dongcong.net
 
   
 
 
 
 

 

 
Mẫu Bánh Vụn
 
     
<<<    

132. Thinh lặng

Có một người đã kể về Môsê như sau: Trước khi được sai đi lãnh đạo cuộc giải phóng dân Do Thái khỏi ách nô lệ Ai Cập, Môsê đã đến thọ giáo với một vị thầy nổi tiếng tại vùng núi Madian.

Qui luật tối thượng mà vị thầy này buộc Môsê phải giữ trong suốt thời gian thụ huấn là tuyệt đối giữ thinh lặng.

Ngày ngày thầy trò cùng nhau ngao du sơn thủy. Đứng trước núi non hùng vĩ và bao vẻ đẹp của thiên nhiên, Môsê cảm thấy không gì dễ và thích thú cho bằng được ở thinh lặng.

Thế nhưng một hôm hai thầy trò đang đi dọc theo bờ biển. Môsê thấy một bé trai đang chơi trong nước, và người mẹ kêu la cầu cứu inh ỏi. Môsê không thể giữ mình thinh lặng được trước một cảnh tượng như thế, ông cất tiếng hỏi thầy: Thưa thầy, thầy không làm gì để cứu đứa bé sao?

Nhưng vị thầy làm dấu bảo thinh lặng rồi tiếp tục đi.

Môsê bước theo thầy mà lòng không yên chút nào. Ông cứ nghĩ tại sao thầy mình nhẫn tâm như thế? Đi được một đoạn Môsê bỗng dừng lại giơ tay ra biển và nói với thầy:

Thầy nhìn kià, cả một chiếc thuyền chở đầy người đang đắm kià!

Lại một lần nữa Môse được thầy ra lệnh giữ thinh lặng và tiếp tục đi, như thế họ không cần phải quan tâm đến những gì đang xảy ra trước mắt.

Tâm hồn nhạy cảm của Môsê càng bối rối thêm nữa, ông đưa chuyện ấy thưa vơí Chúa và muốn biết tại sao thầy mình lại cư xử như vậy? Chúa đã biện minh cho cử chỉ của thầy như sau:

-Thầy của con hoàn toàn có lý. Đứa bé chơi với bên bở biển chỉ là một dàn cảnh để khai mào cuộc chiến tranh khốc liệt giữa hai dân tộc. Còn chiếc thuyền đang đắm ngoài khơi là thuyền của một bọn cướp đang chuẩn bị tấn công một ngôi làng ven biển.

Thầy của con đã có lý, để giữ con đứng bên ngoài những hành động tột ác ấy.

133. Những đồng bạc lẻ

Một người Đức giàu có nọ đến nghỉ mát tại một ngôi làng nhỏ bên bờ biển. Dân chúng đa số các ngư dân nghèo nàn chất phác. Chiều đến người khác lạ đi vào các hàng quán để đổi tiền hầu mua thức ăn và chi trả các thứ cần thiết. Ông vào một quán ăn nhỏ nhờ người chủ quán đổi cho ông một tờ giấy bạc 1000 Đức Mã. Đây là lần đầu tiên người chủ quán nhìn thấy tờ bạc to như thế. Ông lắc đầu và nói vơí ông khách lạ:

Với tờ giấy bạc này, ông sẽ không mua được bất cứ thứ gì ở đây đâu. Chúng tôi chỉ trao đổi vơí nhau bằng những đồng bạc nhỏ thôi.

Nhiều dân làng bu lại để xem tờ giấy bạc 1000 Đức Mã. Họ cười, nói với nhau, làm gì có giấy bạc 1000 Đức Mã. Những người đứng đường cũng đồng tình. Họ nói rằng, tờ bạc lớn nhất mà họ đã thấy vài ba lần trong đời là tờ 100 Đức Mã. Thế là dân chúng bắt đâu nghi ngờ người khác lạ. Đêm hôm đó, từ cửa sổ quán trọ, ông nghe tiêng bàn tán: "Hắn ta phải là tên bịp bợm. Trước hết phải tìm cách tống hắng ra khỏi làng."

Sáng hôm sau, trước khi mặt trời lên, ngươì đàn ông giàu có đã vội vã đi khỏi phòng trọ. Ông đi đến một đô thị nhỏ cách đó gần một ngày đàng và đổi tờ giấy bạc 1000 Đức Mã ra những đồng bạc nhỏ. Với tin rằng ông thực sự có tiền và họ đã tiếp đón ông tử tế. 

