DÂNG CHÚA TRONG ĐỀN
THỜ
(Lc 2:22-39)
Xem:
- Tìm Được Chúa Trong Đền Thờ
- Phúc Âm Thánh Lu-ca
Hai trình thuật sau cùng của Phúc Âm Lu-ca về thời thơ ấu Chúa
Giê-su được khai triển có dụng ý một cách nhất quán về bối cảnh
thời gian và không gian. Cả hai trình thuật (Dâng Chúa trong Đền
Thờ và Tìm được Chúa trong Đền Thờ) đều đưa chúng ta đến Giê-ru-sa-lem
và cụ thể hơn là đến trung tâm của thành thánh là Đền Thờ.
Trong thần học, người ta đã chú ý nhiều đến tầm quan trọng của
Giê-ru-sa-lem trong Phúc Âm Lu-ca. Toàn bộ nửa sau của Phúc Âm
này tập chú vào viễn tượng cuộc Thương Khó diễn ra tại Giê-ru-sa-lem:
“Khi thời giờ đã mãn, đến lúc Ngài sẽ được đưa ra khỏi thế gian
này, Ngài đã quyết định đi Giê-ru-sa-lem’’ (Lc 9:51). Giê-ru-sa-lem
cũng là nơi thánh Lu-ca trình bày các cuộc hiện ra của Chúa sau
khi phục sinh; và ở đó sẽ là nơi khởi sự công cuộc rao giảng ơn
cứu độ “cho đến tận thế cùng trái đất’’ (TĐCV 1:8; x. Lc 24:47).
Đối với thánh Lu-ca, viễn tượng kép đôi này thực sự hiện hữu khi
Chúa Giê-su lần đầu tiên đến Giê-ru-sa-lem để được Cha Mẹ “dâng
cho Thiên Chúa” (Lc 2:22). Trong dịp đó, tiên tri Si-mê-on đã
tiếp nhận Ngài như Đấng Cứu Độ và là Ánh Sáng của muôn dân, đồng
thời hướng đến bi kịch và cuộc Thương Khó cứu độ.
1. “Như Được Viết Trong Lề Luật Chúa...”
Mặc
dầu thánh Lu-ca hình như lẫn lộn về những qui định của luật Môi-sen
về mẹ và con (“tẩy uế cho họ”), nhưng việc ngài cứ lặp lại cụm
từ “luật Chúa” không thể không có dụng ý. Thánh Lu-ca giới thiệu
và kết thúc trình thuật này trong sự qui chiếu về “luật” một cách
rõ ràng (Lc 2: 22,39). Và qui chiếu ấy cũng được dùng như điệp
khúc cho lời giới thiệu (2:22,23,24): “Khi đã đến ngày phải làm
lễ tẩy uế cho các Đấng theo luật Môi-sen.” (Hãy để ý đến sự tương
hợp khít khao với câu kết: “Khi hai ông bà đã chu toàn mọi qui
định theo luật Chúa” Lc 2:39).
Việc chú trọng đến “luật” ở đây càng nổi bật hơn nữa vì luật không
thuộc phạm vi nghề nghiệp của thánh nhân. Chắc chắn ngài muốn
nhấn mạnh đến tinh thần tín trung đạo giáo sâu xa của Cha Mẹ Chúa
Giê-su, nhưng hơn nữa đến quan hệ sở thuộc và dâng hiến Chúa Giê-su
cho Thiên Chúa vì Người là Trưởng Tử ưu việt. Luật Chúa liên quan
đến con trai đầu lòng (“Hãy hiến thánh cho Ta mọi con trai đầu
lòng nơi con cái Ít-ra-en... nó thuộc về Ta” - Xh 13:2) cao hơn
luật thanh tẩy. Luật thanh tẩy chỉ nhắc nhở về điều Thiên Chúa
đã thực hiện cho dân Ít-ra-en “con Ngài.” “Ta đã gọi con Ta ra
khỏi Ai Cập” (Xh 11:1).
