)
* Cây Ô-liu xinh đẹp trong cánh đồng, cây
huyền bên suối nước (Hc 24:14)
* Cây quế và cây cọ thơm (Hc 24:15)
* Cây cam tùng hảo hạng (Hc 24:15)
A.
Buy-ô-nô
|
|