134. Lòng tham vô bờ

Một người theo Anh giáo cắm trên miếng đất của ông tấm biển cógiòng chữ như sau:
"Miếng đát này thuộc về ai bằng lòng vơí những gì mình đang có".
Một điền chủ nọ ngày kia đi ngang qua miếng đất trên. Sau khi đọc tấm biển, ông tự nhủ: Hiện nay mình  giàu có sung túc, không thiếu gì và mình thấy bằng lòng; hạnh phúc với cuộc sống hiện nay, vậy mình có quyền đến nhận miếng đất này.
Nghĩ là làm. Ông đi gặp ông chủ miếng đất và nói lên quyết định của ông. Người chủ hỏi:
  -
Ông thật sự bằng lòng vơí những gì mình đang có ư?
Người điền chủ trả lời:
  -
Đúng tôi rất bằng lòng.
Người chủ bèn hỏi:
  -
Thế thì tại sao ông còn muốn miếng đất này để làm gì. 

135. Tự mình tạo ra phép lạ

Một trong những cuốn phim của Pháp có doanh thu cao trong năm vừa qua là phim "Người mang mặt nạ vàng". Phim được dàn dựng theo một câu chuyện có thật tại Mehecô xẩy ra cách đây vài năm.

Tại đây thường xảy ra những cuộc đấu võ rất ác liệt. Đó là một loại võ tự do, nên các võ sĩ có thể phục sức tuỳ sở thích và có thể đeo cả mặt nạ trong khi đấu võ.

Một linh mục ở nước này tên là Gaêtanô đang lãnh đạo một nhóm các bạn trẻ làm công tác xã hội chuyên lo giúp các trẻ em nghèo.

Để có thể thêm tiền cho mục đích trên, Cha Gaêtanô liền nghĩ đến chuyện ghi danh tham dự các trận đấu.

Với một thân hình to lớn, thông đạo võ nghệ và đầy lòng dũng cảm, mỗi khi lên võ đài, cha Gaêtanô mang một chiếc mặt nạ vàng để che dấu tung tích của mình. Ngài thường đấu với những địch thủ hung hãn nhất. Tất cả tiền thưởng hoặc thù lao nhận được, cha đều dành cho qũi cứu trợ của trẻ em nghèo.

Từ đó, chiếc mặt nạ vàng đã trở thành biểu tượng cho tấm lòng vàng của cha Gaêtanô.

Jean Rênô người đóng vai linh mục Gaêtanô trong cuốn phim nói trên, đã phải đọc Kinh Thánh và tạo cho mình những tâm tư của một linh mục để có thể diễn xuất cách nhuần nhuyễn. Anh đã thổ lộ:

"Đọc Kinh Thánh cho tôi gặp gỡ được Thiên Chúa, và nói vơí Ngài những điều mà trước đây tôi chưa từng nói với ai".

Lần kia, cậu con trai của Renô hỏi anh:
  -
Bố ơi, bố có thể tạo nên phép lạ không?

Anh trả lời:
  -
Phép lạ chính là những gì con phải tự mình tạo nên. 

136. Hạnh phúc của các bạo chúa

Aritis lấy bạo động mà chiếm được tỉnh Argos là quê hương bản quán của ông. Ông là đồng minh của các vị chúa oai hùng. Vì an ninh của mình, ông nuôi quân rất nhiều và phàm kẻ nào ở trong tỉnh mà chống đối, ông giết sạch không tha một mông.

Tuy vậy, ông cũng lo sợ. Ông làm cho người khác sợ mình bao nhiêu thì chính ông lại lo sợ bấy nhiêu. Ông không dám để cho các quân thần hầu được bước vào trong dinh ông, ông bắt mọi người phải ở hết bên ngoài.

Tối tối, sau khi dùng cơm chiều xong, ông lại đuổi hết kẻ hầu ra ngoài. Ông đi khắp lượt trong cung để biết chắc không còn một người nào. Chính ông đích thân đi đóng các cửa ngõ. Đoạn, ông kêu một cung tần lại, cùng người cung tần đi vào trong hần kín, bắc thang đi lên một tầng lầu thật cao để ngủ. Mẹ người cung tần phải đứng chờ, cất thang đi, đem dấu vào một phòng kín khác rồi khoá các cửa phòng đó lại. Sáng hôm sau, đích thân bà già âý phải đến mở khoá lấy thang bắc lên để cho tên bạo chúa xuống.