Khi Đức Ma-ri-a và Thánh Giu-se “dâng Chúa Giê-su cho Thiên Chúa,”
các Ngài xác nhận quan hệ sở thuộc kép nơi Chúa Giê-su: thuộc
về dân tộc được kén chọn và thánh hiến (x. Đnl 7:6), và thuộc
về Đấng mà Ngài là Con yêu dấu ưu tuyển (Lc 9:35), là Trưởng Tử
ưu việt. Những qui chiếu về luật Chúa đầy dẫy trong trình thuật
Dâng Chúa trong Đền Thờ không liên can đến vấn đề nghi lễ. Những
qui chiếu ấy đúng hơn là trình bày hai chiều kích cơ bản của mầu
nhiệm Chúa Giê-su: Nhập Thể (Ngài là con thật của Ít-ra-en) và
siêu việt tính (Ngài là Trưởng Tử được thánh hiến cho Thiên Chúa
một cách đặc biệt và tuyệt đối).
2. Thánh Thần Mặc Khải Chúa Giê-su
Chúa Thánh Thần hiện diện mọi chỗ trong Phúc Âm thánh Lu-ca đóng
một vai trò vô cùng quan trọng trong việc mặc khải Chúa Giê-su:
“Thánh Thần ở với ông Si-mê-on” (2:25); “Ông được Thánh Thần thúc
đẩy và vào Đền Thờ” (2:27). Sự đổ tràn Thần Khí như thế là dấu
chỉ tiên báo ngày khởi đầu kỷ nguyên Đấng Mê-si-a (Ge 3:1-5).
Niềm trông đợi Đấng Mê-si-a mà các tiên tri rao giảng giống như
niềm hy vọng của ông Si-mê-on hướng về ngày “Đấng Được Xức Dầu”
sẽ đến. Chính Chúa Thánh Thần, Đấng đã ban linh hứng cho các tiên
tri cũng soi sáng cho cụ Si-mê-on nhận ra Chúa Giê-su là Đấng
Được Xức Dầu, là Đấng Mê-si-a mà các tiên tri đợi trông và tiên
báo: niềm hy vọng của họ nay đã thành sự thật. Với sự can thiệp
của cụ Si-mê-on, từ đây sự chú ý được hướng về sứ mệnh của Chúa
Giê-su và cách thế mà Ngài sẽ đem đến “niềm an ủi cho Ít-ra-en”
và “ơn cứu độ cho muôn dân.”
3. Sứ Mệnh của Chúa Giê-su: Từ Niềm An Ủi cho Ít-ra-en đến Ơn
Cúu Độ cho Muôn Dân
Trình thuật Dâng Chúa trong Đền Thờ gợi lại địa vị ưu tuyển và
ơn gọi căn bản của Ít-ra-en, nhưng còn đánh dấu bước chuyển tiếp
quyết định từ tầm nhìn ơn cứu độ có tính quốc gia đến tầm nhìn
ơn cứu độ có tính phổ quát. Công trình cứu độ Chúa Giê-su thực
hiện bao hàm Cựu Ước và hy vọng của tất cả những ai như cụ Si-mê-on
đang trông đợi “ơn an ủi cho Ít-ra-en” (x. Is 40), hoặc như bà
tiên tri An-na, “ơn giải thoát cho Giê-ru-sa-lem.”
Hơn nữa, sự kiện Chúa Giê-su đến còn liên quan tới mọi dân tộc
và đánh dấu việc khởi đầu một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của nước
vô biên giới của Đấng Mê-si-a. “Giờ đây... mắt tôi đã nhìn thấy
ơn cứu độ của Chúa, dọn sẵn trước mặt muôn dân, ánh sáng mặc khải
cho muôn dân...” (2:29-32). Chúa Giê-su mang trọn sứ mạng của
Người Tôi Tớ (Is 42:6; 49:6). Ngài nhắc lại cho Ít-ra-en lý do
họ được tuyển chọn và coi đó như một hệ quả trong công trình tác
tạo của giao ước mới, một giao ước hoàn chỉnh và phổ quát, tức
là giao ước tiên tri I-sa-i-a đã loan báo: “Chính Ta là Gia-vê
đã kêu gọi Ngươi... và đặt Ngươi làm giao ước của dân, làm ánh
sáng cho các nước...” (Is 42:6).
4. “Nữ Tử Si-on” và Bi Kịch Đấng Mê-si-a
“Trước những lời của cụ Si-mê-on, Đức Ma-ri-a và Thánh Giu-se
đã tỏ ra “kinh ngạc” giống như trường hợp các Ngài gặp các mặc
khải về dấu chỉì quyền năng Thiên Chúa (x. Lc 1:21,63; 2:18).
