|
KINH NHẬT TỤNG KÍNH ĐỨC MA-RI-A
Xem:
- Phụng Vụ
Kinh
tiểu Nhật Tụng kính Đức Trinh Nữ Ma-ri-a là kinh đọc thường ngày
vào giờ nhất định đã có từ thế kỷ IX hay X. Kinh Nhật Tụng này
có cấu trúc như kinh Thần Vụ (ngày nay thường gọi là Phụng Vụ
Các Giờ Kinh) gồm có bảy giờ kinh. Kinh tiểu Nhật Tụng là phần
tóm lược của phần kinh lễ chung về Đức Trinh Nữ Ma-ri-a. Trong
sách kinh Thần Vụ, và có lẽ chính là phần kinh lễ ngoại lịch Đức
Mẹ ngày thứ bảy do tu sĩ An-qui-anh (Alcuin) soạn thảo. Sau khi
được thánh Phê-rô Đa-mi-a-nô (1072) sửa chữa và truyền bá, kinh
tiểu Nhật Tụng lần lượt được các tu sĩ dòng Xi-tô, dòng Ca-ma-đu-lên-si-an
(Camaldulensians), và các giáo sĩ triều sử dụng. Năm 1568, Đức
Pi-ô V bãi bỏ trách vụ buộc thành tội đối với kinh này. Vì hình
thức thay đổi tùy địa phương, nên đến năm 1585, ngài lại ấn định
một tiêu chuẩn thống nhất.
Kinh
tiểu Nhật Tụng Đức Mẹ được in trong sách Phụng Vụ Các Giờ Kinh
tôn kính Đức Ma-ri-a và được nhiều giáo hữu sử dụng. Nhiều dòng
nữ buộc các tu sĩ phải đọc, sau đó trở thành sách kinh của các
dòng Ba. Năm 1952, kinh này đã được sửa chữa chút ít cho phù hợp
với các mùa phụng vụ và các ngày trong tuần, có thêm các thánh
vịnh, thánh ca, thánh thi, điệp ca, các bài đọc, tiền xướng lời
nguyện theo sáu thời kỳ của năm phụng vụ. Tổng cộng có hai mươi
tám (28) lễ Đức Mẹ có tiền xướng riêng với thánh ca tin mừng Beneditus
và Magnificat. Công Đồng Va-ti-ca-nô II đã nhận kinh tiểu Nhật
Tụng này là kinh nguyện công của Giáo Hội (hiến chế Phụng Vụ Thánh,
98).
Theo
ấn bản sách Phụng Vụ Giờ Kinh mới được sửa chữa năm 1971 gồm bốn
quyển, Giáo Hội khuyến khích những ai không buộc đọc kinh Thần
Vụ đầy đủ nên đọc ít nhất một hoặc hai giờ kinh, chẳng hạn kinh
Sáng hay kinh Chiều. Thế là sách kinh Thần Vụ tóm tắt gồm chỉ
một quyển đã ra đời bằng nhiều ngôn ngữ và được các cộng đoàn
không buộc giữ trọn các giờ kinh nhanh chóng đón nhận. Kết quả
lúc đầu, kinh tiểu Nhật Tụng Đức Trinh Nữ Ma-ri-a không được phổ
biến như trước. Tuy nhiên, thời gian gần đây đã có những nỗ lực
sửa chữa nhằm phục hồi sức phổ biến của kinh Nhật Tụng này.
Những
sửa chữa quan trọng như thêm số các thánh vịnh, thánh thi, các
bài đọc Kinh Thánh và giáo phụ với phần xướng đáp phù hợp theo
kinh Thần Vụ chính thức của Giáo Hội và nhu cầu hiện tại của các
tín hữu, những người phải bận bịu với những sinh hoạt hằng ngày.
Giống
như Phụng Vụ Các Giờ Kinh, kinh tiểu Nhật Tụng cũng nhằm mục đích
thánh hóa các thời điểm chính yếu trong một ngày. Như thế gồm
có kinh Sáng, kinh Chiều, kinh Trưa (vào 9 giờ sáng, 12 giờ trưa
và 3 giờ chiều) và kinh Tối trước khi đi ngủ. Mỗi giờ gồm một
thánh thi, một vài thánh vịnh một hoặc hai bài đọc, xướng đáp
và một kinh kết thúc. Còn một giờ nữa giống các giờ ngày xưa nay
có tên là giờ kinh Sách, giờ Đêm được chuyển thành thời giờ suy
niệm.
Các
yếu tố của kinh tiểu Nhật Tụng cùng giống như Phụng Vụ Các Giờ
Kinh: các bài đọc Kinh Thánh ít nhiều qui hướng về mầu nhiệm Đức
Ma-ri-a, với các thánh vịnh có tiền xướng phù hợp, điệp ca, xướng
đáp, và lời nguyện theo các đề tài Đức Ma-ri-a. Điểm độc đáo ở
đây là đề cao Đức Ma-ri-a, Đấng không hề xuất hiện độc lập. Mẹ
luôn luôn được phác họa là thành phần trong lịch sử cứu độ: là
kết quả viên mãn của quyền năng Thiên Chúa, là Mẹ Thiên Chúa hoặc
là hình ảnh của Giáo Hội.
Như
thế, kinh tiểu Nhật Tụng là một phương thế sống bằng việc ca tụng
và suy niệm vào những thời điểm chính yếu trong một ngày với Đức
Ma-ri-a, Đấng đã cùng sống bên Con Mẹ trong tình yêu thiết tha,
trong ca ngợi hân hoan và trong niềm tin sâu xa.
A.
Buy-ô-nô
|
|