Vào buồng ngủ rồi, tên bạo chúa kéo giường chăn cửa ra vào. xem xét cẩn thạn lần nữa, thực chắc chắn đâu đó rồi mới leo lên ngủ. . .Thử hỏi giấc ngủ của một người như thế, một người mà tận lúc trèo lên giường để nghỉ ngơi vẫn còn thắc mắc, lo âu nghi kị như một con vật bị người ta rình mò. Giấc ngủ đó sẽ ra sao? Ấy vậy mà người ta gọi ấy là quyền thế tối cao, là hạnh phúc. Chẳng biết cái quyền trị dân có thú vị những gì mà người ta khổ tâm, khổ trí mua lấy được?

Câu chuyện Cain giết em rồi chạy trốn, mà bị lương tâm deo đuổi mãi còn đó, để chứng tỏ rằng lầm điều ác thì dù có chạy đến sơn cùng thủy tận tâm hồn cũng chẳng được yên.

Chỉ những người sống hợp với lẽ trời, đạo người, chỉ những người làm đầy đủ nhiệm vụ của con người mới có thể tìm thấy sự yên ổn ở trong lòng mà thôi. 

137. Lòng hiếu thảo của con gái người nữ tù

Một bà quý phái La mã kia bị kết án tử hình và bị giam trong ngục tối chờ ngày chịu tội.

Tên gác ngục có nhiệm phải treo cổ bà lên, thương tình không nở ra tay và có ý để bà nhịn ăn rồi cứ thế mà  rạc dần dần đi cho đến khi chết thì thôi.

Hằng ngày, tên lính cho phép con gái của bà ấy vào thăm nhưng cấm không cho mang thức ăn vào, khám xét nghiêm ngặt lắm.

Nhiều ngày qua đi, vậy mà nữ tù vẫn sống. Người gác lấy làm lạ, tự hỏi không biết người nữ tù làm thế nào mà sống dai dẳng như thế được. Y để ý rình mò và biết được tất cả sự thật, cô con gái ngươì nữ tù đã nuôi mẹ bằng cách đưa vú cho mẹ bú.

Cảm động vô cùng, người lính bèn đưa chuyện cho những người hữu trách và chẳng mấy lúc đến tai toà án. Các quan toà cảm động vì sự hiếu thảo của cô con gái đã tha bổng cho bà qúi phái La mã nọ.

Còn cảnh tượng nào cảm động bằng thấy con gái cho mẹ bú và vì thế mà người mẹ được tha. May mà đạo làm người lại lấy tình thương yêu làm đầu, chứ không thì nhiều người cho việc này là phản thiên nhiên. 

138. Phép phù thủy của tên nô lệ

Một tên nô lệ kia cày cấy một thửa ruộng nhỏ và thu hoạch được rất nhiều hoa lợi. Nhưng người chung quanh cày thửa ruộng lớn hơn mà không thu hoạch được nhiều bằng anh, thấy thế sinh lòng đố kỳ. Họ vu cho anh đã dùng phép phù thuỷ để cướp hoa lợi của những thừa ruộng chung quanh.

Anh nô lệ bị ra tòa. Toà bắt anh phải kể tội ác cuả anh ra. Sợ quá anh nô lệ bèn kéo cả nhà ra toà. Cả nhà anh ta khóc lóc, ăn mặc cẩn thận, diêm dúa. Anh ta lai đem theo cả những con bò béo tốt với các nông cụ như lưỡi cày sắc bén. Nhưng cái liềm bỗng lộn, những cái bừa chắc chắn. Anh ta ra trước toà. Chỉ vaò vợ con và các nông cụ của anh và bảo:

“Hỡi ngưòi La mả, đây là phép phù thuỷ của ta đây! Mùa màng ta tốt là do những thứ này. Ấy là chưa kể ta không mang theo được những đêm thức khua, những ngày dậy sớm. Những năm tháng một nắng hai sương, những buổi làm việc cần cù và đôỉ bát mồ hôi lâý bát cơm.

Toà tha cho tên nô lệ. Muà màng tốt do người ta chịu khó làm việc vất vả. Vì thế người La mã cổ vẫn thường hay nói “Con mắt của người chủ làm cho ruộng phì nhiêu”

139. Con Vua Crésus Lại Nói Được 

Crésus vua xứ Lydie có một người con trai câm.  Hoàng tử đã lớn rồi mà vẫn không nói được một tiếng nào, mặc dù đã chữa chạy đủ mọi mặt.  Ai cũng cho là hoàng tử sẽ câm suốt đời.  