Sự kinh ngạc của các Ngài thực ra rất dễ hiểu trong trường hợp
này, nếu xét đến tầm mức quan trọng và chiều kích khác thường
của sứ mệnh Chúa Giê-su mà cụ Si-mê-on đã tiên báo. Đó còn là
một thái độ vâng phục đức tin trước định mệnh đầy mầu nhiệm của
Người Con các Ngài.
Nhưng Cha Mẹ Chúa Giê-su vẫn chưa hết kinh ngạc. Lời tiên tri
thứ hai cụ Si-mê-on đã nói trực tiếp với Đức Ma-ri-a về sự cộng
tác cá biệt của Mẹ đối với sứ mạng của Chúa Giê-su và xác quyết
bi kịch của Đấng Mê-si-a sẽ diễn ra ngay giữa lòng dân tộc Ít-ra-en,
chung quanh cá nhân Mẹ và về sứ mệnh của Chúa Giê-su: “Con trẻ
này được tiền định nên cớ cho nhiều người trong Ít-ra-en vấp ngã
và chỗi dậy, và nên dấu chỉ sẽ bị người ta chống đối...” (Lc 2:34).
Ơn cứu độ Chúa Giê-su thực hiện mang tính phổ quát nhưng không
tạo được sự nhất tâm thuận phục: “Một dấu chỉ bị chống đối,” gây
nên một cuộc đảo lộn trong Ít-ra-en. Đó là nghịch lý lạ lùng cho
dân tộc được tuyển chọn khi chính Đấng họ hằng trông đợi và sẽ
cứu độ họ ngự đến. Nhưng đồng thời, ơn cứu độ Ngài mang đến sẽ
là dấu chỉ tột mức nói lên Thiên Chúa luôn nhẫn nại và tôn trọng
ý chí tự do của nhân loại.
Lời tiên tri kép của cụ Si-mê-on hướng về toàn bộ bi kịch của
Đấng Mê-si-a và hướng về Đức Ma-ri-a, hiện thân của Nữ Tử Si-on.
Thực sự hình ảnh “lưỡi gươm” và “sự chia rẽ các tâm hồn” ám chỉ
toàn bộ lịch sử Ít-ra-en với những nổi loạn và hiệp nhất, những
chống đối và tuân hợp, những chối từ và sám hối. Sứ mệnh của Chúa
Giê-su không vượt khỏi những mâu thuẫn này, thậm chí còn tạo ra
những chia cắt sâu xa hơn nữa và lên đến tột điểm trong cuộc Tử
Nạn.
Trong tiến trình của bi kịch này, xuất hiện một nhân vật nổi bật
đặc biệt, đó là Đức Ma-ri-a, Nữ Tử Ít-ra-en: “Và Bà, một mũi gươm
sẽ đâm thấu tâm hồn Bà để tâm tư của nhiều tâm hồn bộc lộ ra”
(Lc 2:35). Đức Ma-ri-a mang trong mình, qua một cảm tính tương
hợp với đức tin của Mẹ, những đau khổ do tấn bi kịch diễn ra giữa
lòng dân tộc của Mẹ.
Theo Pi-e Bơ-noa (Pierre Benoit, O.P.): “Với con người rung cảm
và trái tim bằng thịt của mình, Đức Ma-ri-a cưu mang bi kịch của
dân tộc Mẹ. Mẹ thực sự cưu mang nó đến nỗi Mẹ cảm nhận được sâu
xa hơn bất cứ ai tất cả những hậu quả từ bi kịch ấy, không chỉ
những niềm vui khi được đón nhận mà còn cả những nỗi đau xé của
chối từ.”
Với
một tước hiệu ngoại thường, Đức Ma-ri-a được tháp nhập vào mặc
khải vừa được tiên báo về Chúa Giê-su. Với đức tin, lòng trung
tín và đau khổ, Mẹ được liên kết với “dấu chỉ” làm hiện thực bước
chuyển tiếp từ dân tộc Ít-ra-en cổ xưa đến dân tộc Ít-ra-en mới:
đó là cuộc thương khó của Con Mẹ.
J.P. Pơ-rê-vô
|