Đến khi tỉnh Sac bị dân Ba tư chiếm được, vị hoàng tử đó đứng kề nhà vua, lúc quân xâm lưng tiến vào thành.  Bỗng đau có một tên lính không biết mặt vua, tuốt gươm ra định chém ngài.  Hoàng tử thấy cha bị lâm nguy, hết sức cố gắng để bảo tên lính kia chớ nên làm như vậy.  Và hoàng tử bật ra được câu nói:  "Hỡi tên lính, chớ có hạ sát vua Crésus!". 

Tên lính tra gươm vào vỏ rồi bỏ đi. 

Hoàng tử đã nói được chỉ vì muốn cứu cha khỏi chết.  Từ đó, hoàng tử cũng nói bình thường như người ta. 

Truyện này không có chỉ là hoang đường.  Khoa học bây giờ vẫn đem lại cho chúng ta những ví dụ người câm bật nói lên được, người mù vì tin tưởng vào một sức mạnh huyền bí nào đó đã xem thấy được.

Đức tin và lòng hi vọng là hai liều thuốc nhiều khi chữa khỏi được những chứng bịnh nan y.  Chỉ những kẻ không hi vọng, không tin tưởng mới thất bại ở đời. 

140. Chuyện Hai Con Ngựa 

Quân lính của Sertorius háo chiến quá mất rồi, một hôm nhất định xin ra trận.  Sertorius biết rằng không thể ngăn chận họ được nữa, bèn cho dắt hai con ngựa đến trước mặt họ.  Một con khỏe mạnh, mập mạp, một con ốm o gầy còm. 

Rồi ngài ra lệnh một thanh niên cường tráng phải rút một cái mà tụt đuôi con ngựa ốm, còn ông già khác thì nhổ từng cái lông đuôi của con ngựa khỏe. 

Chàng thanh niên cố rút thế nào cũng không nhổ được cái đuôi con ngựa ốm, ai trông thấy cũng tức cười.  Nhưng ông già nọ thì tuy tay chân run rẩy mà cứ nhổ từng cái lông một, cuối cùng cũng thành công. 

Thấy quân lính ngơ ngác không hiểu ra sao, tướng Sertorius nói: 
 
-Quân địch của ta y như cái đuôi ngựa, nếu ta đánh nó từ từ, từng khoảng một, ta có cơ thắng nó, nhưng nếu ta đánh một lúc, chẳng đi đến đâu cả.

141. Quân Ăn Trộm Ngựa 

Tần Mục Công đi săn ở núi Lương Sơn.  Đang đêm, bị quân gian vào lấy cắp một con ngựa, Tần Mục Công sai người đi tìm, tìm đến chân Kỳ Sơn, thấy có một bọn hơn trăm người đang tụ tập nhau ăn thịt ngựa, bèn quay về xin Mục Công đem người đến vây bắt cả bọn. 

Tần Mục Công nói: 
 
-Không nên, ngựa đã chết rồi, nay ta đem quân đến giết người nữa, dân sẽ bảo ta quí ngựa hơn người. 

Nói xong, truyền đem mấy hũ rượu ngon đến cho bọn trộm ngựa mà bảo rằng:  "Chúa công chúng tôi thấy các người ăn thịt ngựa mà không có rượu sợ kém ngon, nên cho chúng tôi mang rượu đến cho các người dùng." 

Bọn trộm ngựa thấy vậy bảo nhau: 
 
-Biết chúng ta ăn trộm ngựa, chúa công đã không trừng phạt mà còn đem rượu cho nữa, bao giờ chúng ta đền được ơn này? 

Ít lâu sau, Tần Mục Công đem quân đi đánh nước Tấn, Bị quân Tấn vây khốn.  Bỗng có một bọn dũng sĩ hơn 300 người đến giải vây.  Hỏi ra mới biết đó là bọn trộm ngựa năm xưa.

 
<tiểu mục <trang nhà

 

 
     

Chi Dòng Đồng Công Hoa Kỳ
1900 Grand Ave - Carthage, MO 64836
Phone: ( 417) 358-7787 Fax: (417) 358-9508
cmc@dongcong.net (văn phòng CD) - web@dongcong.net (webmaster)